Cá rô phi đạt 2 kg thì mất bao lâu

Ông Vân từng có nhiều năm nuôi cá tra, cá kèo, cá lóc, tôm thẻ. Tuy nhiên, sau thời gian dài nhận thấy việc nuôi các loài thủy sản này thường gặp rủi ro, giá cả lên xuống thất thường... nên ông quyết định chuyển sang nuôi cá rô phi.

Đầu năm 2019, sau khi vừa thu hoạch xong vụ tôm, ông Vân nhanh chóng tiến hành cải tạo ao để thả nuôi cá rô phi đơn tính (loại cá đực). Đến tháng 8.2019, ông ký hợp đồng liên kết với Công ty Thăng Long (Tiền Giang) nuôi cá. Theo đó, phía công ty cung ứng thức ăn, con giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Còn ông đảm bảo nuôi quy mô 10 ao, mỗi ao rộng tương đương 4.000 m2 mặt nước. Ngay đợt đầu thắng lớn, ông thu hoạch 235 tấn cá thương phẩm, bán hết cho Công ty Thăng Long, lãi 1,5 tỉ đồng.

Ông Vân cho biết cá rô phi khó nuôi hơn các loài cá khác. Song, với kinh nghiệm hơn 10 năm nuôi trồng thủy sản, thành công và thất bại có đủ, cộng thêm tinh thần tích cực học hỏi qua sách vở, báo chí nên ông tự tin và nhanh chóng thành công ngay từ đợt nuôi đầu tiên.

Cá rô phi đạt 2 kg thì mất bao lâu

Ông Vân bên một lưới cá vừa thu hoạch

Bí quyết thành công của ông là ao nuôi phải rộng, thoáng, môi trường nước sạch và được diệt khuẩn trước khi thả cá. Về quá trình nuôi, ông chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn ương con giống, ông thả với mật độ 100 con/m2 trong ao riêng. Sau 30 - 40 ngày, ông tuyển cá cùng kích cỡ đưa sang ao nuôi thương phẩm với mật độ 10 - 15 con/m2.

Theo kinh nghiệm của ông Vân, nước dẫn vào ao phải qua túi lọc có độ mặn từ 3 - 5 %o (Long Phú là vùng nước mặn vào mùa nắng). Ngoài ra, trong mỗi ao, ông đều bố trí 4 giàn quạt để đảm bảo đủ lượng ô xy cho cá. Nhờ đó cá mau lớn, khỏe mạnh và lớn đồng đều. “Cá rô phi có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, trừ lúc cá còn nhỏ, dưới 200 gr/con có thể bị bệnh ký sinh hoặc xuất huyết. Giai đoạn này cần theo dõi để kịp thời xử lý nguồn nước. Thức ăn cho cá cũng là một yếu tố quan trọng quyết định cho sự thành công. Vì vậy, tôi luôn chọn thức ăn có chất lượng, sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”, ông Vân nói.

Cá rô phi đạt 2 kg thì mất bao lâu

Ông Vân (phải) phấn khởi chia sẻ về một vụ cá thắng lợi

ẢNH: THIÊN LỘC

Thắng lợi đợt nuôi đầu tiên giúp ông Vân thêm tự tin, phấn khích. Từ đó, ông mạnh dạn đầu tư cải tạo toàn bộ ao tôm trước đây để chuyển sang nuôi cá rô phi. Với 10 ao cá, ông ước tính sản lượng đến giờ này khoảng 400 tấn (trọng lượng trung bình 700 gr/con). Hiện ông đã thu hoạch đợt 1 được 90 tấn, bán với giá 33.000 đồng/kg. Số còn lại đang thu hoạch tiếp. Theo tính toán của ông, nếu bán theo giá sàn 26.500 đồng/kg, sau khi trừ hết các khoản chi phí, ông còn lời 8.000 đồng/kg cá. Như vậy, tổng tiền lời năm 2020 sẽ đạt trên 3 tỉ đồng, một con số thật ấn tượng.

“Nếu so với con tôm thẻ hoặc tôm sú thì nuôi cá rô phi lời cao hơn. Người nuôi lại yên tâm, không sợ dịch bệnh, không sợ mất giá”, ông Vân khẳng định và cho biết thêm điều đáng mừng là cá thu hoạch xong có công ty bao tiêu. Hiện có 3 công ty sẵn sàng thu mua cá của ông để xuất khẩu nên không phải lo đầu ra.

