F1 chích 2 mũi cách ly bao lâu

Dịch COVID-19: Giảm thời gian cách ly đối với F1 đã tiêm đủ liều vaccine xuống còn 5 ngày

Hà Nội (TTXVN 21/2)

Chiều 21/2, Bộ Y tế ban hành công văn số 762/BYT-DP gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối cách ly y tế đối với ca bệnh COVID-19 và các trường hợp tiếp xúc gần (F1). Theo đó, Bộ Y tế quy định giảm thời gian cách ly đối với F1 xuống còn 5 ngày. Công văn này thay thế Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16/12/2021 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19. Tại công văn 10696, Bộ Y tế quy định, F1 tiêm đủ mũi vaccine phải cách ly tế 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Ngoài ra, thực hiện xét nghiệm 2 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7).

Theo Công văn mới số 762/BYT-DP, Bộ Y tế quy định: Với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm ít nhất đã qua 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 thì thực hiện cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng.

F1 này cần thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 5 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.

F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 thì thực hiện cách ly 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng; thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 7. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 3 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.

Trong quá trình cách ly, nếu F1 có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định.

Đối với các ca bệnh COVID-19, tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định số 250/QĐ-BYT ngày 28/1/2022 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Tại Quyết định 250/QĐ-BYT, Bộ Y tế quy định, F0 cách ly tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định. Đối với F0 điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị se được xuất viện nếu thỏa 3 điều kiện: Cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị ít nhất 5 ngày; Các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên; Xét nghiệm RT-PCR âm tính hoặc Ct ≥ 30 hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính ; trường hợp Ct < 30 hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm)./.

PV

F1 chích 2 mũi cách ly bao lâu
Người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, người đã khỏi bệnh COVID-19 chỉ cần theo dõi y tế tại nhà 7 ngày, kể từ ngày về địa phương, và xét nghiệm vào ngày thứ nhất. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, căn cứ vào Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc xét nghiệm, cách ly những trường hợp trở về từ vùng dịch. Cụ thể, đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, người đã khỏi bệnh COVID-19, chỉ cần theo dõi y tế tại nhà 7 ngày kể từ ngày về địa phương và xét nghiệm vào ngày thứ nhất.

Những người tiêm chưa đủ liều vaccine COVID-19 thì thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất và ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương.

Những người chưa được tiêm vaccine COVID-19 thì thực hiện cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày về địa phương, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương, và trong khuyến cáo của Bộ Y tế là tùy mức độ, tùy địa phương, nhất là vấn đề đảm bảo an toàn phòng, chống dịch đối với khu vực có mật độ dân cư cao như chung cư… nếu chưa tiêm phòng vaccine thì phải cố gắng đảm bảo cách ly linh hoạt và an toàn nhất.

Đối với trường hợp như đại biểu Nguyễn Mạnh Cường nêu trên, Bộ trưởng Bộ Y tế kiến nghị áp dụng cụ thể: Đối với những khu chung cư đông người mà tỉ lệ tiêm chủng chưa cao, bắt buộc phải áp dụng cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà. Bộ Y tế cũng đã trao đổi với TP. Hà Nội, trong những trường hợp như vậy thì không bắt buộc cách ly tập trung 14 ngày và trong hướng dẫn của Bộ Y tế đã nêu rất rõ trường hợp như vậy chỉ cách ly tại nhà 7 ngày.

Bộ trưởng đề nghị các địa phương áp dụng để tạo sự thống nhất trong vấn đề thực hiện Nghị quyết 128. Hiện nay, chúng ta đã chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch hiệu quả, thì phải quản lý những rủi ro và làm tốt trên bình diện chung của tất cả các địa phương để tạo sự thống nhất, đồng bộ.

Làm sao để thực hiện Nghị quyết 128 đồng bộ trên cả nước?

Theo đại biểu Nguyễn Thị Yến (Vũng Tàu), Nghị quyết 128 được nhân dân đánh giá rất cao, với trách nhiệm là cơ quan thường trực phòng, chống dịch, đề nghị Bộ trưởng cho biết các giải pháp để triển khai thực hiện Nghị quyết này một cách đồng bộ trên phạm vi toàn quốc?

