Cách chia sẻ màn hình trên K12Online

I. TẠO HỌC LIỆU GIÁO VIÊN

K12Online là nền tảng giáo dục trực tuyến do Viettel thiết kế và phát triển, cung cấp các công cụ hỗ trợ toàn trình, từ việc quản lý, dạy học đến kiểm tra đánh giá trực tuyến, đáp ứng các định hướng, yêu cầu của Chính phủ và ngành GD&ĐT.

  1. Bài giảng: GV đưa các video, tài liệu, câu hỏi ôn tập , bài giảng dạng text/scorm lên hệ thống để HS vào học và trao đổi/thảo luận trực tuyến.
  2. Ngân hàng câu hỏi: GV có thể xây dựng các NHCH theo từng môn học, khối và theo từng mục đích sử dụng để sử dụng cho ôn tập, kiểm tra.
  3. Bài kiểm tra: GV có thể tạo các bài kiểm tra online/offline với nhiều tính năng tùy chọn và nhiều mục đích khác nhau như ôn tập, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ.

4. Lớp học ảo: GV có thể tạo các lớp học trực tuyến tương tác đồng thời với HS. Hệ thống có nhiều tính năng để hỗ trợ tối đa GV tổ chức và quản lý lớp học như hiển thị màn hình nhiều chế độ; chia sẻ màn hình của GV; nhắn tin; giơ tay phát biểu; bật/tắt micro của toàn bộ/một số HS; chia phòng thảo luận

1. Giáo viên tạo bài giảng trực tuyến

Bước 1: Vào Học liệu => Chọn Bài giảng => Chọn Thêm mới => Nhập các thông tin cơ bản của bài giảng

Bước 2: Thêm mới chuyên đề

Bước 3: Thêm bài học (video, text, tài liệu, bài tập) cho từng chuyên đề

Bước 4: Xem trước trước khi gửi yêu cầu kiểm duyệt (nếu cần)

Bước 5: Xuất bản (Nếu nhà trường yêu cầu kiểm duyệt)

Bước 6: Kiểm duyệt.

2. Tạo ngân hàng câu hỏi

Bước 1: Vào Học liệu => Chọn Ngân hàng câu hỏi => Chọn Thêm mới => Nhập các thông tin cơ bản của ngân hàng câu hỏi cần tạo => Nhấn Lưu lại.

Bước 2: Chọn Thêm câu hỏi và thực hiện đưa câu hỏi lên NHCH vừa tạo.

3. Tạo bài kiểm tra

Bước 1: Vào Học liệu => Chọn Bài kiểm tra => Chọn Thêm mới => Nhập các thông tin cơ bản của bài kiểm tra. Trong đó, lưu ý về 2 hình thức sau:

Tập trung (HS làm bài vào đúng khung thời gian mà GV đã gán vào TKB): Sau khi tạo bài kiểm tra xong, GV phải gán bài kiểm tra vào TKB (theo h/d ở mục II) + và HS chỉ có thể làm đúng vào thời gian này.

Phân tán (HS có thể vào làm bất kỳ thời gian nào miễn là trong khoảng thời gian GV cho phép): Sau khi tạo bài kiểm tra xong, GV không cần gán vào TKB, nhưng phải nhập thời gian bắt đầu/kết thúc và lớp muốn chọn để làm bài kiểm tra.

Bước 2: Chọn dạng bài kiểm tra muốn tạo:

Dạng 1: Nhập tay

Nhập các thông tin cơ bản của bài kiểm tra và câu hỏi cho bài kiểm tra.

Thêm lần lượt từng câu hỏi lên hệ thống.

Dạng 2: PDF

Nhập các thông tin cơ bản của bài kiểm tra và câu hỏi cho bài kiểm tra.

Thêm file đề thi dạng pdf lên hệ thống và nhập đáp án cho đề thi.

Dạng 3: Ma trận

Nhập các thông tin cơ bản của bài kiểm tra và câu hỏi cho bài kiểm tra.

Chọn NHCH sử dụng cho đề thi (Nếu chưa có NHCH, GV thực hiện tạo mới như ở mục I.2)

Tại phần Ma trận câu hỏi, chọn số lượng câu hỏi cần lấy ở từng chủ đề và cấp độ trong NHCH đã chọn để hệ thống tự động lấy ra tạo bài kiểm tra.

