Đau bụng bên trái là bị gì năm 2024

Đau bụng trái là dấu hiệu hay gặp phải ở bất kỳ người nào. Nguyên nhân của hiện tượng này khá đa dạng. Tùy thuộc vào vị trí đau, biểu hiện đau… mà xác định nguyên do. Cùng Hoàn Mỹ tìm hiểu về triệu chứng đau bụng bên trái ngay trong bài viết sau đây.

\>>> Xem thêm:

  • Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhanh chóng
  • Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
  • NIPT là xét nghiệm gì? 9 điều cần biết về xét nghiệm sàng lọc NIPT

Đau bụng bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

Thường gặp nhất, đau bụng bên trái là dấu hiệu của táo bón hoặc đầy hơi. Nhưng với nhiều trường hợp khác có thể là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý liên quan về đường tiêu hóa hoặc các bệnh liên quan về sinh dục. Để biết rõ hơn về đau bụng trái, bạn cần tìm hiểu vị trí bị đau và mức độ đau như thế nào.

Đau bụng trái sẽ có 2 vị trí:

  • Đau bụng trái phía trên: được đánh dấu từ phía dưới xương sườn. Có thể là dấu hiệu của các bệnh liên quan đến lá lách, tuyến tụy, dạ dày, phổi và đại tràng. Bên cạnh đó, cũng cần theo dõi nguy cơ về tim.
  • Đau bụng trái phía dưới: phần cuối đại tràng, buồng trứng, thận,…

Để chi tiết hơn, bạn tham khảo các nguyên nhân dẫn đến đau bụng trái dưới đây:

Nguyên nhân nào dẫn đến đau bụng trái?

1. Viêm túi thừa

Viêm túi thừa là tình trạng túi thừa đang bị viêm nhiễm, Phù nề các mô ở xung quanh túi, thường gặp ở người lớn tuổi (đặc biệt từ 40 tuổi trở đi).

Triệu chứng dễ nhận biết của viêm túi thừa là: đau bụng bên trái phía trên, sốt, buồn nôn, co thắt dạ dày, cảm giác đầy hơi, đau khó chịu khi đại tiện, ăn không ngon.

Để điều trị viêm túi thừa, chấm dứt đau bụng trái, bạn cần nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt điều độ. Và nếu như tình trạng nghiêm trọng hơn thì nên gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị bằng cách uống kháng sinh hoặc phẫu thuật.

2. Viêm ruột thừa

Viêm ruột thừa là tình trạng bệnh phổ biến. Nếu như bạn đang có biểu hiện như: đau bụng bên trái ngang rốn 5cm, ăn mất ngon, buồn nôn, sốt, tiêu chảy hoặc táo bón thì đó là dấu hiệu cảnh báo của viêm ruột thừa.

Nếu để viêm ruột thừa kéo dài mà không điều trị, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bạn nghĩ như đau quằn quại, hoa mắt chóng mặt… Thậm chí biến chứng nặng hơn cần phải cắt bỏ ruột thừa hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

3. Táo bón

Tình trạng táo bón gây ra đau bụng trái được xem là rất phổ biến và gần như ai cũng đều mắc phải. Táo bón là hiện tượng do cơ thể mất nước, không cung cấp đủ nước, chế độ ăn ít chất xơ mà giàu đạm, béo kết hợp lười vận động.

Các triệu chứng dễ dàng nhận biết khi bị táo bón: đau bụng, đi đại tiện không được, chướng bụng, chảy máu nhẹ ở hậu môn, chất thải cứng và thô.

Để chấm dứt tình trạng trên, bạn chỉ cần cân bằng lại chế độ ăn uống giàu chất xơ và vitamin, uống đủ nước và vận động thường xuyên. Tuy nhiên, nếu như táo bón kéo dài mặc dù bạn đã cải thiện ăn uống thì nên gặp bác sĩ để thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp để tránh biến chứng nặng sau này.

