Chủ đề nào trong sách giáo khoa mĩ thuật 3 có phần thực hành trang trí mũ bảo hiểm?

Điểm mới nhất của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp trung học phổ thông là có các môn học, hoạt động bắt buộc và những môn học lựa chọn, cùng với đó là các chuyên đề học tập đối với các môn học.

Trong số các môn học lựa chọn, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến môn Mĩ thuật vì môn học này cùng với môn Âm nhạc lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy ở cấp trung học phổ thông nhằm định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau này.

Song, điều đáng quan tâm là sau khi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố các đầu sách giáo khoa và niêm yết giá thì chúng ta thấy môn Mĩ thuật lớp 10 có tới 11 đầu sách giáo khoa - đây là một điều chưa từng thấy trong nhà trường phổ thông từ trước đến nay.

Trong khi, môn Mĩ thuật lớp 10 chỉ có 70 tiết học và 3 chuyên đề học tập với thời lượng 35 tiết nữa. Như vậy, trừ đi sách giáo khoa Chuyên đề học Mĩ thuật 10 thì cứ 7 tiết học có 1 cuốn sách giáo khoa Mĩ thuật.

Môn Mĩ thuật 10 có tới 11 cuốn sách giáo khoa [Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn]

Chương trình, sách giáo khoa môn Mĩ thuật cấp trung học phổ thông được thiết kế ra sao?

Theo Chương trình môn học Mĩ thuật đã được ban hành vào năm 2018, môn Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông có các nội dung giáo dục lựa chọn gồm: Lí luận và lịch sử mĩ thuật, Hội họa, Đồ họa [tranh in], Điêu khắc, Thiết kế công nghiệp, Thiết kế đồ họa, Thiết kế thời trang, Thiết kế mĩ thuật sân khấu, điện ảnh, Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện, Kiến trúc.

Ngoài ra, môn Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông đối còn có các chuyên đề học tập - đây là những nội dung giáo dục lựa chọn, dành cho những học sinh yêu thích và có thiên hướng mĩ thuật. Mỗi năm học, sẽ có 3 chuyên đề với tổng thời lượng 35 tiết, bao gồm:

Lớp 10: Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 1 [10 tiết]; Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 2 [10 tiết]; Chuyên đề Thực hành vẽ tranh cơ bản 1 [15 tiết]

Lớp 11: Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 3 [10 tiết]; Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 4 [10 tiết]; Chuyên đề Thực hành vẽ tranh cơ bản 2 [15 tiết]

Lớp 12: Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 5 [10 tiết]; Chuyên đề Thực hành vẽ nghiên cứu với mẫu 6 [10 tiết]; Chuyên đề Thực hành vẽ tranh cơ bản 3 [15 tiết].

Từ Chương trình tổng thể, Chương trình môn học, các tác giả sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã cho ra đời 10 cuốn sách giáo khoa và 01 cuốn sách giáo khoa cho chuyên đề học Mĩ thuật ở lớp 10.

Thực tế, cả 2 bộ sách: Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã trình làng 11 cuốn sách giáo khoa cho môn Mĩ thuật, bao gồm: sách giáo khoa Hội họa; Kiến trúc; Thiết kế mĩ thuật đa phương tiện; Lí luận và lịch sử mĩ thuật; Đồ họa tranh in; Điêu khắc; Thiết kế thời trang; Thiết kế đồ họa; Thiết kế công nghiệp; Thiết kế mĩ thuật sân khấu điện ảnh; Chuyên đề học mĩ thuật 10.


Bi hài 1 môn học 11 đầu sách giáo khoa, 3 môn học cũ "chui" vào 1 đầu sách

Tổng 11 cuốn sách giáo khoa này được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam niêm yết với giá là 73.000 đồng.

Nhìn vào các đầu sách giáo khoa, trừ đi sách giáo khoa cho chuyên đề học Mĩ thuật ở lớp 10 dành cho những học sinh yêu thích môn Mĩ thuật thì còn lại 10 cuốn và chương trình môn Mĩ thuật lớp 10 có tổng số 70 tiết học. Như vậy, bình quân cứ 7 tiết học Mĩ thuật ở lớp 10 sẽ có 01 cuốn sách giáo khoa.

Nhưng, thực tế còn không được 7 tiết/ 1 đầu sách giáo khoa vì trong số 70 tiết/ 1 năm học phải trừ đi 4 tiết cho kiểm tra định kỳ [giữa kỳ và cuối kỳ của 2 học kỳ], đó là chưa kể giáo viên phải bố trí thời gian cho học sinh làm bài kiểm tra thường xuyên theo quy định.

Thôi thì, cứ tạm tính 7 tiết học sẽ có 1 cuốn sách giáo khoa thì chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy sự bất cập và có phần lãng phí. Tất nhiên “cái lợi” không thuộc về phụ huynh, học sinh và các nhà trường.

11 cuốn sách giáo khoa môn Mĩ thuật 10 là điều đáng băn khoăn

Ngày 28/4 vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết: Bi hài 1 môn học 11 đầu sách giáo khoa, 3 môn học cũ "chui" vào 1 đầu sách của tác giả Nguyễn Nguyên - bài viết này đã nhận được đông đảo bạn đọc trên cả nước quan tâm và chia sẻ.

Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Nguyên đã liệt kê ra giá thành của 11 đầu sách giáo khoa môn Mĩ thuật 10 và cả những bất cập trong việc 1 môn học mà có đến 11 cuốn sách giáo khoa.

Phải nói rằng ngoài sự bất cập khi 1 môn học có quá nhiều sách giáo khoa và dẫn đến sự tốn kém tiền bạc cho phụ huynh học sinh thì chúng ta cũng thấy rằng những yêu cầu của chương trình môn học và thực tế thực hiện môn học này ở các nhà trường trong năm học tới đây cũng còn nhiều chuyện đáng bàn.

Bởi lẽ, theo Ban soạn thảo chương trình môn học, môn Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông cần phải đầu tư rất nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đó là:

Phòng học: Nên có phòng dành riêng cho hoạt động mỹ thuật; Đồ dùng, thiết bị dạy học tối thiểu trong phòng học: Bảng từ để trưng bày kết quả học tập;

Giá vẽ; bảng vẽ cá nhân; thiết bị lưu giữ kết quả/sản phẩm học tập, sáng tạo, dụng cụ học tập của từng cá nhân học sinh [giá, tủ…]; Bục đặt mẫu vẽ có thể điều chỉnh được kích thước chiều cao, chiều rộng khi cần thiết;

Bàn ghế học sinh dễ dàng cho việc di chuyển ở các vị trí khác nhau trong không gian lớp học; Máy chiếu Projecter, máy chiếu vật thể, âm ly, máy tính kết nối internet…; Mẫu vẽ: Khối cơ bản, tượng đầu người, tượng chân dung, tượng người bán thân, tượng người toàn thân.

Thế nhưng, trong hoàn cảnh các trường được khoán kinh phí, muốn mua bán cái gì cũng phải làm kế hoạch đề nghị với cấp trên phê duyệt hoặc cấp trên mua và cấp cho các nhà trường thì với yêu cầu này phải nhiều năm nữa mới có thể đáp ứng được.

Ngay cả chuyện quan trọng nhất là nhân sự dạy môn Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông cho năm học tới đây cũng đang là bài toán nan giải cho các nhà trường. Bởi, cho dù các địa phương có chủ trương tuyển dụng giáo viên môn Mĩ thuật thì nguồn tuyển hiện nay cũng rất khan hiếm.

5 năm qua, kể từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì đến nay nguồn tuyển giáo viên môn Mĩ thuật ở cấp trung học phổ thông vẫn đang rất khan hiếm.

Nhiều câu hỏi, nhiều bất cập đang xảy ra đối với môn học này và câu chuyện 1 môn học có tới 11 cuốn sách giáo khoa có lẽ cũng là một điều hiếm gặp trong lịch sử giáo dục nước nhà từ xưa đến nay.

[*] Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

THANH AN

Lời nói đầu

Các em học sinh thân mến!

Đáp  ứng  nhu  cầu  thực  tế  trong  dạy  –  học  mĩ  thuật  hiện  nay  tại  các trường học, bộ sách Bài tập thực hành Mĩ thuật ra đời nhằm tạo thuận lợi cho việc học trên lớp cũng như việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng mĩ thuật vào thực tế khi các em có thời gian thực hành, phát triển sở thích sáng tạo của mình.

Mỗi chủ đề trong sách gồm các bài tập liên kết với các nội dung hoạt động trong sách HỌC MĨ THUẬTđể các em có thể trau dồi, suy nghĩ, thực hành bằng cách lựa chọn phương án đúng, viết cảm nhận cá nhân, ghi lại ý kiến,… và sáng tạo. Phần giấy trắng và khung hình trên trang sách là nơi các em có thể vẽ, cắt/ xé dán, đính các sản phẩm tạo hình cá nhân theo yêu cầu bài tập của mỗi chủ đề. Từ các ý tưởng sản phẩm cá nhân, các em có thể hợp tác nhóm đôi, nhóm bàn hoặc nhóm lớn hơn để tạo sản phẩm chung tuỳ điều kiện vật liệu thực tế.

Để hoàn thiện bộ sách, chúng tôi có sử dụng một số hình ảnh trên internet. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn tác giả của các hình ảnh này và các cá nhân có mặt trong các bức hình trong cuốn sách.

Trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh đã hỗ trợ cho nhóm tác giả biên soạn bộ sách này.

Hi vọng bộ sách Bài tập thực hành Mĩ thuật[lớp 1 đến lớp 5, mỗi lớp 2 tập] do nhóm tác giả bộ sách HỌC MĨ THUẬT theo định hướng phát triển năng lực biên soạn sẽ cùng đồng hành với các em, hỗ trợ các em trên con đường tìm tòi, khám phá và sáng tạo bộ môn Mĩ thuật ở Tiểu học.

Các tác giả

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án điện tử lớp 3, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Mỹ thuật 3 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn. Mời các bạn cùng tải về Giáo án lớp 3 môn Mĩ thuật chương trình mới.

Xem thêm:

  • Giáo án lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống - Đầy đủ các môn
  • Giáo án Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức
  • Giáo án Toán lớp 3 sách Kết nối tri thức
  • Giáo án Đạo đức lớp 3 Kết nối tri thức

Nguồn:An Mạnh Hà

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức

Tuần 1

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Lớp:

MĨ THUẬT

CHỦ ĐỀ 1:

EM YÊU MĨ THUẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS biết về một số hoạt động thực hành, sáng tạo mĩ thuật trong và ngoài nhà trường.

- HS biết đến một số sản phẩm MT được thực hành trong môn học.

2. Năng lực:

- HS biết được về một số dạng sản phẩm MT tạo hình và sản phẩm MT ứng dụng được thực hành, sáng tạo trong nhà trường.

- HS phân biệt được sản phẩm MT 2D và 3D.

3. Phẩm chất:

- HS biết đến những hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật để quan tâm đến môn học hơn.

- HS biết được vẻ đẹp của sản phẩm MT, từ đó thêm yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- Một số sản phẩm MT 2D, 3D và sản phẩm MT tạo hình, ứng dụng để phân tích trực tiếp cho HS theo dõi, phân biệt.

- Một số video, clip giới thiệu về hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật như: Thực hành ngoài trời, tham quan bảo tang...để chiếu cho HS quan sát.

2. Học sinh:

- SGK mĩ thuật 3.

- Vở bài tập mĩ thuật 3.

- Bút chì, bút lông, hộp màu, sáp màu, giấy vẽ, giấy màu các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. [Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương].

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS xem video về các hoạt động vẽ tranh, các sản phẩm mĩ thuật đẹp.

- GV hỏi HS có yêu thích mĩ thuật không?

- Nhận xét, khen ngợi HS.

- Giới thiệu chủ đề bài học.

2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

2.1. Hoạt động mĩ thuật.

* Tiến trình của hoạt động:

- GV mời một số HS nói những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học.