Ngoài nuôi cá, ông Vân còn tự sản xuất chế phẩm vi sinh mang tên VTV (ông Vân đặt theo tên viết tắt của mình - PV) có đăng ký chất lượng và được thương mại hóa. Chế phẩm này không chỉ dùng xử lý môi trường cho các ao cá của ông mà còn bán rộng rãi ra ngoài thị trường.

Từ những kết quả nuôi cá của ông Vân, Trung tâm khuyến nông tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với ông triển khai mô hình trình diễn nuôi cá rô phi đơn tính, sử dụng dòng cá phát triển mạnh, phù hợp với môi trường và có liên kết nhà tiêu thụ.

Cá Rô Phi là loài thủy hải sản rất phổ biến và hầu như ai cũng biết đến loài cá này và thưởng thức trong các bữa ăn hằng ngày. Thịt cá Rô Phi rất ngon và cung cấp chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Để hiểu rỏ hơn về cá Rô Phi như đặc điểm, kỹ thuật nuôi và các vấn đền liên quan trong bài viết dưới đây nhé.

Đặc điểm phân loại

Dựa vào đặc điểm sinh sản, người ta chia cá Rô Phi thành 3 giống là Tilapia (cá đẻ cần giá thể), Sarotherodon (Cá bố hay cá mẹ ấp trứng trong miệng). Cá Rô và Oreochromis (cá mẹ ấp trứng trong miệng). Cá Rô Phi hiện đang nuôi phổ biến ở Việt Nam thuộc :

  • Bộ: cá vược Perciforms
  • Họ: Cichlidae
  • Giống: Oreochromis
  • Loài: Cá rô phi vằn O.niloticus.

Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là :

  •  Cá rô phi cỏ Oreochromis Mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953 qua ngã Thái Lan.
  • Cá rô phi văn (Rô phi Đài Loan O.niloticus) được nhập vào Việt Nam năm 1974 từ Đài Loan.
  • Cá rô phi đỏ (Red Tilapia), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ Maliaxia.

Đặc điểm hình thái

Cá rô phi đạt 2 kg thì mất bao lâu
Đặc điểm hình thái của cá Rô Phi

Cá Rô Phi có thân hình mùa hơi tím, vảy sáng bóng, có 9 – 12 sọc đậm song song nhau từ ưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.

Đặc điểm môi trường sống

Cá rô phi đạt 2 kg thì mất bao lâu
Đặc điểm môi trường sống của cá Rô Phi

Nhiệt độ: Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20 – 32 độ C, thích hợp nhất là 25 – 32 độ C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8 – 42 độ C, cá chết rét ở 5,5 độ C và bắt đầu chết nóng ở 42 độ C. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.

Độ mặn: Cá rô phi là loài rộng muối, chúng có khả năng sống được trong môi trường nước sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0 – 40‰. Trong môi trường nước lợ ( độ mặn 10 – 25‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt thơm ngon.

Độ pH: Môi trường có độ pH từ 6,5 – 8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu đựng trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4.

Oxy hoà tan: Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước của cá rô phi ở mức thấp hơn 5 – 10 lần so với tôm.

Đặc điểm dinh dưỡng

Khi còn nhỏ, cá Rô Phi ăn dinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1 – 2m.

Đặc điểm sinh trưởng

Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5 – 6.

Trong điều kiện ao nuôi tôm ( Đầm Nại- Ninh thuận ), cá rô phi vằn sau 5 – 6 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,5 – 0,6 kg/con từ cá giống (0,65g/con).

Phân biệt đực – cái

Cá đực: Đầu to và nhô cao, màu sắc vi lưng và vi đuôi sặc sỡ, có 2 lỗ : lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn.

Cá cái: Đầu nhỏ, hàm dưới trề do ngậm trứng và con, màu sắc vi lưng và vi đuôi nhạt, có 3 lỗ : lỗ niệu. lỗ sinh dục và lỗ hậu môn.

Cá rô phi đạt 2 kg thì mất bao lâu
Kỹ thuật nuôi cá Rô Phi đơn tính

Chuẩn bị ao nuôi

Đối với ao nuôi luân canh, xen vụ, một vụ tôm-một vụ cá với mật độ 1 – 2 con/m2 thì việc chuẩn bị ao nuôi trở nên đơn giản, nhưng chú ý đến vấn đề diệt cá tạp, rắn nước. Có thể bón thêm vôi sống được xay trực tiếp từ đá vôi, vỏ sò, ốc… số lượng từ 300 – 500 kg/ha và phân hữu cơ (phân heo, gà, trâu, bò…) ủ thật hoai, bón lót vào nền đáy ao từ 300 – 500 kg/ha.