Đau bụng bên trái là bị gì năm 2024
Đau bụng bên trái xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau (Nguồn: Internet)

4. Sỏi thận

Nếu như đau bụng bên trái mà kèm theo các triệu chứng như đau lưng, háng, đi tiểu thường xuyên mà đau buốt, nước tiểu lẫn máu, sốt, buồn nôn thì có thể bạn đang bị sỏi thận.

Sỏi thận là hiện tượng có các tinh thể rắn, cứng nằm trong thận được hình thành từ cặn canxi hoặc axit uric tích tụ lại. Bị sỏi thận có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến do chế độ ăn uống không hợp lý, uống nước ít hoặc thận suy yếu…

Do đó, bạn nên gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nặng sau này.

5. Viêm dạ dày ruột

Dạ dày và ruột là 2 cơ quan trong hệ tiêu hóa dễ bị viêm, nhiễm trùng do ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút gây ra.

Triệu chứng của Viêm dạ dày ruột là đau bụng bên trái, tiêu chảy kèm theo máu, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, cơ thể mất nước.

Nếu bạn gặp những dấu hiệu trên thì nên đến các cơ sở y tế ngay để được điều trị kịp thời.

6. Viêm ruột

Ở đường ruột, ngoài viêm ruột ra còn liên quan đến viêm loét đại tràng, bệnh crohn đều có thể gây ra hiện tượng đau bụng trái, đầy hơi khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, đi đại tiện – tiểu tiện khó khăn, sụt cân mất kiểm soát, sốt, ớn lạnh.

Để điều trị viêm ruột, phương pháp sử dụng phổ biến nhất vẫn là thay đổi chế độ ăn uống hợp lý, sử dụng thuốc giảm viêm, hoặc nghiêm trọng hơn có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ

7. Bị đau bụng dưới bên trái ở nữ khi đến ngày kinh nguyệt

Đau bụng khi đến ngày kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến gặp ở phụ nữ. Những cơn đau xuất hiện theo từng cơn, đau nhói bụng dưới bên trái, đau lưng, đầy hơi, buồn nôn, đau đầu và mệt mỏi.

Nếu bạn đang đến ngày kinh nguyệt mà có dấu hiệu trên thì đừng quá lo lắng. Hãy ngủ nghỉ, thư giãn và không làm việc quá sức trong khoảng thời gian này. Nếu như cơ đau kéo dài ngày hoặc cứ đến chu kỳ kinh nguyệt sẽ đau có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng hoặc thuốc giảm đau dành cho phụ nữ hành kinh. Hoặc nghiêm trọng hơn, hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn và điều trị.

\>>> Xem thêm:

  • Kinh nguyệt không đều: Nguyên nhân và phương án điều trị
  • 9 Dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết, đơn giản
  • Đặt vòng tránh thai có hiệu quả không? Khi nào nên đặt vòng tránh thai?
    Đau bụng bên trái là bị gì năm 2024
    Đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể do đau khi đến ngày kinh nguyệt, lạc nội mạc tử cung (Nguồn: Internet)

8. Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý nghiêm trọng trong sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Các tế bào niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài từ cung gây đau dữ dội. Bệnh này có tác động lớn không chỉ về mặt sức khỏe mà còn về khả năng sinh sản.

Một số triệu chứng của lạc nội mạc tử cung là đau bụng dưới bên trái kèm theo đau lưng, chảy máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ, tiêu chảy hoặc táo bón, khô hạn.

Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ thưởng chỉ định uống thuốc tránh thai kết hợp nội tiết tố. Tuy nhiên nếu nặng hơn, bạn có thể phải phẫu thuật cắt bỏ mô niêm mạc ngoài tử cung đó.

9. U nang buồng trứng bên trái

Bệnh lý U nang buồng trứng là hiện tượng những túi chứa đầy dịch nằm trong buồng trứng gây đau và khó chịu. Khi những u nang này bị vỡ ra sẽ có nhiều triệu chứng nghiêm trọng như đau nhói bụng dưới bên trái, đau khi quan hệ tình dục, đau vùng chậu, buồn nôn, ói mửa, đại tiện – tiểu tiện khó khăn…

U nang buồng trứng là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, Do đó bạn cần được khám và điều trị kịp thời.

