Chế độ cho giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật

[ĐHVO]. Hiện nay, việc tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được học tập luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng học tập thì việc quan tâm, tạo điều kiện đối với đội ngũ giáo viên làm công tác giảng dạy luôn được đề cao. Do đó, Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi đặc biệt với nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật.

Bạn đọc hỏi: Tôi là giáo viên tiểu học, trong trường có một lớp học dành riêng cho học sinh khuyết tật và tôi là giáo viên chủ nhiệm của lớp đó. Như vậy, tôi có được hưởng những trợ cấp, chế độ, chính sách ưu đãi nào không? Nếu có thì mức phụ cấp là bao nhiêu? Xin chân thành cảm ơn.

Luật sư tư vấn: Đại diện Ban Cố vấn pháp luật của Tạp chí Điện tử Đồng Hành Việt, Giám đốc Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp - TS.Ls Nguyễn Hồng Thái tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật có được hưởng phụ cấp

Tại Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính Phủ đã quy định cụ thể những trường hợp được nhận phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm đối với nhà giáo dạy người khuyết tật gồm:

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

-  Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

-  Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Như vậy, trường hợp là giáo viên chủ nhiệm của lớp học dành riêng cho người khuyết tật thuộc một trong những trường hợp được nhận phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm.

Ảnh: Internet

Thứ hai, mức phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm công việc đối với nhà giáo dạy người khuyết tật

Với trường hợp trên, mức phụ cấp ưu đãi và phụ cấp trách nhiệm đối với nhà giáo dạy người khuyết tật được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015:

“1. Nhà giáo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].”

Việc tính, hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp ưu đãi đối với trường hợp trên được hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:

- Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc giảng dạy người khuyết tật hàng tháng:

Tiền phụ cấp trách nhiệm công việc = Mức phụ cấp trách nhiệm công việc được hưởng x Mức lương cơ sở.

- Cách tính tiền phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật hàng tháng

Tiền phụ cấp ưu đãi = [Hệ số lương theo ngạch, hạng, bậc + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng] x Mức lương cơ sở x Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng.

Trong đó mức lương cở sở hiện tại là: 1.490.000 đồng [Một triệu bốn trăm chín mươi nghìn đồng].

Tuy nhiên, nếu trường hợp giáo viên đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng; Nghỉ việc riêng không lương liên tục từ 01 tháng trở lên; Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành; Bị đình chỉ giảng dạy hoặc đi Công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài đã được hưởng 40% tiền lương theo quy định của pháp luật cán bộ, công chứng thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm, ưu đãi giảng dạy. Tiền phụ cấp được trả cùng kỳ với khoản tiền lương theo quy định kể cả trong thời gian nghỉ hè.

Thấu hiểu với sự khó khăn của nhà giáo trong việc giảng dạy học sinh khuyết tật, Nhà nước đã tạo điều kiện cũng như đã có những khoản phụ cấp hợp lý góp phần động viên, khích lệ tinh thần các thầy cô để vượt qua mọi khó khăn, đưa các em khuyết tật đến với chân trời tri thức.

Trên đây là nội dung tư vấn của Tòa soạn Đồng Hành Việt. Bạn đọc có vướng mắc cần giải đáp, vui lòng gửi vướng mắc về Tòa soạn theo email: hoặc liên hệ Trung tâm trợ giúp pháp lý Đồng Hành Việt – 1900.6248 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Hồng Liên

Minh Hương   -   Chủ nhật, 13/12/2020 17:00 [GMT+7]

Gồm: phụ cấp chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hưởng phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc. Trong đó, điều kiện hưởng phụ cấp dạy học sinh khuyết tật là:

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Nhà giáo không chuyên trách giảng dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

Trong đó, giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật là phương thức giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết tật trong cơ sở giáo dục [khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BGDĐT].