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 là đại dịch chưa có trong tiền lệ. Các quốc gia đều phải căn cứ vào tình hình thực tế để triển khai các biện pháp, chiến lược chống dịch, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoàn thiện dần. Cho đến nay, các quốc gia đều đã chuyển sang trạng thái thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch COVID-19.

Trong thời gian qua, trên cơ sở thực tiễn đất nước và tham khảo ý kiến của các tổ chức quốc tế, kinh nghiệm của các nước, Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, triển khai chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.

Nghị quyết này có một số điểm rất đáng lưu ý, đó là đánh giá cấp độ dịch dựa trên tình hình dịch, tiến độ tiêm chủng và năng lực y tế của từng địa phương. Căn cứ vào Nghị quyết 128 và Quyết định 4800, các địa phương chủ động đánh giá cấp độ dịch trong địa bàn quản lý (từ cấp xã, huyện, tỉnh), từ đó đưa ra các biện pháp áp dụng phù hợp tình hình thực tiễn. Các biện pháp triển khai phụ thuộc vào từng cấp độ dịch trên địa bàn, như vấn đề tổ chức, sinh hoạt ngoài trời, các hoạt động về giao thông, lưu thông hàng hóa, giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác. Trong Nghị quyết này đã quy định rất rõ. Vì vậy, các địa phương phải thực hiện theo quy định, tránh tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Đến nay, về cơ bản các địa phương đã triển khai đồng bộ, thống nhất Nghị quyết 128 trên phạm vi cả nước.

Một vấn đề khác, để thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát dịch hiệu quả thì việc chuẩn bị các cơ sở vật chất, đặc biệt là y tế rất quan trọng. Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 đã hướng dẫn đầy đủ, các địa phương phải chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất, đặc biệt chuẩn bị hệ thống y tế, trong đó có hạ tầng, y tế cơ sở, thành lập các trung tâm hồi sức tích cực…

Các địa phương cũng phải chủ động và liên tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Hiện nay, có một số địa bàn có tình trạng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác đối với dịch.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, trước khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, căn cứ vào diễn biến dịch, quy mô dân số, giao thông, khu công nghiệp… tại từng địa phương mà có tình trạng triển khai các biện pháp khác nhau trên từng địa bàn. Tuy nhiên, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, việc triển khai các biện pháp trên cả nước cơ bản là đồng bộ.

Đối với các địa phương đánh giá nguy cơ dịch cấp độ 1, 2 thì các hoạt động triển khai bình thường, cấp độ 3, 4 thì triển khai theo hướng dẫn của Nghị quyết 128 và Quyết định 4800.

Hiền Minh


Chiều 21/2, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký công văn gửi Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế về việc cách ly y tế đối với F0 và các trường hợp tiếp xúc gần (F1).

Công văn này thay thế Công văn số 10696/BYT-MT ngày 16/12/2021 của Bộ Y tế về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19. Tại công văn này, F1 tiêm đủ mũi vaccine phải cách ly tế 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Ngoài ra, thực hiện xét nghiệm 2 lần (lần 1 khi bắt đầu thực hiện cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7).

Việc ban hành công văn mới này được Bộ Y tế căn cứ vào tình hình dịch bệnh hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, nhằm hài hòa giữa việc phát triển kinh tế và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại các cơ quan, xí nghiệp, trường học, địa phương.

Theo công văn mới này, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành; Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế tổ chức việc cách ly y tế với F0 và F1 phù hợp với điều kiện và nguồn lực của các địa phương.

F1 chích 2 mũi cách ly bao lâu

Ảnh minh hoạ

Theo đó, với F1 đã tiêm đủ ít nhất 2 liều vaccine phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 3 tháng tính đến thời điểm được xác định là đối tượng F1 thì thực hiện cách ly y tế 5 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng.

F1 này cần thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 5 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người cách ly tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 5 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.

F1 chưa tiêm đủ liều hoặc chưa tiêm vaccine phòng COVID-19 thì thực hiện cách ly 7 ngày tại nhà, nơi lưu trú hoặc các khu vực đủ điều kiện cách ly khác kể từ ngày phơi nhiễm cuối cùng.

F1 này thực hiện xét nghiệm vào ngày cách ly thứ 7. Nếu kết quả âm tính thì tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ trong 3 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K.

Trong quá trình cách ly, nếu F1 có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp) thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi, xét nghiệm và xử trí theo quy định.

Võ Thu