Bị đau bụng dưới bên trái ở nam

10. Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là khi có một mô, tạng nào đó như mạc nối, ruột… không nằm trong vị trí vốn có của nó trong cơ quan đó mà lại chui xuống vùng bẹn. Bệnh Thoát vị bẹn gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu như không được điều trị kịp thời, như: hoại tử, Thiếu máu nuôi, nhiễm trùng…

Biểu hiện của thoát vị bẹn: đau bụng dưới bên trái, xuất hiện khối u hoặc phình to ra ở bẹn, tiểu tiện và đại tiện khó khăn, khi ho sẽ có cảm giác đau nhói, buồn nôn và ói mửa.

11. Xoắn tinh hoàn

Thừng tinh hoàn bị xoắn lại, cản trở lưu thông máu đến bìu được gọi là bệnh xoắn tinh hoàn. Bệnh này cần phải phẫu thuật ngay để ngăn chặn những tổn thương vĩnh viễn như không có khả năng sinh con, chức năng sinh dục bị hạn chế.

Bên cạnh bị đau bụng dưới bên trái, các triệu chứng bị xoắn tinh hoàn gồm có: sưng bìu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và ói mửa.

Đau bụng bên trái là bị gì năm 2024
Đau bụng dưới bên trái ở nam do xoắn tinh hoàn hoặc Thoát vị bẹn (Nguồn: Internet)

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dựa trên những nguyên nhân trên, bạn có thể xác định được khả năng mình bị gì để có phương án điều trị phù hợp. Nếu những cơn đau kéo dài, quằn quại kèm theo các triệu chứng nặng khác thì việc gặp bác sĩ là điều cần thiết.

Cách phòng tránh bị đau bụng bên trái

  • Có một chế độ ăn uống hợp lý.

Đại đa số những cơ đau bụng trái xuất hiện nhiều do xuất phát từ việc ăn uống không khoa học. Do đó, hãy có một chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin và chất xơ, đồng thời cung cấp đủ nước cho cơ thể hàng ngày.

  • Khám sức khỏe định kỳ.

Việc đau bụng trái có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nặng của một số bệnh lý. Nếu khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ hạn chế được rủi ro các nguy cơ trên và có phương án điều trị kịp thời trước khi bệnh chuyển biến nặng.

  • Đối với những người thường xuyên xuất hiện cơn đau bụng bên trái mà đã xác định được nguyên nhân

Bạn có phương án phù hợp điều trị dứt điểm. Song song đó, cần theo dõi và kiểm tra để tránh tái phát bệnh.

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến đau bụng trái. Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học thường thức, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Đau bụng bên trái ngang rốn là bệnh gì?

Đau bụng bên trái trên rốn với tính chất đặc biệt như đột ngột, kéo dài, tiến triển nặng không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Thường xảy ra nhất là các bệnh tật trong ổ bụng như bệnh về dạ dày, lách, thận, tim, phổi, rối loạn ruột,...

Tại sao lại bị đau bụng bên trái?

Đau bụng bên trái có thể là dấu hiệu của đầy hơi, khó tiêu chức năng nhưng đôi khi khi cảnh báo những tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: viêm túi thừa, viêm ruột thừa, sỏi thận…

Đau ruột thừa đau bên trái hay phải?

Đau ruột thừa là tình trạng cơn đau khó chịu xuất hiện ở vùng bụng dưới bên phải, xảy ra do một số nguyên nhân khác nhau, phổ biến như viêm, tắc nghẽn, khiến không gian lòng ruột bị thu hẹp. Vấn đề này có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Theo đó, ruột thừa là một túi nhỏ gắn liền với ruột, nằm ở bụng dưới bên phải.

Đau bụng bên trái dưới sườn ở nữ là bệnh gì?

Đau bụng bên trái dưới xương sườn ở nữ giới. Có thể do u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, nang buồng trứng, viêm vùng chậu hoặc mang thai ngoài tử cung.