Bài tập về lưới thức ăn sinh 9 năm 2024

Câu 550548: Giả sử lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái được mô tả ở hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này?

Bài tập về lưới thức ăn sinh 9 năm 2024

  1. Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 mắt xích.

II. Cóc có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.

III. Có 3 loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 2.

IV. Rắn hổ mang có thể tham gia tối đa vào 4 chuỗi thức ăn.

  1. 1.
  1. 2.
  1. 3.
  1. 4.

Với các câu hỏi và bài tập được trích trong các sách bài tập luyện thi và sách giáo khoa, những kiến thức này sẽ có trong ôn tập thi tốt nghiệp và cao

Lưu ý: Chức năng này hiện không còn dùng nữa, vui lòng chọn các khóa học để xem các bài giảng hoặc làm đề thi online!

Bài tập luyện

Câu hỏi số 91: Chưa xác định

Khi nói về chu trình sinh địa hoá nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2).
  1. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
  1. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn (NH4+), nitrat (NO3-).
  1. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn (NH4+), nitrat (NO3-).

Câu hỏi số 92: Chưa xác định

Khi nói về lưới và chuỗi thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?

  1. Trong một lưới thức ăn, sinh vật sản xuất có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
  1. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều mắt xích khác nhau.
  1. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
  1. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật.

Câu hỏi số 93: Chưa xác định

Khi nói về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái,phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
  1. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
  1. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn không kéo dài quá 6 mắt xích.
  1. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật.

Câu hỏi số 94: Chưa xác định

Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực hiện bởi nhóm

  1. sinh vật sản xuất.
  1. sinh vật phân giải.
  1. sinh vật tiêu thụ bậc 1.
  1. sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Câu hỏi số 95: Chưa xác định

Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh?

  1. Tài nguyên đất.
  1. Tài nguyên nước.
  1. Tài nguyên khoáng sản.
  1. Tài nguyên sinh vật.

Câu hỏi số 96: Chưa xác định

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sản lượng sinh vật sơ cấp tinh (sản lượng thực tế để nuôi các nhóm sinh vật dị dưỡng)?

  1. Những hệ sinh thái có sức sản xuất cao nhất, tạo ra sản lượng sơ cấp tinh lớn nhất là các hoang mạc và vùng nước của đại dương thuộc vĩ độ thấp.
  1. Trong sinh quyển, tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái dưới nước lớn hơn tổng sản lượng sơ cấp tinh được hình thành trong các hệ sinh thái trên cạn.
  1. Sản lượng sơ cấp tinh bằng sản lượng sơ cấp thô trừ đi phần hô hấp của thực vật.
  1. Những hệ sinh thái như hồ nông, hệ cửa sông, rạn san hô và rừng ẩm thường xanh nhiệt đới thường có sản lượng sơ cấp tinh thấp do có sức sản xuất thấp.

Câu hỏi số 97: Chưa xác định

Trong một hệ sinh thái,

  1. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
  1. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
  1. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
  1. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.

Câu hỏi số 98: Chưa xác định

Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.

(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.

(5) Bảo vệ các loài thiên địch.

(6) Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại.

Phương án đúng là:

  1. (1), (2), (3), (4).
  1. (2), (3), (4), (6).
  1. (2), (4), (5), (6).
  1. (1), (3), (4), (5).

Câu hỏi số 99: Chưa xác định

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?

  1. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
  1. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
  1. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
  1. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.

Câu hỏi số 100: Chưa xác định

Cho một số khu sinh học: (1) Đồng rêu (Tundra). (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa. (3) Rừng lá kim phương bắc (taiga). (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới. Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là

  1. (2) → (3) → (1) → (4).
  1. (2) → (3) → (4) → (1).
  1. (1) → (3) → (2) → (4).
  1. (1) → (2) → (3) → (4).

Còn hàng ngàn bài tập hay, nhanh tay thử sức!

\>> Luyện thi tốt nghiệp THPT và Đại học, mọi lúc, mọi nơi tất cả các môn cùng các thầy cô giỏi nổi tiếng, dạy hay dễ hiểu trên Tuyensinh247.com.