Cảng vật cách đi vào hoạt động vào ngày nào năm 2024

Sau khi thực dân Pháp thất bại ở chiến trường Điện Biên Phủ, trước khi rút quân khỏi miền Bắc, quân Pháp lưu lại thành phố Hải Phòng 300 ngày đêm theo Hiệp định Giơ- ne- vơ. Những ngày thực dân Pháp ở lại thành phố là thời gian đấu tranh vô cùng gian khổ từ vũ trang đến đấu tranh chính trị, việc bảo vệ những cơ sở kinh tế, kho tàng là nhiệm vụ hết sức khó khăn của quân dân Hải phòng ngày ấy. Đặc biệt, bảo vệ Cảng Hải Phòng được Trung ương Đảng xác định là nhiệm vụ hàng đầu…60 năm trôi qua, bến Sáu kho ngày ấy không ngừng phát triển và bây giờ thành một thương cảng sầm uất, hiện đại bên bờ biển Đông với trọng trách đầu mối xuất nhập khẩu cho cả khu vực phía Bắc.

Cảng vật cách đi vào hoạt động vào ngày nào năm 2024

Sức vươn của Cảng Hải Phòng

Sau ngày giải phóng thành phố, Cảng Hải Phòng ngày càng chứng tỏ vị thế của đơn vị kinh tế trọng điểm miền Bắc, là cửa ngõ chính ra biển, nơi tiếp nhận hàng hóa viện trợ của các nước XHCN anh em. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thế hệ công nhân Cảng Hải Phòng luôn là “đầu tàu” trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường trước những cơn mưa bom, bão đạn trong 2 lần đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, đội ngũ công nhân lao động Cảng Hải Phòng tô thắm trang sử vàng của thành phố, của Cảng Hải Phòng với những thành tích chói lọi. Cảng Hải Phòng vinh dự được nhiều lần đón Bác Hồ, lãnh đạo Trung ương Đảng về thăm.

Thời kỳ đổi mới đánh dấu sự khởi sắc của Cảng Hải Phòng, khi sản lượng hàng hóa xếp dỡ tăng vọt. Sự vượt trội của Cảng Hải Phòng bắt đầu khi doanh nghiệp xác định đầu tư những công trình trọng điểm nhằm gia tăng lượng hàng qua cảng. Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ rồi Công ty CP đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ, Xí nghiệp Tân Vũ tại Đình Vũ lần lượt ra đời với những bến cảng chuyên dụng xếp dỡ công-ten-nơ hiện đại được xây dựng, đưa Cảng Hải Phòng trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất miền Bắc và lớn thứ 2 toàn quốc vào năm 2012. Cảng Hải Phòng đóng góp tới 40% tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển khu vực Hải Phòng. Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của nhà nước, ngay từ thời kỳ đầu, Cảng Hải Phòng thực hiện cổ phần hóa Cảng Vật Cách, Cảng Đoạn Xá và thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Cảng Đình Vũ. Tháng 7- 2014, Cảng Hải Phòng chính thức tiến hành cổ phần hóa toàn diện với số vốn lên đến hơn 3.600 tỷ đồng.

Năm 2014, trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, song các đơn vị trực thuộc Cảng Hải Phòng đạt tổng lượng hàng hóa thông qua hơn 26 triệu tấn, tăng 6,5% so với năm 2013. Trong đó, riêng Công ty CP Cảng Hải Phòng đạt 19,7 triệu tấn, tăng 5% so với năm 2013. Quý 1-2015, tổng lượng hàng hóa qua cảng đạt hơn 5,3 triệu tấn, vượt 12% kế hoạch quý và tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng doanh thu của Cảng đạt hơn 363 tỷ đồng, vượt 16% mức kế hoạch quý 1-2015. Đây là những con số tăng trưởng ấn tượng của một doanh nghiệp mới chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty sau cổ phần 9 tháng. Không thỏa mãn với kết quả này, trong năm 2015, Cảng Hải Phòng tiếp tục đầu tư kho bãi, cầu cảng, thiết bị bốc xếp, đưa năng lực xếp dỡ của Chi nhánh Tân Vũ lên 1,2 đến 1,5 triệu Teus công- ten- nơ/năm, đồng thời đề nghị được tham gia đầu tư tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện.

Quyết tâm giữ “yết hầu của nền kinh tế”

Chứng kiến hình ảnh Cảng Hải Phòng hôm nay rộng dài, rực sáng, ít người biết rằng, cách đây 60 năm, một trong những mục tiêu khi thực dân Pháp ở lại Hải Phòng là phá hoại, khống chế hoạt động của Cảng Hải Phòng. Bởi đây không chỉ là cửa ngõ ra biển của miền Bắc, tiếp nhận hàng viện trợ của phe XHCN anh em, mà còn là địa bàn cơ sở kinh tế mạnh. Nắm bắt âm mưu phá hoại của địch, Trung ương Đảng và Bác Hồ nhanh chóng chỉ đạo Đảng bộ thành phố sát sao, lãnh đạo thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ kho tàng, thiết bị máy móc, bảo đảm cảng hoạt động bình thường. Theo đó, đội ngũ công nhân cảng kiên quyết giữ tài sản của nước nhà, nhất là các tàu biển, không để Pháp mang đi, quản lý chắc lái tàu và thủy thủ, giác ngộ họ, không để kẻ địch phá hoại tài sản. Không để kẻ địch dụ dỗ, lôi kéo người di cư, bằng mọi cách, nêu rõ âm mưu của địch để nhân dân biết, đồng thời lãnh đạo chặt chẽ các tổ chức quần chúng…tham gia bảo vệ bến cảng. Những kế hoạch, biện pháp này được triển khai đến từng công nhân cảng và một khí thế vào trận sôi nổi trên khắp bến cảng. Có nhiều công nhân còn chủ động đến gặp lãnh đạo chi bộ Đảng Cảng Hải Phòng xin được thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất.

Mặt trận đấu tranh giữ tàu và máy móc được tiến hành đồng thời với giữ người, giữ tài liệu. Chi bộ Đảng Cảng Hải Phòng cử lực lượng cán bộ, đảng viên, công nhân có trình độ đến từng gia đình nói rõ cho họ biết về âm mưu của địch và chính sách của Đảng để họ yên tâm. Thắng lợi nổi bật của Công đoàn và công nhân Cảng là giác ngộ thành công những người trong tổ chức “Nghiệp đoàn vàng” và “Nghiệp đoàn con trâu” đứng lên chống lại, vạch trần âm mưu lừa bịp của địch. Đây là hai nghiệp đoàn do thế lực thù địch dựng lên nhằm phá hoại mối liên kết giữa Đảng với công nhân Cảng. Nhưng ngay sau khi ta phát động quần chúng, 2 tổ chức này đã tan rã.

Trong thời gian 300 ngày ở lại Hải Phòng, thực dân Pháp còn bắt trói, nhốt tù chính trị trong các hòm rồi bí mật chuyển đi. Công nhân Cảng phát hiện kịp thời âm mưu này, báo cáo với Ủy ban quốc tế và tìm cách giải thoát các đồng chí cán bộ an toàn trở về vùng giải phóng. 300 ngày đấu tranh gian khổ, nhưng vô cùng tự hào, công nhân Cảng góp phần cùng thành phố đập tan âm mưu của địch, giữ vững Cảng Hải Phòng, giữ vững yết hầu của nền kinh tế. Hôm nay, hệ thống cảng Hải Phòng ngày càng vươn ra biển, rộng lớn, hiện đại, đảm nhận sứ mệnh lịch sử giao phó.