Đối với các ao nuôi tăng sản, mật độ từ 5 – 7 con/m2 trở lên, thời gian nuôi
kéo dài, việc chuẩn bị ao cần làm kỹ các khâu dọn bùn dơ, phơi nắng 5 – 7 ngày, cày xới nền đáy. Lượng vôi và phân bón nhiều hơn so với mật độ nuôi thưa và phải bón bổ sung thêm trong quá trình nuôi.

Gây màu nước

Sau khi thu hoạch tôm và công việc bón vôi, phân, diệt tạp được thực hiện xong, đóng khung lưới lọc cá tạp và cho nước vào 30 – 40 cm sau 4 – 5 ngày nước lên màu xanh nhạt, xanh vàng hoặc xanh lá chuối thì tiếp tục cấp nước vào ao đạt mực 1m và chuẩn bị thả cá giống.

Một số điều cần lưu ý khi nuôi cá trong ao:

  • Nên tận dụng lại các nguồn nước thải ra từ các ao nuôi tôm vì nguồn nước này chứa nhiều loại tảo là nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào cho cá rô phi.
  • Có thể nuôi cá rô phi trong ao nước ngọt hoặc ao ương 1 – 2 tháng với mật độ dày (15 – 20 con/m2) vào thời điểm tháng 6,7. Đến khi thu tôm (tháng 9 – 10) chuyển số cá này sang ao nuôi tôm, cá sẽ lớn nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi.

Cá giống

Cá rô phi đạt 2 kg thì mất bao lâu
Chọn giống cá Rô Phi

Cá giống đạt các tiêu chuẩn:

  • Hình dạng cân đối, không dị hình, không xây xát.
  • Màu sắc tươi sáng, bơi lội nhanh.

Khi thả cá ta phải để bao, túi chứa cá xuống ao từ 15 – 20 phút, sau đó đổ cá ra các thau, chậu để thuần dưỡng độ mặn. Thêm nước mặn từ từ vào thau, chậu để tăng dần sau 1 giờ tăng lên 2 – 3‰ và tăng dần đến khi bằng độ mặn của nước ao. Đối với ao đìa có độ mặn từ 15‰ trở xuống thì không cần phải thuần dưỡng mà có thể thả cá giống trực tiếp xuống.

Mật độ nuôi

Khi mới thả cá giống có trọng lượng 0,5 – 1 gam/con tương đương với 1.000 – 2.000 con/kg. Cá giống có thể thả nuôi trong ao nhỏ với mật độ 15 – 20 con/m2, sau một tháng chuyển sang ao lớn hơn, giảm mật độ xuống còn 7 – 10 con/m2 và sau 2 tháng có thể chuyển sang ao có mật độ nuôi phù hợp 2 – 3 con/m2.

Trong điều kiện bình thường nuôi luân canh một vụ tôm, một vụ cá có thể nuôi ở mật độ 2 – 3 con/m2. Trong điều kiện chăm sóc quản lý tốt và quản lý tốt có thể nuôi ở mật độ 3 – 5 con/m2.Trong nuôi tăng sản, có máy quạt nước có thể nuôi ở mật độ 5 – 10 con/m2.

Cho cá ăn

Sử dụng thức ăn tự chế biến gồm các thành phần:

  • Cá tạp, cá vụn, cua, ghẹ nhỏ hoặc các chế phẩm từ các lò mổ gia súc tỷ lệ: 40 – 50%
  • Bột bắp, bột mì, bột khoai lang, bột gạo: 20 – 30%
  • Cám gạo: 10 – 20%
  • Bã đậu nành, đậu phộng: 10 – 20%

Cách chế biến: Các thành phần trên được nấu chín, trộn với cám gạo, xay đùn ra sợi, phơi ráo và cho ăn hết trong ngày.

Cho ăn: Cho ăn mỗi ngày 2 lần: sáng vào lúc 5 – 6 giờ và chiều vào lúc 17 – 18 giờ. Lượng thức ăn cho ăn:

  • Tháng đầu: lượng thức ăn trong tháng bằng 3 – 5% trọng lượng đàn cá.
  • Tháng thứ 2: lượng thức ăn trong ngày bằng 2 – 3% trọng lượng đàn cá.
  • Tháng thứ 3 trở đi: lượng thức ăn trong ngày bằng 0,5 – 1 % trọng lượng cá.