II. GÁN THỜI KHÓA BIỂU

Bước 1: Vào Thời khóa biểu => Tick chọn vào ô tiết học cần gán học liệu => Nhập các thông tin cơ bản của tiết học

Bước 2: Chọn học liệu cần gán và nhập thời gian của học liệu đó sẽ diễn ra trong tiết học.

Lưu ý:

Giáo viên phải gán học liệu trước thời gian diễn ra của tiết học đó.

Học liệu dạng Bài kiểm tra dưới hình thức Tập trung sẽ được gán thời gian trực tiếp ở bước gán TKB này.

Nếu giáo viên muốn tạo lớp học ảo, chọn dạng học liệu Lớp học ảo, sau đó nhập các thông tin cơ bản của lớp học

ảo như tên, thời lượng ngay trên TKB.

Trong cùng 1 tiết học, GV có thể gán nhiều loại học liệu khác nhau để HS học lần lượt.

III. THEO DÕI, BÁO CÁO

1. Theo dõi, báo cáo theo lớp

Vào Quản lý đào tạo => Chọn Lớp học => Chọn lớp học cần xem báo cáo kết quả, quá trình học tập của học sinh.

Tổng quan: Thông tin cơ bản của lớp mà giáo viên đang phụ trách.

Tiến trình học tập: Báo cáo tiến độ học tập của học sinh theo từng tiết học.

Bảng điểm: Hiển thị bảng điểm các bài kiểm tra của học sinh.

2. Báo cáo bài kiểm tra

Vào Học liệu => Chọn Bài kiểm tra => Tìm bài kiêm tra cần xem báo cáo => Click vào biểu tưởng Báo cáo ở cột Hành động. Hệ thống sẽ tự động tổng hợp và thống kê các thông tin về bài kiểm tra đó, GV click vào từng loại để xem. Một số thông tin thường sử dụng:

Danh sách học sinh: Danh sách HS yêu cầu làm bài kiểm tra và trạng thái đã làm/chưa làm; số lượt làm bài của từng HS;

Danh sách bài thi: Bài làm chi tiết của từng HS;

Bảng điểm: bảng điểm cuối cùng của bài kiểm tra đó;

Scan phiếu TLTN (đối với các bài kiểm tra dạng offline);

Các báo cáo khác như: phổ điểm, xếp loại, thống kê theo mã đề/chủ đề

3. Báo cáo bài bài giảng

Vào Học liệu => Chọn Bài giảng => Tìm bài giảng cần xem báo cáo => Click vào biểu tưởng Báo cáo ở cột Hành động. Hệ thống sẽ tự động tổng hợp và thống kê các thông tin về bài giảng đó, GV click vào từng loại để xem.

4. Báo cáo lớp học ảo

Vào Học liệu => Chọn Lớp học ảo => Tìm lớp học ảo cần xem báo cáo => Click vào biểu tưởng Báo cáo ở cột Hành động. Hệ thống sẽ tự động tổng hợp và thống kê các thông tin về lớp học ảo đó, GV click vào từng loại để xem.

Danh sách người tham gia: danh sách HS đã tham gia lớp học ảo

Lịch sử lớp học ảo: thống kê lịch sử từng lần ra/vào và thông tin thiết bị mà HS sử dụng

IV. KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Tính năng Kế hoạch bài dạy cung cấp công cụ để giúp giáo viên quản lý kế hoạch bài dạy (giáo án) của mình. Ngoài ra, với tính năng này có thể giúp nhà trường số hóa quy trình kiểm duyệt kế hoạch bài dạy của giáo viên. Đối tượng quản lý như tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường có thể kiểm duyệt ngay trên hệ thống mà không cần giáo viên phải in ra, trình ký như trước.

Bước 1: Vào Kế hoạch bài dạy => Chọn Thêm mới

Bước 2: Nhập các thông tin của kế hoạch bài dạy cần thêm mới như:

Tên kế hoạch bài dạy;

Môn, khối;

Tuần/tiết theo PPCT;

File kế hoạch bài dạy;

Các tài liệu đính kèm liên quan (nếu cần).