Đánh giá công ty quản lý quỹ năm 2024

Hội thảo diễn ra vào chiều ngày 29/6, tại TP. Ninh Bình do Tạp chí Chứng khoán và Vụ Quản lý các công ty Quản lý quỹ và Quỹ đầu tư Chứng khoán (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) đồng tổ chức với sự phối hợp của Công ty cổ phần Quản lý quỹ VinaCapital (VCFM).

Hội thảo có sự hiện diện của ông Lương Hải Sinh - Phó Chủ tịch UBCKNN; Ông Khương Tiến Hùng - Vụ trưởng Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và Quỹ đầu tư chứng khoán; Bà Tạ Thanh Bình - Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường cùng các lãnh đạo các đơn vị thuộc UBCKNN, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh cùng sự tham dự của đại diện của Lãnh đạo các công ty quản lý quỹ, các ngân hàng lưu ký, giám sát, các đại lý phân phối...

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBCKNN Lương Hải Sinh nhấn mạnh, ngành Quản lý quỹ ở Việt Nam còn khá non trẻ, chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển trong gần 20 năm trở lại đây. Trong giai đoạn 2017-2022, tổng tài sản quản lý của toàn bộ thị trường có tốc độ tăng trưởng khoảng 25% mỗi năm; tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ tăng trưởng với mức trung bình khoảng 42% mỗi năm (ngoại trừ năm 2022). Tuy nhiên, kết quả hoạt động được nhiều người đánh giá là chưa tương xứng với vai trò của ngành Quản lý quỹ và tiềm năng của thị trường.

Tại Hội thảo, ông Brook Taylor - Tổng Giám đốc VCFM cho rằng, ngành Quản lý quỹ có tiềm năng khá lớn và đóng góp vào việc phát triển thị trường chứng khoán cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Đất nước. Để ngành Quản lý quỹ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn, trong thời gian tới, đòi hỏi cơ quan quản lý cần có các quy định rõ ràng và hiệu quả để ban hành kịp thời các chính sách phát triển ngành Quản lý quỹ.

Đại diện Vụ Quản lý các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán, UBCKNN đã trình bày tổng quan về thị trường quản lý quỹ Việt Nam. Theo đó, ngành Quản lý quỹ có tiềm năng lớn và đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam, ngành này vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu. Do đó, trong thời gian tới, để ngành Quản lý quỹ phát triển tương xứng với tiềm năng, đòi hỏi cơ quan quản lý cần có các giải pháp, chính sách thúc đẩy ngành phát triển hơn nữa.

Cũng tại Hội thảo, đại diện một số công ty quản lý quỹ đã trình bày một số tham luận về xu hướng, lợi ích và thách thức trong đầu tư tích hợp ESG, các thông lệ tốt nhất trong ngành, về Quỹ Hưu trí bổ sung tự nguyện: vai trò của nhà đầu tư tổ chức trong một nền kinh tế và các nội dung khác như về xác thực định danh điện tử (eKYC) và Online Form – Những đòi hỏi từ thực tiễn và giải pháp… đã cho thấy các cơ hội cũng như những thách thức đặt ra đối vớ các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoài ra, các đại biểu tham dự hội thảo cũng đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ngành Quản lý quỹ, đồng thời đánh giá các chính sách, giải pháp hỗ trợ các công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư chứng khoán thời gian qua, từ đó đã đưa ra những đề xuất các giải pháp tiếp tục hỗ trợ các các công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán phát triển hơn nữa trong thời gian tới…

Với sự phát triển của thị trường chứng khoán, một số tổ chức ra đời nhằm đáp ứng và cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động đầu tư này trong đó có công ty quản lý quỹ. Vậy, công ty quản lý quỹ là gì, đặc điểm mô hình và cách thức hoạt động ra sao sẽ được giải đáp theo bài viết dưới đây.

Đánh giá công ty quản lý quỹ năm 2024

Công ty quản lý quỹ là gì? Hoạt động của công ty quản lý quỹ?

Công ty quản lý quỹ là một mô hình được bắt đầu và xây dựng từ nước Mỹ, tại Việt Nam tổ chức này được thanh lập dựa theo luật chứng khoán để thực hiện các nhiệm vụ chính như: quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán.