- GV gợi ý:

+ Ở lớp, em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật?

+ Ở trường em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật?

+ Ngoài giờ học như cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ hay vào dịp hè, em có tham gia các hoạt động nào liên quan đến môn mĩ thuật không?

+ Trong các hoạt động đó em yêu thích hoạt động nào nhất?

- Căn cứ vào điều kiện tổ chức dạy học ở trường mình, GV cho HS xem thêm video clip giới thiệu về những hoạt động trải nghiệm liên quan đến mĩ thuật như: Thực hành pha hai màu cơ bản để có được màu thứ ba, thực hành, sáng tạo SPMT từ vật liệu có sẵn, trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vực vườn của trường, tham quan bảo tàng mĩ thuật, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, trong đó giới thiệu những phù điêu, tượng ở đây...

2.2. Sản phẩm mĩ thuật.

* Tiến trình của hoạt động:

- GV mời một số HS nói về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình.

- GV gợi ý:

+ Ở lớp 2 em đã vẽ, nặn được bao nhiêu SPMT ?

+ Ngoài vẽ, nặn em còn sử dụng cách nào để tạo nên SPMT ?

+ Sản phẩm MT 2D là gì ?

+ Sản phẩm MT 3D là gì ?

+ SPMT như thế nào thì gọi là SPMT tạo hình/ứng dụng ?

- Căn cứ vào SPMT tạo hình/ứng dụng, 2D, 3D đã chuẩn bị, GV phân tích trên SPMT cụ thể để giúp HS có ý thức rõ ràng về từng loại sản phẩm, giúp hệ thống và củng cố kiến thức về các dạng SPMT mà HS sẽ được thực hành, sáng tạo trong năm học lớp 3, cũng như các năm học tiếp theo.

3. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.

- GV cho HS viết những SPMT muốn thể hiện vào Vở bài tập MT3 hoặc vào giấy nhằm giúp HS có ý thức ban đầu về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện trong năm học này.

- GV khen ngợi động viên HS.

*Củng cố:

- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

- Khen ngợi, động viên HS.

- Liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống.

- Đánh giá chung tiết học.

*Dặn dò:

- Xem trước chủ đề: HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC.

- Chuẩn bị đầy đủ: Giấy vẽ, giấy màu, màu vẽ, keo, bút chì, kéo... cho bài sau.

- HS xem

- HS nêu

- Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT.

- HS nói những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học.

- Vẽ, xé dán, nặn, đắp nổi, làm sản phẩm MT từ vật liệu có sẵn, tái sử dụng, trưng bày sản phẩm MT...

- Thực hành mĩ thuật ngoài sân trường, tham gia triển lãm mĩ thuật toàn trường nhân dịp 20-11, trang trí bảng tin...

- Xem phòng tranh, khu trưng bày hiện vật ở bảo tàng, tham gia câu lạc bộ...

- HS nêu

- HS xem thêm video clip giới thiệu về những hoạt động trải nghiệm liên quan đến mĩ thuật như: Thực hành pha hai màu cơ bản để có được màu thứ ba, thực hành, sáng tạo SPMT từ vật liệu có sẵn, trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vực vườn của trường, tham quan bảo tàng mĩ thuật, tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, trong đó giới thiệu những phù điêu, tượng...

- HS nói về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình.

- 1, 2 HS nêu

- HS nêu

- 1 HS trả lời

- 1 HS nêu

- HS nêu

- Lắng nghe để có ý thức rõ ràng về từng loại sản phẩm, giúp hệ thống và củng cố kiến thức về các dạng SPMT mà HS sẽ được thực hành, sáng tạo trong năm học lớp 3, cũng như các năm học tiếp theo.

- HS viết những SPMT muốn thể hiện vào Vở bài tập MT3 hoặc vào giấy nhằm giúp HS có ý thức ban đầu về nhiệm vụ học tập sẽ thực hiện trong năm học này.

