Có nên mua xe chạy Grab 2022

Sau khoảng thời gian nền kinh tế bị đóng băng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người rơi vào cảnh thất nghiệp và có ý định bắt đầu lại bằng một công việc ít phụ thuộc vào người khác và giờ giấc tự do hơn. Chạy ô tô dịch vụ là công việc được lựa chọn nhiều nhất. Sau đại dịch, chạy xe dịch vụ có còn là một công việc ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển? Sau Tết Nguyên Đán có phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu công việc này? Hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây từ Caready nếu như bạn cũng có ý định mua ô tô chạy dịch vụ sau Tết nhé! 

Ưu- nhược điểm khi chạy xe dịch vụ 

Có nên mua xe chạy Grab 2022

Ưu- nhược điểm khi chạy xe dịch vụ

Ưu điểm khi chạy xe dịch vụ

Khi nhắc đến ô tô dịch vụ thì có một số hình thức phổ biến như: xe công nghệ ( GrabCar, GoCar, Be,...); xe đưa đón sân bay; xe du lịch gia đình; xe phục vụ cưới, hỏi,...

Dù là hình thức nào thì giờ giấc làm việc của bạn hoàn toàn tự do và thu nhập không bị giới hạn. Càng chạy được nhiều cuốc xe, thu nhập của bạn càng cao. 

Theo chia sẻ của một số tài xế chạy Grabcar, nếu một ngày bạn chạy từ 10-12 tiếng thì thu nhập có thể rơi vào khoảng 20-35 triệu/tháng. Nếu trừ đi khoản chiết khấu cho ứng dụng ( khoảng 25%) thì bạn còn lại 15- 25 triệu đồng/ tháng.

Ví dụ bạn cho thuê xe phục vụ cưới, hỏi…theo mức giá trung bình mà Caready tham khảo được từ các bên cho thuê, thì tùy vào loại xe bình dân hay hạng sang mà giá cho thuê sẽ dao động từ 1 triệu - 3 triệu đồng cho 1 buổi thuê xe ( khoảng 4 tiếng). Vậy nếu tận dụng các ngày cuối tuần trong tháng, bạn có thể kiếm thêm được từ 8 triệu- 24 triệu đồng từ dịch vụ cho thuê xe phục vụ cưới, hỏi. 

Ngày nay, với sự ra đời của một số ứng dụng cho thuê xe tự lái, người có ô tô lại có thêm một kênh để tăng thêm thu nhập. Khi tham gia các ứng dụng này, chỉ cần cung cấp đầy đủ thông tin xe: hãng, số chỗ ngồi, màu sắc, biển số,...khi khách hàng có nhu cầu sẽ liên hệ với bạn để thỏa thuận thuê xe theo giờ hoặc theo ngày. Một số ứng dụng thuê xe mà bạn có thể tham khảo: 

  • Booking
  • Mioto
  • TripX
  • Xego
  • Dicar…

Nhược điểm khi chạy xe dịch vụ 

Việc chạy xe dịch vụ, đặc biệt là chạy xe công nghệ cũng tồn tại nhiều rủi ro. Rủi ro thứ nhất đến từ chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe. Vì đa phần, các tài xế thường mua xe đã qua sử dụng để tham gia chạy xe công nghệ. Và việc bảo dưỡng, sửa chữa xe cũ cũng tiêu tốn nhiều hơn so với xe mới. Theo chia sẻ của một tài xế chạy xe công nghệ, phần chi phí này của một số dòng xe cũ như Kia Morning 2008, Matiz 2009, Toyota Vios 2017, Toyota Innova 2017 hay Toyota Fotuner 2016 có thể lên đến 5-7 triệu đồng/ tháng. 

Một rủi ro khác của việc chạy xe dịch vụ sau Tết đó là lượng khách không ổn định, dẫn đến thu nhập cũng bấp bênh, không đủ bù đắp chi phí sửa chữa, nhiên liệu, phí đăng kiểm,...Lấy ví dụ như việc bổ sung phí sử dụng nền tảng của Grab từ ngày 19/2/2020 đã ảnh hưởng rất nhiều đến lượng khách sử dụng dịch vụ này. Cụ thể, phần cước của mỗi cuốc xe nay sẽ tăng lên so với trước đây do áp dụng phụ thu phí sử dụng nền tảng, việc bổ sung thêm phí không ảnh hưởng đến thu nhập của tài xế nhưng có thể sẽ khiến nhiều người không còn muốn đặt xe nữa vì giá tăng. 