Trong nuôi cá rô phi cần chú ý kết hợp cho ăn với việc bón phân hữu cơ sẽ gia tăng năng suất cá nuôi.

Để tạo thức ăn tự nhiên phong phú có thể bón phân hữu cơ (thường là phân heo, gà, vịt, trâu, bò …) và phân vô cơ (Urê, N.P.K…) hai loại phần này được dùng kết hợp hoặc riêng lẻ tuỳ điều kiện màu mỡ của từng ao nuôi. Việc tạo ra thức ăn tự nhiên tốt (màu nước đậm, mật độ tảo dày) hoặc những ao đìa giàu dinh dưỡng được xem là biện pháp hữu hiệu nhất để tăng năng suất cá nuôi trong ao, đìa

Chăm sóc và quản lý

Hàng ngày quan sát rò rỉ xung quanh bờ ao, khung lưới cống và hoạt động của cá. Nếu thấy cá nuôi nổi đầu từ lúc sáng sớm thì phải cung cấp thêm nước. Định kỳ 10 – 15 ngày kiểm tra cá bằng chài, cân đong tự tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn của cá hàng ngày.

Thu hoạch

Cá rô phi đạt 2 kg thì mất bao lâu
Thu hoạch cá Rô Phi

Sau khi nuôi 5 – 6 tháng, cá đạt trọng lượng 0,5 – 0,6 kg/con, có thể thu hoạch cá thịt, có hai cách thu.

  • Thu tỉa: tháo nước ao cạn ở mức nước 40 – 50cm, kéo lưới thu tỉa cá lớn.
  • Thu sạch: kéo lưới bắt nhiều lần sau đó bơm cạn bắt hết số cá còn lại.

Bệnh xuất huyết

Nguyên nhân và triệu chứng: Cầu khuẩn Streptococcus sp, Gram dương. Ðầu tiên cá yếu bơi lờ đờ, kém ăn hoặc bỏ ăn, hậu môn, gốc vây chuyển màu đỏ; mắt, mang, cơ quan nội tạng và cơ xuất huyết; máu loãng; thận, gan, lá lách mềm nhũn. Cá bệnh nặng bơi quay tròn không định hướng, mắt đục và lồi ra, bụng trương to. Bệnh gặp ở nhiều loài cá nước ngọt. Khi nuôi cá rô phi năng suất cao trong hệ tuần hoàn khép kín, cá dễ phát bệnh. Bệnh có thể lây cho người khi chế biến cá không vệ sinh an toàn.

Cách phòng trị: Bón vôi (CaO hoặc CaCO3 hoặc CaMg(CO3)2) tùy theo pH môi trường, liều lượng 1-2kg/100m3, 2 – 4 lần/tháng. Dùng Erythromyxin: trộn vào thức ăn từ 3-7 ngày, dùng 2-5 g/100kg cá/ngày. Có thể phun xuống ao nồng độ 1-2 ppm, sau đó sang ngày thứ 2 trộn vào thức ăn 4 g/100kg cá, từ ngày thứ 3-5 giảm còn một nửa. Thuốc KN-04-12 cho ăn 4g/1kg cá/ngày và 3 – 6 ngày liên tục. Vitamin C phòng bệnh xuất huyết, liều dùng thường xuyên 20 – 30mg/1kg cá /ngày, liên tục 7-10 ngày.

Bệnh viêm ruột

Nguyên nhân và triệu chứng: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Gram âm. Tương tự bệnh xuất huyết do cầu khuẩn Streptococcus sp. Bệnh tích điển hình ruột trương to,chứa đầy hơi.Tương tự bệnh xuất huyết do cầu khuẩn Streptococcus sp. Bệnh tích điển hình ruột trương to,chứa đầy hơi. Thường gặp ở cá rô phi nuôi thương phẩm và cá bố mẹ nuôi sinh sản khi môi trường nuôi bị ô nhiễm, đặc biệt là thức ăn không đảm bảo chất lượng, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.

Cách phòng trị: Dùng một số kháng sinh cho cá ăn như Erythromyxin hoặc Oxytetramyxin, liều dùng 10 – 12 g/ 100 kg cá/ngày đầu, từ ngày thứ 2-7 liều bằng 1/2 ngày đầu; thuốc KN-04-12.

Bệnh trùng bánh xe

Nguyên nhân và triệu chứng: Một số loài trong họ trùng bánh xe Trichodinidae như : Trichodina centrostrigata, T. domerguei domerguei, T. heterodentata, T. nigra, T. orientalis, Trichodinella epizootica, Tripartiella bulbosa, T. clavodonta. Khi mới mắc bệnh, trên thân, vây cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so với khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng bám dày đặc ở vây, mang, phá huỷ các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội mất phương hướng. Cuối cùng cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.