- Thực hiện

- 1, 2 HS nêu

- Phát huy

- Mở rộng kiến thực thực tế

- Trật tự

- Thực hiện ở nhà

- Chuẩn bị ở nhà

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC [Nếu có]

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

Tuần 2

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Lớp:

MĨ THUẬT

CHỦ ĐỀ 2:

HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC

CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC

[Tiết 1]

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét.

- HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.

2. Năng lực:

- HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích.

- HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi.

- HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.

3. Phẩm chất:

- HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống.

- HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.

- Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.

2. Học sinh:

- SGK mĩ thuật 3.

- Vở bài tập mĩ thuật 3.

- Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. [Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị].

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌCCHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS xem video về các Lễ hội, trang phục có hoa văn đặc sắc của một số dân tộc.

- Hỏi HS thấy hình ảnh gì trong video?

- Khen ngợi HS.

- GV giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

2.1. QUAN SÁT

a. Mục tiêu:

- HS biết đến hoa văn trên trang phục của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn giản.

- Thông qua quan sát, HS biết được hoa văn của một số dân tộc được kết hợp từ những nét đã biết.

b. Nội dung:

- HS quan sát một số hoa văn trên trang phục đã được đồ lại bằng nét.

- HS biết và gọi được tên một số nét trên hoa văn.

c. Sản phẩm:

- Có kiến thức cơ bản về hoa văn và yếu tố nét trong hoa văn.

d.Tổ chức thực hiện:

*Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Mông.

- GV cho HS quan sát một số trang phục có hoa văn như: mũ, váy, áo...

- GV cho HS quan sát một số hoa văn trên trang phục có tạo hình đơn giản trong SGK MT3, trang 8 và hỏi:

+ Hoa văn này có hình gì?

+ Hoa văn này được tạo nên từ những nét nào?

- GV mở rộng: Trang phục không chỉ là quần, áo, váy...để mặc mà còn là để đội như mũ, nón, khăn...Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay...Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng.

*Hoa văn trên trang phục của đồng bào Ê-Đê.

- GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trên trang phục trong SGK MT3, trang 9 và hỏi:

+ Hoa văn này được kết hợp từ những hình nào?

+ Các hình trong hoa văn được kết hợp như thế nào?

- GV cũng có thể sử dụng hình thức phân tích trực quan cho HS thuận tiện hình dung về cách sắp xếp hình trong hoa văn theo một số nguyên lí tạo hình cụ thể.

- GV mở rộng: Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa, lá, con vật...trong cuộc sống. Những hoa văn này được cách điệu từ các hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường dích dắc...

*Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc Chăm.

- GV hướng dẫn HS quan sát một số hoa văn trên trang phục trong SGK MT3, trang 10 và hỏi:

+ Hoa văn này được kết hợp từ những hình ảnh nào?

+ Màu sắc trong những hoa văn này được thể hiện như thế nào?

- Kết thúc phần này, GV cho HS trả lời câu hỏi trong SGK MT3, trang 10 và ghi tóm tắt một số ý kiến lên bảng [Không nhận xét].

2.2. THỂ HIỆN

a. Mục tiêu:

- HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu thích.

- Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức yêu thích.

b. Nội dung:

- HS thực hành việc sử dụng hoa văn để trang trí SPMT yêu thích.

c. Sản phẩm:

- SPMT có tạo hình hoa văn trang trí.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS thực hành chép một mẫu hoa văn theo gợi ý:

+ Hình dạng của hoa văn: Hoa văn có hình gì? Hoa văn gồm một hình hay là sự kết hợp của nhiều hình?

+ Chi tiết của hoa văn: Hoa văn được tạo nên từ những nét nào?

- Khi gợi ý, GV chỉ dẫn trên một hoa văn cụ thể hướng HS vẽ từ hình hoa văn rồi vẽ chi tiết. Nếu hoa văn được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình theo chiều từ trái sang phải.

- GV cho HS thực hành sử dụng mẫu hoa văn trang trí đồ vật theo gợi ý:

+ Đồ vật em định trang trí là gì?

+ Em sử dụng cách nào để trang trí?

+ Hình thức trang trí đồ vật là gì?