Khoảng giữa năm 2021, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Khắp nơi phong tỏa, giao thông ngưng trệ, du lịch đóng băng, tiệc tùng không thể tổ chức, chính vì thế, dịch vụ cho thuê xe phục vụ cưới, hỏi, du lịch hay đưa đón sân bay cũng vắng khách. Nếu tình trạng này không may lại tiếp tục diễn ra, thì ngành xe dịch vụ sẽ khó càng thêm khó. 

Có nên mua ô tô chạy dịch vụ sau Tết?

Từ những nhược điểm đã kể trên, việc mua ô tô để chạy dịch vụ, đặc biệt là tham gia các ứng dụng gọi xe công nghệ ( Grab, Gojek, Be,...) vào thời điểm sau Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Chỉ nên mua ô tô để chạy dịch vụ sau Tết nếu bạn có được lượng khách tiềm năng ổn định như: dịch vụ xe du lịch gia đình, đưa đón sân bay,...

Những lưu ý khi mua ô tô chạy dịch vụ sau Tết

Có nên mua xe chạy Grab 2022

Lưu ý khi mua xe chạy dịch vụ sau Tết

Dù là mua xe mới hay cũ để chạy dịch vụ sau Tết thì bạn cũng nên lưu ý những điều sau:

Lựa chọn nơi mua uy tín 

Nếu mua xe mới, bạn nên đến thẳng các đại lý chính hãng để nhận được dịch vụ tư vấn, giá bán và chính sách hậu mãi tốt nhất. 

Nếu mua xe cũ, có thể chọn mua ở những người thân quen hoặc khi mua xe, nên có thêm một người có kinh nghiệm đi cùng để tránh bị “dắt” khi mua xe cũ

Xem thêm: Kinh nghiệm dành cho những người lần đầu mua ô tô

Chú ý các điều khoản trong hợp đồng mua bán 

Số  tiền cọc, thời gian giao- nhận xe là hai điều khoản bạn phải đặc biệt chú ý trong hợp đồng mua bán nếu không muốn xảy ra mâu thuẫn với đại lý khi mua xe. 

Chú ý đến lãi suất, thời gian trả lãi, các điều khoản trong hợp đồng vay nếu mua xe trả góp 

Mua trả góp là một cách phổ biến hiện nay để sở hữu ô tô nhanh chóng. Hầu hết các ngân hàng đều có mức lãi suất, thời gian vay rất hấp dẫn ở dịch vụ này. Hãy so sánh giữa các ngân hàng để có được mức lãi suất tốt nhất cho mình nhé! 

Xem thêm: Tổng hợp lãi suất vay mua xe trả góp của 15 ngân hàng tốt nhất hiện nay

Đăng ký đổi biển số vàng khi kinh doanh dịch vụ 

Theo quy định mới, từ ngày 1/1/2022, các xe kinh doanh dịch vụ phải đổi sang biển số vàng. Nếu không tuân thủ, chủ xe có thể bị phạt từ 2-4 triệu đồng ( đối với cá nhân) và 4-8 triệu đồng ( đối với tổ chức). Nếu mua xe mới, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ từ nhân viên bán hàng cho mình để có thể đăng ký cấp biển số vàng nhanh chóng. Còn khi mua xe đã qua sử dụng, chủ xe cũ chưa thực hiện thủ tục này thì bạn đừng quên đăng ký cấp đổi biển số đúng quy định để tránh bị phạt nhé! 

Trên đây là những chia sẻ của Caready về việc có nên mua ô tô để chạy dịch vụ sau Tết. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Đừng quên truy cập Caready để tìm mua chiếc xe phù hợp với mình một cách nhanh chóng, dễ dàng nhất nhé!

Xem thêm: Tư vấn mua xe chạy Grabcar hiệu quả