Đánh giá công ty quản lý quỹ năm 2024

Công ty quản lý quỹ không thể thiếu đối với thị trường chứng khoán hiện nay

Nói dễ hiểu, công ty quản lý quỹ có thể xem là một công ty trung gian giúp doanh nghiệp quản lý tài chính và chuyên thành lập, quản lý các quỹ đầu tư và chuyên thành lập cũng như quản lý các quỹ đầu tư. Điều này giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn trong thị trường chứng khoán.

Điều kiện cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư là gì?

Theo Điều 75 Luật Chứng khoán 2019, điều kiện để công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được cấp phép thành lập và hoạt động, bao gồm:

“(1) Điều kiện về vốn bao gồm: việc góp vốn điều lệ vào công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải bằng Đồng Việt Nam; vốn điều lệ tối thiểu để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại Việt Nam theo quy định của Chính phủ.

(2) Điều kiện về cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:

– Cổ đông, thành viên góp vốn đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 74 của Luật này;

– Cổ đông, thành viên góp vốn là nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 77 của Luật này;

– Cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và người có liên quan của cổ đông, thành viên góp vốn đó (nếu có) không sở hữu trên 5% vốn điều lệ của 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán khác.

Đánh giá công ty quản lý quỹ năm 2024

Thành lập công ty quản lý quỹ cần đúng quy định pháp luật

(3) Điều kiện về cơ cấu cổ đông, thành viên góp vốn bao gồm:

– Có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức. Trường hợp công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;

– Tổng tỷ lệ vốn góp của các tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó các tổ chức là ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, công ty chứng khoán sở hữu tối thiểu là 30% vốn điều lệ.

(4) Điều kiện về cơ sở vật chất bao gồm:

– Có trụ sở làm việc bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán;

– Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang bị, thiết bị văn phòng, hệ thống công nghệ phù hợp với quy trình nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh chứng khoán.

(5) Điều kiện về nhân sự bao gồm:

Có Tổng giám đốc (Giám đốc), tối thiểu 05 nhân viên có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ và tối thiểu 01 nhân viên kiểm soát tuân thủ. Tổng giám đốc (Giám đốc) phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

– Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù hoặc bị cấm hành nghề chứng khoán theo quy định của pháp luật;

– Có tối thiểu 04 năm kinh nghiệm tại bộ phận nghiệp vụ của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm hoặc tại bộ phận tài chính, kế toán, đầu tư trong các doanh nghiệp khác;

– Có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ hoặc chứng chỉ tương đương theo quy định của Chính phủ;

– Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn 06 tháng gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp có Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) phụ trách nghiệp vụ thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản này và có chứng chỉ hành nghề chứng khoán phù hợp với nghiệp vụ phụ trách.

(6) Dự thảo Điều lệ phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 80 của Luật này.

Những hoạt động nào của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện?

Theo khoản 1 Điều 87 Luật Chứng khoán 2019, những hoạt động sau đây phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi thực hiện, bao gồm:

+ Tạm ngừng hoạt động, trừ trường hợp tạm ngừng do nguyên nhân bất khả kháng;

+ Chào bán và niêm yết chứng khoán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tại nước ngoài;

+ Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;

+ Thành lập, đóng cửa chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài; thành lập công ty con tại nước ngoài; thay đổi nghiệp vụ kinh doanh tại chi nhánh; thành lập, đóng cửa phòng giao dịch;

+ Thay đổi tên, địa điểm chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch;

+ Thực hiện dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 86 của Luật này.”

Nhiệm vụ chính của công ty quản lý quỹ là gì?

Theo quy định của Luật Việt Nam. công ty quản lý quỹ sẽ có 3 nhiệm vụ chính như sau:

  • Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán: Huy động vốn đồng thời quản lý tài sản của doanh nghiệp. Hoạch định và ra chiến lược cho mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý các hạng mục đầu tư của doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu: Đánh giá và phân tích thị trường, từ đó đưa ra các phương án hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp.
  • Tư vấn, đầu tư và tài chính: Tư vấn và trực tiếp thực hiện các giao dịch đầu tư cho khách hàng, tối ưu hóa tài sản và ngân sách của khách hàng.

Đánh giá công ty quản lý quỹ năm 2024

Công ty quản lý quy có 3 nhiệm vụ chính với doanh nghiệp

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin về khái niệm, đặc điểm và cách thức của công ty quản lý quỹ là gì. Hy vọng bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.