Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm kế toán trưởng

Tại khoản 4, Điều 53 Luật Kế toán quy định những người không được làm kế toán: “Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.”

Tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán quy định một trong những người không được làm kế toán là “Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 174 quy định “Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán là người quản lý doanh nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; là thành viên Ban Giám đốc (Ban Tổng giám đốc) hợp tác xã theo quy định của pháp luật hợp tác xã; là người đứng đầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh đơn vị kế toán ký kết giao dịch của đơn vị theo quy định”.

Khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp Phó Giám đốc là người giữ chức danh quản lý, có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của Công ty theo quy định tại Điều lệ Công ty thì việc bố trí Phó Giám đốc kiêm Kế toán trưởng là không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

Câu hỏi Gonnapass nhận được: Người đại diện pháp luật có được làm kế toán trưởng không?

Một cá nhân có thể làm kế toán trưởng cho nhiều công ty hay không?

Câu trả lời:

Người đại diện theo pháp luật có thể làm kế toán trưởng trong 1 số trường hợp cụ thể là

\> Doanh nghiệp tư nhân

\> Công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu

\> Các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

\> Không phải là nhà quản lý theo điều lệ của doanh nghiệp

Ví dụ: Công ty con tại Việt Nam 100% vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản (Đầu tư từ công ty mẹ), hiện tại cá nhân Việt Nam làm đại diện pháp luật. Vậy cá nhân này có thể làm kế toán trưởng hay không? Câu trả lời là

\> Có, nếu cá nhân này không phải nhà quản lý theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp

\> Không, nếu cá nhân này là nhà quản lý theo quy định tại điều lệ của doanh nghiệp

Nghị định 174/2016/NĐ-CP – Điều 19. Những người không được làm kế toán

1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán

(Cụ thể: a. Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

  1. Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích)

2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp Luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp Luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Điều 53. Kế toán trưởng

1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.

2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này.

Tham chiếu sang Luật Doanh nghiệp 2020

24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Có phải tất cả các công ty đều bắt buộc phải có kế toán trưởng không?

Luật Kế toán 88/2015/QH13 – Điều 50. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán

1. Tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc quyết định thuê doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán theo đúng quy định của Luật này.

2. Bố trí người làm kế toán trưởng hoặc quyết định thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của Luật này; trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và chịu trách nhiệm trực tiếp về hậu quả của những sai phạm do mình gây ra; chịu trách nhiệm liên đới đối với những sai phạm do người khác gây ra nhưng thuộc trách nhiệm quản lý của mình.

4. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị và thực hiện kiểm tra kế toán các đơn vị cấp dưới.

Luật doanh nghiệp 2020 – Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này.

Kế toán trưởng và Trưởng phòng kế toán ai lớn hơn?

Trưởng phòng kế toán và kế toán trưởng đều đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý và theo dõi hoạt động tài chính của công ty. Tuy nhiên, trưởng phòng kế toán có trách nhiệm lớn hơn trong việc quản lý và chỉ đạo toàn bộ bộ phận kế toán.

Khái niệm kế toán trưởng là gì?

Kế toán trưởng - người chịu trách nhiệm quản lý bộ phận kế toán hoặc giám sát một dự án lớn. Kỹ năng lãnh đạo rất cần thiết để quản lý nhóm hiệu quả và ủy thác nhiệm vụ một cách hợp lý nhất. Khả năng lãnh đạo đồng thời cũng giúp họ dễ dàng thăng tiến hơn trong sự nghiệp.

Kế toán trưởng làm những công việc gì?

Công việc của kế toán trưởng.

Điều hành và quản lý phòng kế toán. ... .

Giám sát và đảm bảo tính hợp pháp của sổ sách kế toán. ... .

Giám sát và đánh giá quy trình quyết toán. ... .

Phối hợp phân tích và dự đoán nguồn lực tài chính cho công ty. ... .

Tham gia lập báo cáo tài chính. ... .

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử ... .

Nhạy bén với các con số và dữ liệu..

Người nào trong tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc báo cáo và diễn giải các thông tin tài chính phù hợp cho hoạt động quản lý tổ chức?

Nhân viên kế toán (Accountant) là người chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp các thông tin tài chính của một tổ chức, đảm bảo tuân thủ luật pháp và các quy định về thuế.