Con cò ngữ văn 9 nghệt thuật nội dung năm 2024

Xem thêm : Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải (Sơ đồ tư duy) 3 Dàn ý & 21 bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

Con cò ăn đêm,

Con cò xa tổ,

Cò gặp cành mềm,

Cò sợ xáo măng…

  • Hình ảnh con cò trong ca dao đã gợi lại ít nhiều sự phong phú về ý nghĩa hình ảnh con cò đó là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ, trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn.
  • Cách cò vừa gợi lên cuộc sống yên ả thanh bình “bay lả bay la” lại vừa gợi cuộc sống nhọc nhằn, bất trắc trong cuộc mưa sinh “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mền lộn cổ xuống ao”.
  • Có hai biểu tượng trong câu hát ru: “Ngủ yên…” đó là con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng, lời mẹ ru con cò hòa lẫn lời ru con. Lòng mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé, đáng thương, đáng được che chở.

⇒ Lời ru vỗ về và giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, hình ảnh con cò qua lời ru đã đến với tâm hồn tuổi thơ. Đứa trẻ qua âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của mẹ. Đoạn thơ khếp lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: “Ngủ yên, ngủ yên,…)

  • Hình ảnh con cò từ trong lời ru của mẹ đẫ đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đường.
  • Biểu tượng cánh cò bầu bạn

“Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân”

Xem thêm : Thành phần tình thái là gì? Nhận biết, tác dụng và lấy ví dụ?

→ Đó là những hình ảnh đẹp được xây dựng bằng trí tưởng tượng, gợi cuộc sống ấm áp, tươi sáng của tuổi thơ, được che chở, nâng nui, dìu dắt của mẹ từ khi được nằm trong nôi cho đến tuổi tới trường. Cách cò trở thành người bạn đồng hành trên suốt đường đời cho đến lúc trưởng thành.

  • Lúc trường thành

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ,

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…

  • Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và tình mẹ, cánh cò và cuộc đời, con người có sự hòa quyện, khó phân biệt, gắn với cuộc đời con người trên mỗi bước đường lớn khôn, trưởng thành.

→ Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng của lòng mẹ, dìu dắt, nâng đỡ con suốt cuộc đời.

c. Suy ngẫm và triết lý về lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người

  • Đoạn thơ cho thấy hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt đời.

“Dù ở gần con…Cò mãi yêu con”.

→ Lời ru chứa đựng cả lòng nhân ái, bao dung rộng lớn của cuộc đời với mỗi số phận. Những câu cuối trở lại với âm hưởng lời ru, lời thơ thấm đượm triết lý trữ tình, trong cánh cò kia chứa đựng cả nhưng nông sâu của cuộc đời.

Con cò là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp. Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên đã ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc sống con người.

Tóm tắt Con cò (mẫu 2)

Từ hình ảnh trong ca dao qua các lời hát ru: “con cò cổng phủ”, "con cò Đồng Đăng” nay đã hóa thân vào hình bóng của người mẹ gầy lam lũ trọn đời lo lắng cho con. Hình ảnh con cò trong ca dao là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng sáng tạo rộng mở của tác giả. Nó đã trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng lại rất gẫn gũi, rất quen thuộc mà do đó có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới giàu giá trị biểu cảm.

Con cò ngữ văn 9 nghệt thuật nội dung năm 2024

Tóm tắt Con cò (mẫu 3)

Qua lời ru thắm thiết nghĩa tình của mẹ, hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi âu thơ một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. Tác giả so sánh con cò trong câu ca của mẹ với hình ảnh đứa con bé bỏng, ngây thơ. Con được mẹ ôm ấp, chăm bẵm, sống trong tình yêu thương vô bờ của mẹ nên thật thanh thản vô tư. 6 câu thơ cuối đoạn, tác giả đã mượn lời của người mẹ và trực tiếp bộc lộ cảm xúc. Con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng đã ngợi ca tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Mẹ luôn nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé, đáng thương, cần được che chở.

Tóm tắt Con cò (mẫu 4)

Cánh cò đồng hành với con người từ tuổi nằm nôi đến tuổi đi học và cho đến lúc trưởng thành đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng và bền bỉ của người mẹ. Dù là khi ấu thơ hay lúc trưởng thành, người mẹ luôn đồng hành cùng con, theo bước chân con. Chế Lan Viên đã thật khéo léo trong việc mượn hình ảnh con cò để nói về sự che chở, tình thương yêu mà mẹ dành cho đứa con của mình. Hình ảnh con cò trong khổ thơ không còn là con cò bay lả bay la, bay vào câu hát lời ru nữa, mà đã hóa thân vào hình tượng mẹ.

Tóm tắt Con cò (mẫu 5)

Bài thơ Con cò nhắc lại hình ảnh con cò quen thuộc trong ca dao nhưng nhà thơ không dừng ở những ý tứ có sẵn mà mở rộng, nâng cao thành biểu hiện cao quý của tình mẹ, lòng mẹ lớn lao, sâu nặng, lâu dài đối với cuộc đời của mỗi đứa con. Bài thơ Con cò được viết theo thể tự do, các câu thơ dài ngắn không đều, nhiều câu thơ được lặp lại, nhịp điệu biến đổi linh hoạt. Mỗi đoạn đều bắt đầu bằng vài câu thơ ngắn, sau đó là những câu thơ dài mở ra sự liên tưởng phong phú hoặc suy ngẫm có tính triết lí sâu xa. Khai thác hình ảnh con cò trong những lời hát ru đã có tự ngàn năm, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa to lớn của lời ru đối với đời sống tâm hồn của mỗi con người.

Tác giả - Tác phẩm Con cò

Tác giả

1. Tiểu sử

- Chế Lan Viên (1920 - 1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.

- Quê quán: Cam An, Cam Lộ, Quảng Trị. Từ năm 1927, gia đình ông chuyển vào An Nhơn, Bình Định.

- Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung.

- Ông tham gia cách mạng tháng Tám ở Quy Nhơn.

- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình - Trị - Thiên.

- Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.

- Sau 1975, ông vào sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục hoạt động văn học.

2. Sự nghiệp văn học

  1. Tác phẩm chính

- Thơ: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973),...

- Tiểu luận - phê bình: Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn (1960), Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971),...

  1. Phong cách nghệ thuật

- Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945 - 1958).

- Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời".

- Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng và có những thay đổi rõ rệt.

- Trong thời kì 1960 - 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.

- Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống".

→ Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

  1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” của Chế Lan Viên.

  1. Bố cục: 3 phần

- Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ.

- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng.

- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

  1. Giá trị nội dung

- Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người.

  1. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ thành công trong với thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao.