Cách ghi nhớ bảng tài khoản kế toán năm 2024

Các bạn mới học kế toán thường rất lo lắng khi học thuộc hệ thống bảng tài khoản kế toán. Không biết làm cách nào để nhớ được các loại tài khoản đó. Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ một số mẹo để các bạn có thể học thuộc bảng tài khoản kế toán theo thông tư 200 một cách nhanh nhất chính xác và nhớ lâu nhất.

\>>>>> Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán công nợ trong doanh nghiệp thực tế

I: Mẹo học thuộc bảng tài khoản kế toán nhanh nhất

Việc học thuộc bảng hệ thống tài khoản kế toán này được rất nhiều kế toán ví giống như việc học thuộc bảng Cửu Chương thời Tiểu học. Nhưng trên thực tế thì những tài khoản kế toán này lại không chỉ đơn thuần là những con số, bạn không thế nhớ nó một cách máy móc, ví nếu bạn đọc được 111 là tiền mặt không thôi thì chưa đủ mà bạn còn phải biết vận dụng nó vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và sử dụng các tài khoản này để ghi lại những nghiệp vụ ấy. Bài viết sau đây, kế toán Lê Ánh xin chia sẻ kinh học bảng hệ thống tài khoản nhanh nhất qua bài viết “Mẹo học thuộc bảng tài khoản kế toán nhanh nhất”

1. Nhớ từng đầu tài khoản kế toán

TK đầu 1: Từ 111 ­ 171 Là loại TK Tài sản ngắn hạn

TK đầu 2: Từ 211 ­ 244 Là loại TK Tài sản dài hạn

TK đầu 3: Từ 311 ­ 356 Là loại TK Nợ phải trả

TK đầu 4: Từ 411 ­ 421 Là loại TK Nguồn vốn chủ sở hữu

TK đầu 5: Từ 511 – 521 Là loại TK Doanh thu

TK đầu 6: Từ 611 – 642 Là loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh

TK đầu 7: (711) Là TK Thu nhập khác

TK đầu 8: Từ 811 ­ 821 Là loại TK Chi phí khác

TK đầu 9: (911) Là TK xác định kết quả kinh doanh (Tập hợp CP và DT)

TK đầu 0: Từ 001 – 007 Là loại TK ngoài bảng.

Cách ghi nhớ bảng tài khoản kế toán năm 2024

Tuy có nhiều tài khoản như vậy nhưng các bạn chỉ cần chú ý cho mình 5 loại TK như sau:

Tài khoản Tài sản gồm: TK đầu 1 + 2.

Tài khoản Nguồn vốn gồm: TK đầu 3 + 4.

Tài khoản Doanh thu gồm: TK đầu 5 + 7.

Tài khoản Chi Phí gồm: TK đầu 6 + 8.

Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: TK 911.

Chú ý: học kế toán thực tế ở đâu hà nội

TK đầu 5 + 7 mang tính chất NGUỒN VỐN

2. Cách sử dụng tài khoản kế toán cho dễ nhớ:

Cách nhớ hệ thống tài khoản kế toán:

Các tài khoản loại 1,2,6,8: Khi PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có

Các tài khoản loại 3,4,5,7: Khi PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có

Tài khoản có chữ số cuối cùng là 8: TK khác thuộc loại đó

Các tài khoản có chữ số cuối cùng là 9: các tài khoản dự phòng

Riêng 214, 129… và một số tài khoản đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng loại

Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc Nợ, Có, hoặc tài khoản chữ ( T )

3. Các nguyên tắc kế toán cơ bản:

Kế toán doanh nghiệp thông qua hệ thống tài khoản kế toán ( TK tài sản và TK nguồn vốn)

Các nguyên tắc cơ bản:

Tổng tài sản luôn luôn bằng tổng nguồn vốn

Tài sản tăng thì nguồn vốn cũng tăng và ngược lại

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ – Phát sinh giảm trong kỳ

Các bạn đan phân vân, không chắc chắn với kiến thức kế toán của mình. Bạn chưa nắm được cách làm kế toán một cách khoa học nhất. Hãy tham gia lớp học thực hành kế toán, khóa học kế toán thuế của kế toán Lê Ánh để có những định hướng đúng đắn phát triển nghề nghiệp cho bản thân mình nhé Trên đây là tất cả toàn bộ nghiệp vụ, kiến thức cơ bản. Giúp các bạn có thể nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất và chính xác nhất. Mong rằng qua bài viết này kế toán Việt Hưng chúng tôi đã giúp bạn nắm vững thêm một số nghiệp vụ cơ bản của kế toán. Chúc các bạn thành công!