Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thị

Trẻ khiếm thị là trẻ 0-16 tuổi, có khuyết tật về thị giác. Sau khi đã được điều trị/điều chỉnh khúc xạ thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng/tối – nghĩa là vẫn gặp khó khăn trong các hoạt động sử dụng mắt. Trường hợp trẻ hoàn toàn không thấy gì được gọi là mù loà.

Phân loại khiếm thị

Trẻ bị khiếm thị, khả năng thị lực và thị trường của mắt hạn chế hơn so với trẻ bình thường. Cụ thể như sau:

* Thị lực: là khả năng nhìn thấy chi tiết của mắt.

* Thị trường: là toàn bộ không gian mà mắt có thể thấy được khi nhìn thẳng phía trước, với đôi mắt , đầu và thân thể đứng yên.

Thị Lực                        

Thị Trường

Thị trường ngang

Thị trường dọc         

Trẻ bình thường

1 Vis

Một mắt: 1500

Hai mắt: 1800

1100

Trẻ khiếm thị

Mù                    

Mù hoàn toàn  

0.0 – 0.005 Vis                      

Hai mắt: 0 – 100                        

0 – 100

Mù thực tế

0.005 – 0.04 Vis

Hai mắt: <100

<100

Nhìn kém

Nhìn kém

0.09 – 0.3 Vis

Một mắt: 1500

Hai mắt: 1800

1100

Nhìn quá kém

0.04 – 0.08 Vis

Một mắt: 1500

Hai mắt: 1800

1100

Nguyên nhân

Nguyên nhân bẩm sinh: di truyền gen, cha mẹ bị nhiễm các chất độc hoá học, người mẹ bị các bệnh khi đang mang thai, tai nạn gây chấn thương thai nhi, …

Nguyên nhân do nhiễm bệnh/virus: người mẹ hoạc đứa trẻ bị nhiễm virus, mắc các bệnh nặng khi mới sinh, thiếu vitamin, …

Nguyên nhân chấn thương/tai nạn: đau mắt, tai nạn giao thông, chấn thương não, bị thương ở mắt…

Khó khăn của trẻ khiếm thị

  • Trong đời sống xã hội, các thông tin được tiếp thu chủ yếu qua mắt, đây cũng là kênh giao tiếp chính. Trẻ bị khiếm thị sẽ rất khó khăn trong học hỏi ở giai đoạn đầu đời, khó khăn trong giao tiếp và phát triển ngôn ngữ.
  • Khó khăn khi tự sinh hoạt hàng ngày
  • Việc đi lại và làm việc, giải trí
  • Ảnh hưởng đến quá trình đọc – viết
  • Dễ rơi vào tình trạng tự ti, thu mình lại

Trẻ bị khiếm thị tuy gặp khó khăn về nhận thức thị giác tuy nhiên trẻ vẫn là một đứa trẻ toàn diện về mọi mặt. Cha mẹ và người xung quanh trẻ cần giúp trẻ vượt qua giai đoạn đầu bằng các biện pháp trị liệu khúc xạ, giúp trẻ làm quen với môi trường sống và những hạn chế thị giác của mình. Để trẻ đủ tự tin tiếp tục học tập, hoà nhập, cống hiến như nhưng đứa trẻ bình thường khác.

Hiện nay, tại Việt Nam, các trường học chưa có nhiều phương pháp hỗ trợ trẻ bị khiếm thị, do đó mà trẻ khiếm thị thường rất khó hoà nhập và phát triển cùng với các bạn bè bình thường khác. Cha mẹ có thể xem xét đưa con đến các trường chuyên biệt để được các chuyên gia giáo dục đặc biệt chăm sóc và hỗ trợ kịp thời.

-------------------------------------------------------------------------------

Mọi thông tin cũng như thắc mắc về chương trình học cho các bé, ba mẹ có thể tham khảo tại thông tin dưới đây:

Học viện giáo dục hòa nhập Edison ( https://edison.hoanhap.edu.vn/ )

Address: 196/143 Trường Chinh, Quán Ngữ, Kiến An, Hải Phòng, Vietnam

Phone:  022 536 1111 - 0833 319 119

Email: 

Website: https://edison.hoanhap.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/Edison.HoaNhap.edu.vn/

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng ThS.BS Dương Văn Sỹ - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói và không hình thành được ngôn ngữ. Nếu trẻ khiếm thính được phát hiện từ sớm và quan tâm hỗ trợ với các phương pháp đặc biệt sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển những khả năng vốn có của mình.