*Lưu ý: GV phân tích trên một SPMT có hoa văn trang trí để HS thuận tiện trong hình dung các hình thức sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật.

2.3. THẢO LUẬN

a. Mục tiêu:

- Biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm bạn theo những kiến thức đã học về nét tạo nên hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí SPMT.

- Trình bày những cảm nhận trước nhóm, lớp.

b. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã thực hiện.

- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK MT3, trang 12.

c. Sản phẩm:

- Hiểu biết về hoa văn và sử dụng hoa văn trong SPMT.

d. Tổ chức thực hiện:

- Thông qua SPMT của cá nhân/nhóm ở hoạt động Thể hiện, GV cho HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK MT3, trang 12:

+ Hoa văn trong trang trí sản phẩm gồm các yếu tố tạo hình nào?

+ Các hình thức sắp xếp hoa văn trong sản phẩm như thế nào?

- Trong quá trình thảo luận, GV có thể đưa thêm các gợi ý dựa theo SPMT thực tế để HS nhận biết rõ hơn về yếu tố nét trong hoa văn, cũng như sử dụng hoa văn trang trí theo những hình thức khác nhau [nhắc lại, xen kẽ, đối xứng].

- Căn cứ những SPMT đã thực hiện của HS, GV chốt ý nhấn mạnh đến yếu tố nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật tạo nên những vẻ đẹp khác nhau.

*Củng cố:

- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

- Khen ngợi HS học tốt.

- Liên hệ thực tế cuộc sống.

- Đánh giá chung tiết học.

*Dặn dò:

- Bảo quản sản phẩm của Tiết 1.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế...cho tiết học sau.

- HS xem video

- Lễ hội và trang phục người dân tộc

- Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT

- HS biết đến hoa văn trên trang phục của một số dân tộc được tạo nên từ nét đơn giản.

- HS biết được hoa văn của một số dân tộc được kết hợp từ những nét đã biết.

- HS quan sát một số hoa văn trên trang phục đã được đồ lại bằng nét.

- HS biết và gọi được tên một số nét trên hoa văn.

- HS có kiến thức cơ bản về hoa văn và yếu tố nét trong hoa văn.

- Quan sát, tiếp thu

- Quan sát, trả lời

- Hình chữ nhật, hình quả trám...

- Nét thẳng, nét cong, nét dích dắc...

- Lắng nghe, ghi nhớ: Trang phục không chỉ là quần, áo, váy...để mặc mà còn là để đội như mũ, nón, khăn...Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm thắt lưng, găng tay...Mỗi dân tộc có những bộ trang phục truyền thống, sử dụng những hoa văn trang trí tạo nên sự đa dạng, mang bản sắc riêng.

- Quan sát, trả lời câu hỏi

- Hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi...

- Đối xứng, lặp lại, xen kẽ...

- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức, hình dung về cách sắp xếp hình trong hoa văn theo một số nguyên lí tạo hình cụ thể.

- Ghi nhớ: Hoa văn trên trang phục của đồng bào dân tộc rất phong phú, mô phỏng hình hoa, lá, con vật...trong cuộc sống. Những hoa văn này được cách điệu từ các hình vuông, hình tam giác, đường thẳng, đường dích dắc...

- Quan sát và trả lời câu hỏi

- Hình tam giác, hình chữ nhật, hình thoi...

- Một màu, nhiều màu...

- HS trả lời câu hỏi trong SGK MT3, trang 10.

- HS chép được một mẫu hoa văn mình yêu thích.

- Sử dụng mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức yêu thích.

- HS thực hành việc sử dụng hoa văn để trang trí SPMT yêu thích.

- HS hoàn thiện được sản phẩm

- Thực hiện

- HS trả lời theo ý hiểu của mình

- 1, 2 HS nêu

- Quan sát, tiếp thu kiến thức: Vẽ từ hình hoa văn rồi vẽ chi tiết. Nếu hoa văn được kết hợp từ nhiều hình thì vẽ từng hình theo chiều từ trái sang phải.

- Thực hiện

- Đồ vật cũ, vẽ một đồ vật ra giấy...

- Vẽ, đắp nổi, ghép vật liệu...

- Theo một diện, theo hàng lối...

- Tiếp thu kiến thức: Hình dung các hình thức sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật.

- HS biết cách nhận xét, đánh giá SPMT của bạn, nhóm bạn theo những kiến thức đã học về nét tạo nên hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí SPMT.

- HS biết trình bày những cảm nhậncủa mình trước nhóm, lớp.

- HS quan sát SPMT của bạn, nhóm đã thực hiện.

- HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK MT3, trang 12.

- HS hiểu biết về hoa văn và sử dụng hoa văn trong SPMT.

- HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK MT3, trang 12 và trả lời:

- 1, 2 HS nêu

- HS nêu theo ý hiểu của mình

- HS nhận biết rõ hơn về yếu tố nét trong hoa văn, cũng như sử dụng hoa văn trang trí theo những hình thức khác nhau [nhắc lại, xen kẽ, đối xứng].

- Lắng nghe, ghi nhớ kiến thức: Yếu tố nét trong tạo hình hoa văn và sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật tạo nên những vẻ đẹp khác nhau.

- 1, 2 HS nêu

- Phát huy

- Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày.

- Thực hiện ở nhà

- Chuẩn bị đầy đủ

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC [Nếu có]

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

………………………………………………………………………

Tuần 3

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Lớp:

MĨ THUẬT

CHỦ ĐỀ 2:

HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC

CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC

[Tiết 2]

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- HS biết về một số hoa văn được tạo nên từ nét.

- HS hiểu về việc kết hợp của hoa văn trong trang trí đồ vật.

2. Năng lực:

- HS có khả năng sử dụng các nét đã biết để chép một mẫu hoa văn trên trang phục mình yêu thích.

- HS sử dụng được mẫu hoa văn yêu thích trang trí một đồ vật bằng hình thức vẽ, nặn, đắp nổi.

- HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một vật em yêu thích.

3. Phẩm chất:

- HS có ý thức gắn kết kiến thức môn học với việc trang trí, làm đẹp đồ vật trong cuộc sống.

- HS biết về vẻ đẹp trên trang phục của một số dân tộc, từ đó có thêm tình cảm với đồng bào ở các vùng miền của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Giáo viên:

- Một số hình ảnh, video clip giới thiệu về hoa văn trên trang phục của một số dân tộc tại địa phương để trình chiếu trên Powpoint cho HS quan sát.

- Hình ảnh SPMT được trang trí từ một số hoa văn để làm minh họa, phân tích về cách sử dụng hoa văn trong trang trí đồ vật để HS quan sát trực tiếp.

2. Học sinh:

- SGK mĩ thuật 3, sản phẩm của Tiết 1.

- Vở bài tập mĩ thuật 3.

- Giấy vẽ, giấy màu, bút chì, màu vẽ các loại, kéo, keo dán, đất nặn, vật liệu tái sử dụng. [Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương để cho các em chuẩn bị].

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌCCHỦ YẾU:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

1. HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG

- GV kiểm tra sản phẩm của HS trong Tiết 1.

- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HT của HS.

- Khen ngợi HS.

- GV giới thiệu chủ đề.

2. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH.

a. Mục tiêu:

- Sử dụng hoa văn để trang trí một chậu cây.

- Hình thành khả năng kết nối kiến thức đã học để tạo SPMT gắn với cuộc sống.

b. Nội dung:

- Sử dụng hoa văn yêu thích trang trí một chậu cảnh.

c. Sản phẩm:

- Chậu cây được trang trí bởi hoa văn.

d.Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát các bước trang trí chậu cây theo gợi ý:

+ Sử dụng vật liệu sẵn có/tái sử dụng như: bìa, vỏ chai...

+ Sử dụng cách tạo hoa văn theo hình thức nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng [các chấm tròn, hình vuông, hình chữ nhật...].

+ Kết hợp màu trong tạo hoa văn [ba màu: xanh lá cây, đỏ, vàng].