Mức phụ cấp với giáo viên dạy lớp dành riêng cho người khuyết tật

Giáo viên dạy người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành riêng cho người khuyết tật hoặc lớp học dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được hưởng mức phụ cấp như sau:

- Nhà giáo chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

- Nhà giáo không chuyên trách được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,3 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có].

Tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 113 quy định, giáo viên chuyên trách dạy người khuyết tật trong các lớp hòa nhập cộng đồng được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,2 so với mức lương cơ sở và phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật gồm các mức sau đây:

Mức 35% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người khuyết tật;

Mức 40% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người khuyết tật;

Mức 45% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] áp dụng đối với lớp hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người khuyết tật,...

Ngày 22/3, ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo [GD&ĐT] tỉnh Thanh Hóa đã ký văn bản gửi Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc về việc chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập.

Theo đó, đối với năm học 2021-2022, Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố chủ động sử dụng nguồn kinh phí đã được giao trong dự toán, nguồn cải cách tiền lương để thực hiện chi trả, thanh quyết toán.

Sở GD&ĐT hướng dẫn các địa phương chi trả tiền phụ cấp ưu đãi cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật.

Đối với các năm học 2020-2021 trở về trước, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổ chức phê duyệt các đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách, đề xuất nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bổ sung kinh phí để đảm bảo chế độ cho các đối tượng theo quy định.

Văn bản cũng nêu rõ, các cơ sở giáo dục Mầm non, Tiểu học, TH&THCS, Trung học cơ sở, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện phải lập dự toán kinh phí kèm theo các hồ sơ báo cáo Phòng GD&ĐT; Phòng này sẽ có trách nhiệm rà soát, kiểm tra, tổng hợp gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định, tham mưu cho UBND huyện phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng và cấp bổ sung kinh phí cho các đơn vị và có trách nhiệm chi trả và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

Đồng thời, gửi danh sách tổng hợp về Sở Tài chính, Sở GD&ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo theo quy định.

Từ khi có quy định đến nay, giáo viên dạy trẻ khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập từ Mầm non đến THCS chưa được nhận phụ cấp ưu đãi [Ảnh: CTV].

Các trường THPT, THCS&THPT lập dự toán kinh phí kèm theo các hồ sơ báo cáo Sở Tài chính để thực hiện chi trả chế độ cho giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy trong các lớp học hòa nhập. Đồng thời, gửi danh sách tổng hợp về Sở GD&ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo.

Văn bản cũng hướng dẫn việc chi trả chế độ cho giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy ở các lớp hòa nhập trong thời kỳ học online, thực hiện như đối với giảng dạy trực tiếp.

Trước đó, như Dân trí đã thông tin, dù đã có quy định giáo viên dạy học sinh khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập được hưởng phụ cấp ưu đãi. Thế nhưng, từ khi có quy định đến nay, tại Thanh Hóa, chỉ có giáo viên bậc THPT được nhận, còn từ cấp Mầm non đến THCS của toàn bộ 27 huyện, thị, thành phố trên địa bàn Thanh Hóa chưa có trường hợp nào được nhận.

Mặc dù, liên quan đến chế độ này, vào cuối năm 2017, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp [Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội] cũng đã có văn bản phúc đáp Sở Tài chính rất rõ về mức phụ cấp ưu đãi; về cách tính, hưởng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập trong các cơ sở giáo dục Mầm non, Phổ thông.

Theo văn bản này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Thanh Hóa tiếp tục áp dụng các quy định tại Nghị định 28 nhưng địa phương này sau đó vẫn không thực hiện. Điều này đã gây ra sự thiệt thòi về vật chất rất lớn cho các thầy, cô giáo.

Sau thông tin phản ánh, ngày 28/2, ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các đơn vị có liên quan kiểm tra, làm rõ nội dung thông tin; kịp thời có biện pháp nhằm thực hiện việc chi trả tiền trợ cấp cho giáo viên trực tiếp tham gia đứng lớp dạy trẻ khuyết tật trong các lớp hòa nhập theo quy định.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề