Độ giảm hàm lượng chất khô hòa tan là gì năm 2024

Khi sấy khô một thể tích nước đã biết đã được lọc sạch cặn lơ lửng ở nhiệt độ 100 -105 oC và cân lượng cặn còn lại ta có tổng chất rắn hoà tan. Đại lượng này đo bằng mg/L, viết tắt là TRHT (Total Disolved Solids-TDS). Đây chủ yếu là các khoáng chất và một lượng nhỏ các chất hữu cơ hoà tan. Đối với nước thải phần hữu cơ có thể có giá trị lớn.

Để xác định riêng phần muối khoáng hoà tan, cần nung lượng cặn này ở 500-800oC để phần hữu cơ cháy hết, lượng cặn còn lại tính bằng mg/L chính là tổng lượng muối khoáng hoà tan, viết tắt là TKHT.

TRHT nói chung và TKHT nói riêng quyết định nước thuộc loại nào theo phân loại về hàm lượng TKHT. Nó cũng quyết định vị và một phần mùi, màu của nước.

Trên bảng 1.1. là phân loại tự nhiên theo TKHT.

Bảng 1.1 - Phân loại nước tự nhiên theo TKHT

Loại nước

TKHT, mg/L

Ngọt

< 1000

Lợ

1000 ¸ 25000

Mặn

25000 ¸ 50000

Nước muối

\> 50000

Các chất tan gây ra TKHT bao gồm các cation và anion.

Các cation phổ biến trong nước là (xếp theo thứ tự độ phổ biến giảm dần): Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Fe2+, Mn2+...

Các anion phổ biến trong nước là (xếp theo thứ tự độ phổ biến giảm dần): Cl-, HCO3-, SO42- , CO32-, Br-, I-, F-, HSiO3-...

Các khí trong nước: O2, N2, CO2, H2S, CH4, Ar, Rn...

Độ giảm hàm lượng chất khô hòa tan là gì năm 2024

Đo lường giá trị TDS

.jpg)

Đo lượng giá trị TDS trong nước

Hai phương pháp chủ yếu để đo tổng chất rắn hòa tan là gravimetry (phân tích trọng lượng) và conductivity (độ dẫn điện). Các phương pháp phân tích trọng lượng là chính xác nhất và liên quan đến việc làm bay hơi các dung môi chất lỏng và đo khối lượng phần dư còn lại. Phương pháp này thường là tốt nhất, mặc dù là nó tốn nhiều thời gian. Nếu các muối vô cơ chiếm đại đa số tổng chất rắn hòa tan, thì phương pháp phân tích trọng lượng là thích hợp.

Độ dẫn điện của nước là có liên quan trực tiếp đến nồng độ ion hóa của các chất rắn hòa tan trong nước. Ion từ các chất rắn hòa tan trong nước tạo ra khả năng dẫn điện của nước, cái mà có thể được đo bằng máy đo độ dẫn (conductivity meter) hoặc máy đo TDS (TDS meter) hay còn gọi là các máy kiểm tra chất lượng nước. Khi tương quan với các phép đo TDS trong phòng thí nghiệm, độ dẫn cung cấp một giá trị gần đúng cho nồng độ TDS, thường có độ chính xác đến mười phần trăm.

Mối quan hệ giữa TDS và độ dẫn điện cụ thể của nước ngầm xấp xỉ theo phương trình sau đây:

TDS = keEC

Trong đó TDS được tính bằng mg/L và EC (electric conductivity) là độ dẫn điện được tính bằng microsiemens trên centimet ( /cm) ở 25 °C. Hệ số tương quan ke dao động giữa 0,55 và 0,8

Phân loại nước

Nước có thể được phân loại theo số lượng tổng chất rắn hòa tan trên lít

  • Nước ngọt (Fresh water) < 1,000 mg/L TDS
  • Nước lợ (Brackish water ) 1000 tới10,000 mg/L TDS
  • Nước mặn (Saline water) 10,000 tới 30,000 mg/L TDS
  • Nước muối (Brine ) > 30,000 mg/L TDS

Trong khi mức độ TDS 5,000 mg/L là ngưỡng tối thiểu cho nước được xem là nước muối, tuy nhiên phạm vi điển hình là từ 30,000 đến 100,000

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nước và tính hàm lượng chất khô cho các loại rau quả tươi.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 5102- 1990 (ISO 874). Rau quả tươi- Lấy mẫu.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, áp dụng những thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Hàm lượng nước (Water content). Là lượng chất mất đi trong quá trình sấy khô mẫu bằng phương pháp làm khô dưới áp suất thấp theo qui định trong tiêu chuẩn này.

Hàm lượng nước được biểu thị bằng phần trăm theo khối lượng.

3.2. Chất khô (Dry matter). Là phần kết quả thu được khi lấy khối lượng mẫu trừ đi khối lượng nước được xác định trong tiêu chuẩn này và được biểu thị phần trăm theo khối lượng.

4. Nguyên tắc

Làm khô đến khối lượng không đổi phần mẫu thử dưới áp suất thấp theo các điều kiện cụ thể tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại rau quả.

5. Thiết bị, dụng cụ và vật liệu

5.1. Cân phân tích có độ chính xác đến 0,001g.

5.2. Cân kĩ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

5.3. Máy nghiền phòng thí nghiệm.

5.4. Sàng có đường kính lỗ 1,0mm và 3,0mm làm bằng lưới kim loại.

5.5. Tủ sấy chân không có hệ thống điều chỉnh, kiểm soát nhiệt độ tự động, có khả năng duy trì nhiệt độ ở 700C ± 20C dưới áp suất tối đa 3 kPa có gắn bộ phận hỗ trợ thổi không khí khô.

5.6. Tủ sấy điện có hệ thống thông gió tốt và có khả năng duy trì ở nhiệt độ 1030C ± 20C.

5.7. Hộp cân bằng kim loại chống ăn mòn (nhôm, niken hay thép không gỉ loại mỏng) hình trụ đáy phẳng, đường kính khoảng 60-80mm và sâu 25mm và có nắp đậy khít.

5.8. Khay nhôm sấy mẫu sơ bộ, đường kính khoảng 20cm x 12cm x 2cm.

5.9. Hộp đựng mẫu có nắp kín.

5.10. Bình hút ẩm với giá đỡ có lỗ hổng bằng kim loại hoặc sứ, chứa diphotphopentaoxit (P2O5) loại tinh khiết phân tích hoặc canxi sunfat (CaSO4) dạng viên có trộn cùng coban clorua làm chỉ thị hoặc chất hút ẩm phù hợp.

5.11. Máy cắt có tấm cắt 4mm.

5.12. Cặp sắt.

5.13. Đũa thuỷ tinh nhỏ có thể đặt lọt trong hộp đựng mẫu khi đậy nắp.

5.14. Cát sạch, có kích thước hạt khoảng 0,1mm đến nhỏ hơn hoặc bằng 0,5mm.

Dùng cát biển sạch đã ngâm trong dung dịch axit clohydric 10%, rửa sạch axit bằng nước cất (kiểm tra sự có mặt của ion clorua trong nước rửa bằng dung dịch bạc nitrat) sau đó làm khô và sàng để thu được các hạt cát có kích thước khoảng 0,1mm - 0,5mm.

6. Lấy mẫu

Mẫu gửi đến phòng thí nghiệm phải thực sự đại diện cho mẫu, không bị hư hỏng hoặc biến đổi thành phần trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

Phương pháp lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 5102 (ISO 874).

7. Chuẩn bị thử

7.1. Chuẩn bị mẫu thử.

Lau sạch hoặc rửa và để ráo mẫu thí nghiệm, cắt mẫu thành nhiều miếng nhỏ, bỏ hạt, bỏ vỏ cứng (nếu cần), trộn đều và lấy ít nhất 100g mẫu thử cho vào hộp đựng mẫu, đậy nắp kín. Cần tiến hành ngay các bước phân tích tiếp theo đối với mẫu thử.

7.2. Sấy và xác định khối lượng của hộp cân

7.2.1. Đối với mẫu thông thường

Sấy hộp cân và nắp trong tủ sấy chân không ở nhiệt độ 700C trong 1 giờ. Đậy nắp trước khi lấy hộp cân ra khỏi tủ, làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân với độ chính xác 1mg.