Trùng bánh xe gây bệnh chủ yếu ở giai đoạn cá giống, là bệnh ký sinh đơn bào nguy hiểm nhất của giai đoạn này. Trùng bánh xe ít gây bệnh ở giai đoạn cá thịt. Khi ương cá trong nhà, bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng tỷ lệ chết cao 70-100%. Bệnh thường phát vào mùa xuân, mùa thu, khi nhiệt độ nước 25-30 độ C

Cách phòng trị: Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút, dùng CuSO4 nồng độ 3-5 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7g cho 1 m3 nước). Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20-25 ppm (20-25 ml/m3) phun xuống ao.

Bệnh trùng quả dưa

Nguyên nhân và triệu chứng: trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis. Dấu hiệu bệnh lý: Da, mang, vây của cá bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục (đốm trắng), có thể thấy rõ bằng mắt thường (người nuôi cá còn gọi là bệnh vẩy nhót . Da, mang cá có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá bệnh nổi đầu trên tầng mặt, bơi lờ đờ yếu ớt. Lúc đầu cá tập trung gần bờ, nơi có cỏ rác, quẫy nhiều do ngứa ngáy. Trùng bám nhiều ở mang, phá hoại biểu mô mang làm cá ngạt thở. Khi cá yếu quá chỉ còn ngoi đầu lên để thở, đuôi bất động cắm xuống nước.

Bệnh gặp ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi lưu qua đông ở miền Bắc hoặc nuôi trong nhà, thường bị bệnh trùng quả dưa làm cá chết hàng loạt. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa đông.

Cách phòng trị: Dùng xanh malachit phun trực tiếp xuống ao hoặc bể kính với nồng độ 0,1- 0,3 ppm 2 lần/tuần. Cá nuôi lồng vào mùa phát bệnh thường xuyên treo xanh malachit trong lồng, liều lượng 5g/10m3 lồng. Dùng formalin nồng độ 200-250 ppm (200-250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3), 2 lần/tuần.

Bệnh sán lá đơn chủ

Nguyên nhân và triệu chứng: sán lá đơn chủ Cichlidogyrus tilapiae, C. sclerosus, Gyrodactylus niloticus. Cichlidogyrus, Gyrodactylus ký sinh trên da và mang cá, làm cho mang và da cá tiết ra nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp cá. Tổ chức da và mang có sán ký sinh bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh. Cá có thể bị bệnh khi ương giống với mật độ dày và có thể gây chết hàng loạt trong giai hoặc bể ương. Bệnh phát vào mùa xuân, mùa thu, mùa đông.

Cách phòng trị: Dùng nước muối NaCl 2-3% tắm cho cá 5-15 phút. Dùng KMnO4 nồng độ 20 ppm (20g/m3) tắm cho cá 15 -30 phút. Dùng formalin nồng độ 200 – 250 ppm (200 – 250 ml/m3) tắm trong 30-60 phút hoặc nồng độ 20 – 25 ppm (20 – 25 ml/m3) phun xuống ao.

Bệnh rận cá

Nguyên nhân và triệu chứng: rận cá Caligus sp. Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá thường ký sinh ở vây, mang cá rô phi, làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập, vì vậy nên nó thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến làm cá chết hàng loạt. Cá bị Caligus ký sinh có cảm giác ngứa ngáy, vận động mạnh trên mặt nước, bơi lội cuồng dại, cường độ bắt mồi giảm. Rận cá ký sinh ở nhiều loài cá nuôi. Cá rô phi nuôi mật độ dày, rận cá ký sinh đã gây chết hàng loạt ở các đầm nước lợ hoặc nước ngọt.

Cách phòng trị: Dùng KMnO4 nồng độ 3-5 ppm (3-5g/m3) hoặc chlorin nồng độ 1ppm (1g/m3) phun xuống ao. Dùng formalin nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3) phun xuống ao.

Trên đây BaoKhuyenNong đã chia sẻ đến các đặc điểm liên quan với cá Rô Phi và kỹ thuật nuôi cá Rô Phi đơn tính của bà con nông dân. Kỹ thuật nuôi này được rất nhiều bà con áp dụng và đạt hiệu quả cao. Qua bài viết này các bạn đã biết thêm nhiều thông tin về loài cá này và hy vọng bài viết này có ích cho các bạn.