Nguyên nhân khiến trẻ khiếm thính có thể bắt nguồn từ trước, trong và sau khi sinh:

1.1 Nguyên nhân xảy ra trước khi sinh

  • Bẩm sinh: Dị dạng tai, khiếm khuyết vành tai
  • Do bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai (cúm, sởi hay các bệnh do virus khác).
  • Tiền sử gia đình bị khiếm thính di truyền khiến tai trong phát triển không bình thường.

1.2 Trong khi sinh

  • Đẻ non dưới 6 tháng
  • Cân nặng thấp dưới 2kg
  • Chấn thương não do can thiệp sản khoa.

1.3 Sau khi sinh

  • Do mắc các bệnh nhiễm trùng: Viêm màng não mủ, sởi, quai bị, viêm não.
  • Các bệnh của tai do viêm: Viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính.
  • Do nhiễm độc thần kinh thính giác do một số thuốc (gentamicin, streptomycin, quinin..)
  • Chấn thương vào đầu, tổn thương vùng đầu như chấn động hay nứt hộp sọ.

Khi trẻ bị mắc các bệnh kể trên, nếu thấy các dấu hiệu nghe kém, chảy mủ tai hoặc đau trong tai cha mẹ cần đưa trẻ đến khám và chữa ở các đơn vị chuyên khoa tai mũi họng.

Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thị

Trẻ sinh non dưới 6 tháng có nguy cơ khiếm thính

Các dấu hiệu của việc mất thính lực ở mỗi trẻ mỗi khác và mức độ khiếm thính ở trẻ cũng khác nhau. Một số bé có thể quấy khóc và tỏ ra mất bình tĩnh với bất kỳ một âm thanh nào, trong khi một số bé khác vẫn sinh hoạt bình thường, và thậm chí không có một dấu hiệu bất thường nào hết. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận biết dấu hiệu của trẻ khiếm thính thông qua các biểu hiện sau đây:

2.1 Đối với trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi

  • Không giật mình khi bất ngờ nghe phải âm thanh lớn.
  • Không có bất kỳ phản xạ nào với âm thanh, âm nhạc hay giọng nói. Không có biểu hiện hướng về nơi phát ra âm thanh.
  • Không cảm thấy thoải mái với những âm thanh du dương, êm dịu.
  • Không cựa mình hoặc thức giấc khi có giọng nói hay tiếng ồn lúc đang ngủ trong phòng yên tĩnh.
  • Sau 2 tháng, trẻ vẫn không thể phát ra những nguyên âm đơn giản như ô, a...
  • Nghe những giọng nói quen thuộc mà trẻ lại cảm thấy mới lạ, không có cảm giác yên tâm.

2.2 Đối với trẻ 4 - 8 tháng tuổi

  • Không xoay đầu hay hướng mắt về nơi phát tra âm thanh mà trẻ không nhìn thấy.
  • Trong môi trường yên tĩnh, trẻ không thay đổi biểu hiện đối với âm lượng giọng nói khác nhau hay tiếng ồn lớn
  • Không hứng thú với đồ chơi lúc lắc, chuông rung hay những đồ chơi có tiếng.
  • 6 tháng tuổi, bé không hề cố gắng bắt chước để tạo ra một âm thanh nào đó.
  • Trẻ ngơ ngác khi nghe nói chuyện,thường xuyên phải hỏi lại câu hỏi hoặc phải nhìn miệng để đoán từ.
  • Chưa biết “lảm nhảm” với chính mình hay phản xạ lại khi người khác nói chuyện.
  • Không có phản xạ khi nghe hiệu lệnh “không/ không được” cũng như cảm nhận được giọng điệu lời nói.
  • Có vẻ chỉ nghe được một vài âm thanh nhất định nào đó
  • Cảm nhận được tiếng động rung nhưng chỉ một số tiếng động nhất định
  • Quay lại chỉ vì nhìn thấy cha mẹ chứ không phải do cha mẹ gọi, có thể bị nhầm lẫn rằng trẻ đang lờ đi hay đang bị phân tán. Đây có thể là biểu hiện của chứng mất hoàn toàn hay một phần thính lực.