+ Sử dụng kĩ thuật in đơn giản là bôi màu lên vật cần in và đặt giấy lên để in.

+ Hoàn thiện sản phẩm.

- GV mời HS nhắc lại và lưu ý về các bước thực hiện.

- Căn cứ vào vật liệu chuẩn bị, HS thực hiện SPMT của mình.

- GV gợi ý cách thực hiện đối với phần chuẩn bị của mỗi HS và cho HS chủ động trong phần thực hành của mình.

*TRƯNG BÀY, NHẬN XÉT CUỐI CHỦ ĐỀ.

- GV tổ chức cho HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu theo một số gợi ý sau:

+ Hoa văn trang trí trên chậu cây của bạn được kết hợp từ những nét, hình, màu nào?

+ Phần trang trí trên chậu cây của bạn theo hình thức nào [nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng...]?

+ Cách tạo hoa văn của bạn là gì?

- GV cùng HS nhận xét, đánh giá SPMT trên cơ sở động viên, khích lệ HS là chính.

*Củng cố:

- Yêu cầu HS nêu lại kiến thức bài học.

- Khen ngợi HS học tốt.

- Liên hệ thực tế cuộc sống.

- Đánh giá chung tiết học.

*Dặn dò:

- Xem trước chủ đề: MÀU SẮC EM YÊU.

- Chuẩn bị đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, giấy vẽ, màu vẽ, tranh ảnh, vật liệu sẵn có, tái chế...cho tiết học sau.

- HS trình bày sản phẩm của Tiết 1

- Trình bày đồ dùng HT

- Mở bài học, ghi tên bài vào vở MT

- HS biết sử dụng hoa văn để trang trí một chậu cây theo ý thích.

- HS tạo được SPMT gắn với cuộc sống.

- HS sử dụng hoa văn yêu thích trang trí được một chậu cảnh yêu thích.

- Hoàn thiện được sản phẩm

- Quan sát, tiếp thu

- Chọn vật liệu theo khả năng của mình

- Nắm được cách tạo hoa văn theo hình thức nhắc lại, xen kẽ, lặp lại, đối xứng...

- Biết kết hợp màu trong tạo hoa văn [ba màu: xanh lá cây, đỏ, vàng].

- Biết bôi màu lên vật cần in và đặt giấy lên để in.

- Hoàn thành bài tập

- HS nhắc lại

- Thực hiện sản phẩm theo các vật liệu mình đã chuẩn bị.

- Thực hành làm sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm trên lớp.

- HS trưng bày SPMT cá nhân/nhóm, chia sẻ cảm nhận của bản thân và giới thiệu về sản phẩm.

- HS nêu

- HS trả lời

- HS nêu theo cảm nhận

- Nhận xét, tự đánh giá sản phẩm của mình, của bạn.

- 1, 2 HS nêu

- Phát huy

- Mở rộng kiến thức từ bài học vào cuộc sống hàng ngày.

- Thực hiện ở nhà

- Chuẩn bị đầy đủ

II. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC [Nếu có]

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

……………………………………………………………………

Còn nữa, mời các bạn tải về để lấy trọn bộ kì 1

Trên đây là Giáo án Mĩ thuật lớp 3 Kết nối tri thức. Giáo án có sẵn bản word để tải về. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ là sự tham khảo hữu ích cho thầy cô. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, thầy cô ấn vào nút tải về để lấy trọn bộ. Chúc thầy cô có những bài soạn hay nhất, chất lượng nhất.

Xem thêm: Giải bài tập SGK lớp 3 bộ Kết nối tri thức

  • Toán lớp 3 KNTT tập 1
  • Toán lớp 3 KNTT tập 2
  • Tiếng Việt lớp 3 KNTT tập 1
  • Tiếng Việt lớp 3 KNTT tập 2
  • Tiếng Anh lớp 3 KNTT
  • Tự nhiên xã hội lớp 3 KNTT
  • Đạo Đức lớp 3 KNTT
  • Tin học lớp 3 KNTT
  • Âm nhạc lớp 3 KNTT

Video liên quan

Chủ Đề