Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt nghĩa là gì

Trên cửa có tấm biển khắc ba chữ Đắc Nguyệt Lâu, lấy ý theo Thanh Dạ Lục của Du Văn Báo đời Tống: Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt. Nghĩa là: Lâu đài hồ nước bao quanh, sớm đón được ánh trăng.

Hai bên cửa sổ còn có hai câu đối: Bất yếm hồ thượng nguyệt Uyển tại thủy trung ương Dịch nghĩa: Ngắm mãi trăng trên hồ, Ngỡ rằng nước quanh ta

Ở hai bên cổng là đôi câu đối: Linh hồ nhược thủy tùy duyên độ Trần cảnh tiên châu hữu lộ thông Nghĩa là: Hồ thiêng suối lạ nhờ duyên tới, Tiên giới trần gian có lối thông

Đắc Nguyệt Lâu trước năm 1884 chưa có hai bức phù điêu Long Mã Hà Đồ và Thần Quy Lạc Thư, chưa có tường hoa dẫn đến Kính Tự Đình.

Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Phùng Khắc Khoan » Mai Lĩnh sứ hoa thi tập

登楊將公祠堂

近水樓臺先得月, 向陽花草易為春。 古聞此語猶稱頌, 今見江西第一人。

Đăng Dương tướng công từ đường

Cận thuỷ lâu đài tiên đắc nguyệt, Hướng dương hoa thảo dị vi xuân. Cổ văn thử ngữ do xưng tụng, Kim kiến Giang Tây đệ nhất nhân.

Dịch nghĩa

Lâu đài ở gần mặt nước sớm trông thấy trăng, Hoa cỏ hướng về phía mặt trời dễ được tươi tốt. Từ xưa đã nghe truyền tụng câu nói này, Nay mới thấy ở Giang Tây là người thứ nhất.

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời) [1]

Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt nghĩa là gì

Lâu đài gần nước trông trăng sớm, Chỗ nắng cây hoa dễ tốt tươi. Truyền tụng từ xưa câu nói ấy, Thấy người thứ nhất ở Giang Tây.

tửu tận tình do tại

Ý nghĩa của câu thành ngữ này là chỉ những lâu đài gần nước sẽ nhìn thấy ánh trăng trước tiên. Ví với việc có quan hệ gần gũi với một người, hoặc là có các mặt như chức vụ, hoàn cảnh thuận lợi thì sẽ sớm có được lợi ích hoặc thuận lợi.

Câu này tương tự câu: Gần quan được ban lộc, vậy đó.

Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt nghĩa là gì

Xuất xứ của Cận Thủy Lâu Đài?

Phạm Trọng Yêm, tự là Hi Văn, là người Giang Tô, đỗ tiến sĩ năm 1015 CN, làm quan cao tới tham tri chính sự. Ông là nhà chính trị nổi tiếng, người chủ trì của "Khánh lịch tân chính", đồng thời cũng là nhà văn học nổi tiếng của Bắc Tống.

Khi Phạm Trọng Yếm được hai tuổi thì cha bị bệnh rồi qua đời. Mẹ ông nghèo không đủ quần mặc, vì cuộc sống, bà đành phải tái giá làm vợ nhà họ Chu ở huyện Trường Sơn, Trị Châu, Sơn Đông khi Phạm Trọng Yêm còn phải quấn tã.

Từ nhỏ, Phạm Trọng Yêm đã chăm chỉ đọc sách, nhà họ Chu là một nhà giàu có, nhưng để lập chí, ông thường xuyên đến một ngôi chùa gần đó ở nhờ để đọc sách. Tinh thần chịu thương chịu khó của ông đã để lại ấn tượng rất sâu sắc cho các nhà sư. Lúc đó cuộc sống của ông vô cùng khó khăn, nhưng ông không hề để ý, mà dùng toàn bộ tinh lực của mình tìm những niềm vui trong sách vở.

Ông từng làm những chức quan lớn. Câu "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ" được ông đề viết ở lầu Nhạc Dương khi còn làm quan - câu nói còn truyền đến muôn đời sau. Dù Phạm Trong Yêm làm quan lớn nhưng rất chính trực, khiêm tốn, ôn tồn, đặc biệt rất giỏi dùng người. Khi Phạm Trọng Yêm làm tri phủ ở Hàng Châu, tất cả văn võ bá quan trong thành đều được ông quan tâm, giúp đỡ, được đề bạt lên những chức vụ có thể phát huy tài năng của mình. Duy chỉ có một viên tuần tra tên là Tô Lân vì tuần sát ở những huyện bên ngoài Hàng Châu, không có cơ hội tiếp cận với Phạm Trọng Yêm, không được tiến cử đề bạt nên trong lòng bất mãn.

Một lần, Tô Lân phải gặp Phạm Trọng Yêm vì công việc, nhân cơ hội đó viết một bài thơ dâng cho Phạm Trọng Yêm. Trong bài thơ có hai câu:

"Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt

Hướng dương hoa mộc dị vi xuân"

Nghĩa là những căn lầu gần với nước thì có thể sẽ được nhìn thấy ánh trăng sớm nhất, cỏ cây hoa lá mọc ở những nơi có nhiều ánh sáng mặt trời thì dễ sinh sôi và đơm hoa, mang đầy sắc xuân. Tô Lân dùng hai câu thơ này để thể hiện sự không hài lòng đối với Phạm Trọng Yêm, khéo léo chỉ ra rằng, những người gần bên ngài thì đều được lợi, còn những người ở xa ngài thì lại không được quan tâm. Phạm Trọng Yếm xem xong thì hiểu ra, bất giác cười lớn, tìm cho Tô Lân một chức vị theo như ý kiến và nguyện Vọng của Tô Lân.