2.3 Đối với trẻ từ 9 - 12 tháng

Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thị

Trẻ không có phản ứng gì khi được gọi tên là dấu hiệu nhận biết sớm

  • Không có phản gì khi được gọi tên mình.
  • Không thay đổi tông điệu khi tự nói chuyện với mình.
  • Không quay đầu nhanh hay hướng thẳng đến nơi âm thanh được phát ra.
  • Không nói được một số phụ âm như m, p, b, g...
  • Không tương tác với âm nhạc bằng cách lắng nghe, nhảy hay ê a theo bài hát.
  • Trẻ học nói muộn, hoặc dửng dưng trước mọi âm thanh. Tới 1 tuổi mà chưa nói các từ đơn lẻ như da da, ma ma, ta, ta, nói ngọng.
  • Không hiểu được một số từ chỉ đồ vật quen thuộc hàng ngày, hay làm một số động tác khi nghe tín hiệu như đưa tay chào khi nghe bye bye, hoặc làm theo chỉ dẫn như lại đây, cười nào...
  • Hay bật tivi to.

Cha mẹ cần thông báo ngay với bác sĩ và cho trẻ đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trên.

Dấu hiệu nhận biết trẻ khiếm thị

Mục đích của đo thính lực là để đánh giá sức nghe của trẻ một cách chính xác, tìm hiểu nguyên nhân giảm thính lực của trẻ

Để nhận biết dấu hiệu khiếm thính ở trẻ sơ sinh, có thể xác định qua các bước:

Bước 1: Để trẻ nằm ngửa trên giường, người thử đứng ở phía đầu trẻ, cách nửa mét.

Bước 2:Thực hiện vỗ tay, hoặc lắc xúc xắc... để phát ra tiếng động xem trẻ có quay đầu về hướng đó không. Làm lại 3 lần và quan sát phản ứng của trẻ.

3.2 Kiểm tra khả năng nghe của trẻ trên 3 tuổi

Bước 1: Để trẻ ngồi quay lưng lại người thử, lần lượt bịt từng bên tai và hướng về bên đối diện nói từng từ đơn, cường độ nói bình thường để trẻ nhắc lại. Nếu trẻ nhắc lại 4 - 5 lần đều đúng có thể coi sức nghe bình thường.

Bước 2: Làm lại với tai bên đối diện.

Bước 3: Nếu phát hiện trẻ nói sai, hoặc không nhắc lại được các âm thanh lời nói, cần cho trẻ đến các đơn vị chuyên khoa uy tín để đo thính lực.

3.3 Đo thính lực

Mục đích của đo thính lực là để đánh giá sức nghe của trẻ một cách chính xác, tìm hiểu nguyên nhân giảm thính lực của trẻ. Từ đó chọn lựa phương pháp khắc phục: cho trẻ đeo máy trợ thính hay phẫu thuật. Giúp chọn lựa loại máy trợ thính cho phù hợp với trẻ.

Trẻ bị khiếm thính nếu được phát hiện sớm và quan tâm kịp thời thì khả năng hồi phục cao, đặc biệt đối với trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị khiếm thính, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở, bệnh viện uy tín để kiểm tra thính lực, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, tại Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec có triển khai dịch vụ đo thính lực đơn âm và đo nhĩ lượng. Đây là các phương pháp khách quan, có thể sử dụng cho những trường hợp không hợp tác, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Các bước thực hiện kiểm tra thính lực với máy đo thính lực KARNSTORCH được nhập khẩu Đức. Kết hợp với các chuyên viên thính học sẽ xác định con bạn mất thính giác kiểu gì qua test thính học. Chuyên viên thính học là người được huấn luyện đặc biệt để làm các test thính giác và điều trị thính giác.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM: