Đêm NAY EM như một VÌ SAO phần 3

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Giới thiệu về cuốn sách này

Đã có nhiều sách vở, tài liệu, phim ảnh của nhiều ngôn ngữ mô tả lại những thảm họa mà người dân Việt Nam đã phải gánh chịu trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Để tìm hiểu thêm về phim Bóng Quá Khứ, chúng tôi đã có cuộc mạn đàm viễn liên sau đây với đạo diễn Trần Hoàng Thanh Tâm, một ngày trước khi cô lên đường theo chuyến trình chiếu ở Âu châu.

Hưng Việt: Dạ, trước hết xin kính chào cô Thanh Tâm ạ

Thanh Tâm: Dạ, Thanh Tâm xin kính chào anh Hưng Việt và kính chào toàn thể quý vị đang nghe chương trình SBS.

Hưng Việt: Cám ơn cô đã nhận lời cho cuộc phỏng vấn này. Trước hết xin cô có thể vui lòng cho biết cái thông điệp cô muốn gửi tới khán giả của cuốn phim Bóng quá khứ là gì?

Thanh Tâm: Trước hết thì em xin cám ơn anh Hưng Việt đã tạo cơ hội cho Thanh Tâm có dịp tâm tình cùng với khán giả ở toàn nước Úc cũng như ở Brisbane. Dạ thưa chúng ta đã có rất là nhiều sách vở hình ảnh tài liệu về chiến tranh, về di tản, về vượt biển của người Việt Nam, nói về thuyền nhân Việt Nam và thông điệp của Bóng quá khứ là muốn nói đến cái số phận bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam đã kéo dài gần nửa thế kỷ qua sau cuộc chiến tranh và muốn chia sẻ nỗi đau của những người thuyền nhân đã phải trải qua trong các chuyến hành trình đi tìm tự do của họ, cũng như là muốn nhắn đến những giới trẻ là biết về lịch sử của những thuyền nhân của những thế hệ đi trước, những hy sinh của họ, những cái đau thương mất mát.

Hưng Việt: Thưa cô có nói đối tượng mà nhắm tới là thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta, thì ngoài ra Bóng quá khứ có nhắm tới những khán giả mà không phải người Việt để họ hiểu hơn về cuộc chiến Việt Nam hay không ạ?

Thanh Tâm: Dạ có. Đó là lý do tại sao em gửi cái phim này đi dự những liên hoan phim quốc tế. Khi mà chúng ta được chọn vào vòng chung kết thì cái phim này sẽ được chiếu rộng rãi cho rất là nhiều người xem để những người khán giả chưa hề biết về cuộc chiến tranh Việt Nam hay họ chưa có khái niệm về thuyền nhân thì từ đó họ có thể biết được.

Hưng Việt: Còn những người ở trong nước thì sao thưa cô?

Thanh Tâm: Sau khi công chiếu ở những thành phố lớn có đông người Việt Nam sinh sống thì hy vọng là Thanh Tâm chiếu ở trên mạng xã hội. Và từ đó thì các bạn trẻ trong nước có thể xem được.

Hưng Việt: Như vậy thì khi mà thực hiện cái cuốn phim Bóng quá khứ thì ngay các bước đầu tiên là kịch bản thì chắc cô cũng phải tốn rất nhiều thời gian sưu tầm những cái tài liệu để viết thành cái kịch bản nói về số phận của những người phụ nữ Việt Nam trong cuộc chiến phải không ạ?

Thanh Tâm: Dạ. Thanh Tâm khi mà viết kịch bản đã dành thời gian để hỏi anh chị em bạn bè, và trong gia đình về cái hành trình đi tìm tự do của họ để mình có thể tìm mẫu số chung và từ đó mình có thể viết lên cái kịch bản này. Mà Thanh Tâm rất là may mắn là đã có rất là nhiều anh em giúp đỡ và cố vấn để cho ra đời tác phẩm Bóng Quá Khứ.

Hưng Việt: Bước tiếp theo là khi mà tìm diễn viên, tức là Casting, thì cô đã có những sự giúp đỡ nào hay là cô đã dựa theo kinh nghiệm sau khi thực hiện các cuốn phim đầu tiên là Bông hồng cho mẹ phải không ạ?

Thanh Tâm: Cái phim đầu tiên là Bông hồng của mẹ và cái phim này rất là ngắn và em thực hiện để tốt nghiệp trường điện ảnh. Và thực sự mà nói thì cái phim Bông hồng của mẹ nó dễ hơn nhiều tại vì những người có kinh nghiệm đóng phim rồi. Nhưng mà đối với phim Bóng quá khứ này thì những thành phần tham gia vào đa số là người Việt Nam phải nói tiếng Việt lưu loát cho nên rất là khó để em đi tìm diễn viên ở tại thành phố Toronto nơi em sinh sống. Cuối cùng thì em quyết định là mình sẽ dùng những người diễn viên không chuyên. Bởi vì em nghĩ một phần đó là có một số phim nổi tiếng của Holywood khi mà họ ra mắt phim rồi thì chúng ta mới biết đến người diễn viên đó. Phải nói là em nghĩ là mình cũng đã khá là liều lĩnh.

Hưng Việt: Nói về vấn đề kỹ thuật chút xíu nhé. Thì sau khi có diễn viên có kịch bản thì cô tìm phim trường ở đâu và máy móc ở đâu mà có?

Thanh Tâm: Bởi vì quay ở những địa điểm khác nhau cho nên là em tự đi tìm. Em đã nhờ được trụ trì của chùa Pháp Vân để cho mượn tu viện của Thầy ở thành phố Nanticoke cách Toronto chừng 2 giờ lái xe. Trước đó em rất là sợ đi vào khu nghĩa trang nhưng mà em phải đi rất nhiều lần tìm cái cảnh quay đầu tiên trong phim cũng như là đi tìm góc quay, những nơi nào họ cho phép mình quay. Em ghé vào nhà thờ em xin phép mục sư cho em mượn cái nghĩa trang này để quay phim hay không, thì may mắn là mục sư đã cho phép em làm cái điều đó.

Hưng Việt: Thưa cô thực hiện Bóng quá khứ có được sự hỗ trợ tài chính từ đâu hay không và cô tìm những sự hỗ trợ đó có khó khăn lắm hay không?

Thanh Tâm: Dạ thưa về vấn đề tài chính để mà chúng ta có kinh phí về máy móc cũng như là lo ăn uống cho đoàn phim rồi tới chuyện cắt ghép kỹ thuật âm nhạc này nọ, thì em đã kêu gọi bạn bè trong vòng thân hữu của em đóng góp thôi và có những người họ đóng góp bằng cách họ cho tiền 100, 200 đô có người cho 1.000 đô cũng một phần nào giúp em trang trãi chi phí. Cái tiền thuê máy móc và mua bảo hiểm cho đoàn phim và cái tiền ăn uống cho họ trong cái lúc mà quay phim cũng khá là cao và em đã phải tự gồng gánh những chi phí đó bởi vì em không có sự ủng hộ tài chánh từ chính phủ cũng như em không có nhận được sự hổ trợ từ các công ty lớn. Bởi vì lúc đó thực sự em cũng chỉ là một người đạo diễn mới ra nghề thôi. Em muốn hoàn thành nó trước tháng 4 năm 2020. Em dự dịnh là sẽ ra mắt phim 45 năm Saigon sụp đỗ, nhưng mà bởi vì người tính không bằng trời tính. Khi em làm phim xong mà muốn ra mắt phim thì lại gặp cái Covid.

Hưng Việt: Cô có thể cho thính giả của chúng tôi đi ngược dòng thời gian một chút là cô cho biết cái cơ duyên nào mà cô bước chân vào cái ngành điện ảnh này. Tại sao cô thích và đam mê điện ảnh đến như thế?

Thanh Tâm: Dạ em nghĩ đam mê chỉ là một phần thôi, phần còn lại đó là về ý nghĩa của cuốn phim. Nói về cái cơ duyên thì ngày xưa em làm người mẫu và em có làm diễn viên phụ cho một agency của công ty mainstream ở đây. Thì từ đó là em thích về phim ảnh và sau này em đã phải gạt bỏ cái đam mê của mình để mà chăm sóc cho gia đình nhỏ. Cho đến khi mà em bước chân vào cái ngành truyền thông sau đó là làm truyền hình em rất là muốn thực hiện những cái phim tài liệu cho cộng đồng của mình về đề tài nhức nhối trong nước như là Formosa, về luật đặc khu chẳng hạn. Thì đó là lý do thúc đẩy em ghi danh để mà học cái khóa đào tạo chuyên môn về làm film production. Khi mà em bước chân vào học đường lúc đó em nghĩ là em chỉ dừng lại sau khi mà hoàn thành khóa học film tài liệu thôi, nhưng mà có những người bạn bè những người thầy cô trong trường đó đã khuyến khích em tiếp tục học thêm về điện ảnh.

Hưng Việt: Sau phim Bóng quá khứ này cô có dự định thực hiện một quyển phim nào khác nữa hay không và nếu có thì về cái đề tài gì?

Thanh Tâm: Dạ có. Sau khi mà làm phim Bóng quá khứ thì có một đài truyền hình đa sắc tộc ở tại Canada mời em làm đạo diễn cho một cái phim tài liệu về thuyền nhân kỷ niệm 50 năm khi mà Saigon sụp đỗ, thì em đã nhận lời hy vọng là sẽ có thời gian apply xin funding từ chính phủ. Thật sự thì phim tài liệu thì em chưa có làm. Thì đây là thử thách mới của em.

Và tiếp đó em đang viết kịch bản để làm về đề tài người phụ nữ Việt Nam bởi vì em là người phụ nữ Việt Nam. Em nghĩ là em thích làm những phim về sự bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam.

Cái đề tài mà em nhắm tới là 39 thuyền nhân đã chết ở tại Anh quốc.

Và có một đề tài khác mà sau khi em chiếu phim ở Seatle có một số những chú bác cựu quân nhân đề nghị em làm một cái phim về đề tài trại cải tạo ở Suối Máu và em cũng đang thu thập tài liệu để mình có thể thực hiện cái phim này. Nhưng mà em nghĩ đây cũng là một thử thách thức lớn đối với em bởi vì việc xây dựng lại một cái phim mà có cái tính chất là liên quan đến lịch sử thì cần phải có rất nhiều tài liệu để đi sát với thực tế nhất.

Đêm NAY EM như một VÌ SAO phần 3

Một cảnh trong phim

Hưng Việt: Chúng tôi được biết là phim Bóng quá khứ này đã được trình chiếu ở rất là nhiều nơi ở Mỹ và cô sắp sửa thực hiện một cuộc hành trình qua bên Âu Châu sau dó là sẽ sang đến Úc châu vào đầu tháng 10. Thưa cô ở những nơi mà phim đã được trình chiếu rồi đó thì phản hồi từ khán giả ra sao?

Thanh Tâm: Dạ em đã chiếu ở thành phố Toronto 3 lần chiếu ở Ottawa, Montreal, Vancouver đó là Canada. Ở Mỹ thì em đã chiếu ở Arizona, California, Portland và Seatle, cái phản hồi của khán giả thì rất là nhiều và em sẽ kể sơ qua một số kỷ niệm mà nó đọng lại trong lòng em và nó là một cái động lực để cho em cố gắng tiếp tục.

Lần đầu tiên em chiếu ở thành phố Toronto trong vòng thân hữu thôi bởi vì lúc đó vẫn còn lockdown do Covid và chính phủ họ hạn chế người tham dự cho nên là em chỉ có thể mời được khoảng 150 người là thân hữu và những người trong đoàn phim đến xem. Và đêm hôm đó em nhớ là đã có rất nhiều người đã khóc, và khen ngợi. Họ bắt đầu kể cho nhau nghe về cái hành trình đi tìm tự do của họ. Và đó là là cái điều em rất là mong mỏi. Có rất nhiều người anh biết không họ đã quen nhau mấy mươi năm rồi nhưng mà họ chưa bao giờ tâm sự với nhau về chuyến đi của họ hết, chưa bao giờ kể cho nhau nghe cái quá khứ mà phải nói là ám ảnh suốt cuộc đời của họ. Và khi mà em đến Vancover thì có một em, em này ngồi bên cạnh mẹ của mình xem phim và khi người mẹ khóc thì đứa con gái cũng khóc theo, sau đó em hỏi mẹ thì mẹ mới kể là gia đình của mình đã có những người chết như vậy ở trên biển.

Và sau khi mà xem phim xong đó một đứa cháu ngoại 13 tuổi mới chạy đến và hỏi bà ngoại về hành trình đi tìm tự do của bà ngoại và từ đó bà ngoại mới ngồi xuống và kể cho cháu của mình nghe.

Và khi em đến Portland thì em có được nhạc sĩ Từ Công Phụng đến xem phim ông cũng đã tặng ca khúc Khi tôi dến nơi đây cho em.

có câu chuyện cũng khá là vui. Khi mà em chiếu ở Montreal thì có một chị đang xem phim thì chị cứ dụi mắt chị khóc thì contact lens nó rơi ra. Thì chỉ xúc động lắm. Khi mà em chiếu ở thành phố Toronto lần cuối cùng vừa rồi đó thì chị lái xe từ Montreal xuống 6 tiếng đồng hồ để xem lại cái phim này.

Hưng Việt:  Tôi có được anh Quang Phục là người điều hợp việc đón tiếp cô ở Brisbane cho biết ngay cả việc mà ở khách sạn và di chuyển bằng máy bay sang đến Úc này rồi về đó thì cô và phái đoàn cũng tự đài thọ lấy thì tôi nghĩ đó là một sự hy sinh rất là lớn lao. Cô có thể cho biết những cái tốn kém đó có thể được bù đắp bởi tiền bán vé từ ban tổ chức hay không?

Thanh Tâm: Dạ thưa anh đó là sự hy sinh của những người trong đoàn phim đi chung với em bởi vì họ phải tự túc họ phải tự lo hết. Tất cả những chi phí ăn uống đi lại, khách sạn và vé máy bay. Những cái sự hy sinh của họ bởi vì họ là những người thuyền nhân, họ là những anh chị em của em ở trong cộng đồng, sinh hoạt chung với nhau và bởi vì họ thấy ý nghĩa của cuốn phim này cho nên họ đi theo ủng hộ cho em. Cho nên qua cái chương trình này em cũng rất là cảm ơn anh chị ở trong đoàn phim.

Thực sự mà nói thì chi phí bán vé ở tại những thành phố mà em chiếu phim chỉ đủ trang trải tiền mướn rạp. Anh biết khi mình tổ chức sự kiện có rất là nhiều những chi phí nhỏ. Những chi phí không tên mà chúng ta không thể nào liệt kê hết.

Hưng Việt:  Dạ chúng tôi hiểu được điều đó thành thử ra mới nêu lên cái điểm này để đồng hương ở những nơi mà phái đoàn tới và trình chiếu cuốn phim hiểu được cái sự hy sinh đó để mà đến ủng hộ và có thể đóng góp phần nào về những cái chi phí cho phái đoàn. Điểm cuối cùng là cô còn có điều gì khác cô muốn chia sẻ với thính giả hay không ạ?

Thanh Tâm: Dạ, em cảm ơn anh Hưng Việt đã tạo cơ hội cho em, Thực sự em muốn nhấn mạnh một điều đó là Bóng quá khứ không phải là phim về thương mại. Khi mà em làm cái phim này đó em không có nghĩ là mình có thể lấy lại được vốn nữa, đừng nói gì mà kiếm tiền từ cái phim này, cho nên là em mong mọi người hiểu. Có một số người đặt câu hỏi là tại sao không có chiếu miễn phí cho nhiều người đến xem. Nhưng mà thực sự đó là buổi chiếu phim này không phải đơn thuần là một buổi chiếu phim không mà nó còn có một chương trình văn nghệ Thuyền viễn xứ trước đó và có rất là nhiều sự chuẩn bị từ ban tổ chức cho quý vị có một buổi sinh hoạt văn hóa nghệ thuật Việt Nam và có sự tâm tình cùng với đoàn phim. Cho nên là em mong là quý vị có thể hiểu. đối với bộ phim Bóng quá khứ hay bộ phim Việt Nam, chúng ta chỉ có thể chiếu ở trong cộng đồng và nếu mà chúng ta nói về chính trị nữa thì chỉ gói ghém lại những người tỵ nạn cộng sản mà thôi. Nó cũng không thể chiếu ở trong nước với 90 triệu dân nữa. Cho nên thực sự là nó bị hạn chế rất là nhiều khán giả. Và đó là điều mà em muốn nhấn mạnh: đó là chúng tôi làm cuốn phim này không phải là vấn đề thương mại mà chúng tôi muốn để lại cho thế hệ trẻ một cái tác phẩm về điện ảnh nói về lịch sử của thuyền nhân và sự đau thương của người phụ nữ Việt Nam họ phải gánh chịu trước và sau cuộc chiến.

Hưng Việt: Thay mặt cho thính giả chúng tôi thành thật cám ơn cô Thanh Tâm đã dành thời giờ rất là quý báu của cô. Chúc cô được nhiều sức khỏe và cuốn phim được thành công mỹ mãn.

Thanh Tâm: Dạ em xin cám ơn anh Hưng Việt.

Muốn biết thêm chi tiết về các buổi trình chiếu “Bóng Quá Khứ” ở Úc, xin liên lạc với anh Quang Phục 0401-253-488

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Một cảnh trong phim