7.2.2. Đối với mẫu khó sấy khô (như: cùi nhãn, vải, nho, dưa hấu, cà chua…), cho vào hộp cân khoảng 20g cát sạch, rải đều và đặt đũa thuỷ tinh vào trong, sấy hộp cân và nắp ở 700C trong 1 giờ trong tủ sấy chân không. Đậy nắp trước khi lấy hộp cân ra khỏi tủ sấy, làm nguội trong bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng và cân với độ chính xác 1mg.

8. Tiến hành thử

8.1. Đối với mẫu không sấy sơ bộ

8.1.1. Đối với mẫu thông thường

Cân từ 5 đến 10g mẫu chính xác đến 1mg đã được chuẩn bị (7.1), cho vào hộp cân đã biết khối lượng (7.2.1). Sau đó đặt hộp chứa mẫu vào tủ sấy, mở nắp và sấy trong 5 giờ với điều kiện áp suất là 1,3kPa và nhiệt độ 70oC trong tủ sấy chân không. Đậy nắp hộp trước khi lấy ra khỏi tủ sấy, làm nguội trong bình hút ẩm trong 30 phút và cân với độ chính xác 1mg.

Lặp lại thao tác sấy đến khi sự khác biệt giữa hai lần cân liên tiếp với khoảng cách là 1 giờ không vượt quá 0,2%.

Tiến hành hai lần xác định trên cùng một mẫu thử.

8.1.2. Đối với mẫu khó sấy khô (thịt quả vải, nhãn, dưa hấu, cà chua…)

Cân khoảng 10g mẫu thử với độ chính xác 1mg đã chuẩn bị như 7.1, cho vào hộp cân đã biết trước khối lượng (7.2.2). Dùng đũa thuỷ tinh trộn kỹ mẫu thử với cát, cẩn thận sao cho mẫu hoặc cát không rơi ra ngoài. Giữ nguyên đũa thuỷ tinh trong hộp và chuyển hộp vào tủ sấy chân không. Tiến hành các bước tiếp theo như mục 8.1.1.

8.2. Đối với mẫu sấy sơ bộ (khoai tây, ngô hạt tươi, su hào, cà rốt, thân lá rau thô…)

8.2.1. Sấy sơ bộ

Cân khoảng 100g mẫu với độ chính xác 0,01g đã được chuẩn bị theo mục 7.1 cho vào khay nhôm thích hợp đã biết khối lượng, cẩn thận dàn đều mẫu và sấy trong tủ sấy điện ở nhiệt độ 60-70oC đến khi mẫu có độ ẩm trong khoảng 8-12%. Lấy khay mẫu ra khỏi tủ sấy, đặt khay mẫu trong phòng thí nghiệm trong 1 giờ và cân với độ chính xác 0,01g. Sau đó nghiền lượng mẫu sau sấy sơ bộ bằng máy nghiền cho đến khi lọt hoàn toàn qua sàng 1,0mm.

8.2.2. Cân chính xác 2g- 5g mẫu đã sấy sơ bộ theo 8.2.1 cho vào hộp cân đã biết khối lượng (mục 7.2.1) và tiến hành các bước như 8.1.1.

9. Tính toán kết quả

9.1. Tính hàm lượng nước

9.1.3. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai lần xác định đồng thời trên cùng một mẫu nếu sự sai khác của chúng không vượt quá 0,1%.

9.2. Tính hàm lượng chất khô

Hàm lượng chất khô của mẫu thử (X2) biểu thị bằng phần trăm khối lượng được tính theo công thức:

X2 (%) = 100 – X1

Trong đó: X1 là hàm lượng nước trong mẫu thử (9.1).

10. Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải ghi những nội dung sau đây:

- Tất cả các thông tin cần thiết khác để xác định toàn diện về mẫu thử;

- Phương pháp lấy mẫu, nếu biết;

- Phương pháp xử lý mẫu đối với những mẫu đặc biệt, nếu có;

- Kết quả thu được;

- Báo cáo cũng phải đề cập đến mọi chi tiết về thao tác không qui định trong tiêu chuẩn này cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng đến kết quả.