Ông chính là Tô Lân – một nhà thơ thời Tống bên Trung Hoa – được mệnh danh là nhà thơ ‘lười’ nhất lịch sử. Dù không quá nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa nhưng ông vẫn được hậu thế ngưỡng mộ.

Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt nghĩa là gì

Sống dưới thời của hoàng đế Tống Nhân Tông, từ nhỏ ông đã có sở thích và nghiên cứu về thơ ca. Ông có thời gian giữ chức thanh tra ở các quận của Hàng Châu, được biết đến với tính cách chính trực và công bằng. Tuy nhiên, có lẽ vì tính cách này mà ông không bao giờ được các cấp trên trọng dụng. Giữ chức quan nhỏ trong một thời gian dài đã khiến Tô Lân cảm thấy vô cùng đau khổ.

Chỉ đến khi Phạm Trọng Yêm (một nhà chính trị xuất sắc, quân sự gia thiên tài, nhà cải cách lỗi lạc cũng như nhà giáo dục nổi tiếng ở thời Bắc Tống) trở thành quan của chức ở Hàng Châu, mới nhận ra vị quan này thường chiêu mộ nhân tài cho triều đình. Vì nhận thấy một người tận tâm như mình chưa được tiến cử và để mắt đến nên ông đã quyết định phải viết một bài thơ xuất sắc để gửi gắm tâm tư.

Chính vì không dám thẳng thắn nói chuyện với Phạm Trọng Yêm về chuyện tiến cử bản thân cũng không muốn dùng cách xin xỏ để thăng quan tiến chức, nên việc viết ra một bài thơ xuất sắc ẩn chứa nỗi lòng là giải pháp của Tô Lân.

Theo đó, bài thơ hai câu của Tô Lân là “Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt/ Hướng dương hoa mộc dị vi xuân”.

Vì thường xuyên tập trung vào công việc nên các bài thơ khác của ông đều không được lưu truyền. Chính vì vậy mà ông bị người đời sau gọi với danh xưng “nhà thơ lười biếng nhất” trong lịch sử. Tuy nhiên, tất cả điều này không thể phủ nhận về tài năng thơ ca của ông. Bằng chứng là ở hai 2 dòng thơ mà ông đích thân viết cho Phạm Trọng Yêm.

Với bề ngoài là mô tả hiện tượng tự nhiên nhưng hai câu thơ của ông lại mang hàm ý sâu xa về việc muốn bày tỏ về việc mong muốn được thăng chức.

Cụ thể, 2 câu thơ “Cận thủy lâu đài tiên đắc nguyệt/ Hướng dương hoa mộc dị vi xuân” mang ý nghĩa là: Cúi mặt xuống gần mặt nước, tòa lâu đài lộng lẫy sẽ được ngắm vẻ đẹp của ánh trăng đầu tiên; Hướng về vầng thái dương, hoa cỏ dù đơn sơ cũng trở nên vô cùng tươi tốt, giống như đang trong mùa xuân.

Ẩn sau đó là lời tâm sự về việc Tô Lân đã có nhiều năm làm việc vô cùng siêng năng và chăm chỉ, gần gũi với nhân dân nên ông vô cùng hạnh phúc. Tuy nhiên niềm vui đó lại giống như tòa lâu đài ngày ngày cúi xuống mặt nước nhưng chỉ thấy được ánh tranh ảo mà thôi. Chưa hết, việc ông so sánh hình ảnh những cây cỏ tầm thường nhưng được gần mặt trời bỗng cũng được hưởng lợi từ mùa xuân tươi tốt cũng vô cùng thâm sâu khi ám chỉ những người thua kém ông nhưng vẫn nhận được bổng lộc từ việc thăng quan tiến chức.

Khi đến tay của Phạm Trọng Yêm, ông đã ngay lập tức hiểu được ý nghĩa của Tô Lân muốn nói và phải thốt lên hai chữ “tuyệt vời” đồng thời nhận xét Tô Lân là một người tài trí và xuất sắc.

Thêm vào đó, Phạm Trọng Yêm cảm thấy vô cùng hài lòng khi biết được con đường làm quan của Tô Lân. Vì vậy mà sau đó, ông đã tiến cử Lân lên triều đình. Vua Tống Nhân Tông sau đó cũng sắp xếp để Tô Lân giữ một chức quan phù hợp với tài năng và đức độ của mình. Tuy nhiên, trong 3 lần được thăng chức, Tô Lân đã từ chối và trở về Hàng Châu, cần mẫn với chức quan tuần phủ, làm việc với sự yêu mến của tất cả người dân nơi đây.

Câu chuyện giữa Phạm Trọng Yêm cùng với Tô Lân vẫn được truyền tụng như một giai thoại thú vị. Dù cả đời chỉ làm được đúng hai câu thơ như ông vẫn được hậu thế vô cùng kính trọng.