Giới thiệu về thương hiệu Apple

Apple từ trước tới nay vẫn được xem như là một trong những thương hiệu lớn trên thế giới, khi mà bảng xếp hạng giá trị thương hiệu hàng năm cái tên này liên tục “xưng vương”. Sản phẩm mà “nhà táo” đem tới cho thị trường tập trung vào sự tối giản và chủ nghĩa hoàn hảo được Steve Jobs chỉ đạo khi ông còn đương thời. Thế nhưng, dù là một thương hiệu mạnh cùng chỉ số truyền thông cao nhưng một thực tế chiến lược đại sứ thương hiệu Apple là nói không với các Influencer. Tại sao lại vậy? Hãy cùng đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Chiến lược đại sứ thương hiệu Apple – Độc và rất lạ lùng!

Định vị thương hiệu đỉnh cao của Apple

“Nhà Táo” từ trước tới nay được xem như là một cái tên cực kỳ nổi trội không chỉ với ngành công nghệ mà còn đối với cả tổng thể một thị trường, những chiến lược mà hãng đề ra luôn được nhiều thương hiệu khác nhái lại. Thế nhưng, dù thế nào đi chăng nữa đẳng cấp của Apple vẫn ở một tầm khá cao mà chưa thương hiệu nào có thể làm được. Ít ai biết được rằng chi phí Marketing mà thương hiệu công nghệ này bỏ ra lại rất khiêm tốn nếu đem so sánh với các brand đối thủ như: SamSung, LG, Huawei…. 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Chẳng cần đại sứ quảng cáo, apple vẫn phát triển mạnh mẽ (Nguồn: Apple.inc)

Thế nhưng, có một điểm khiến chiến lược đại sứ thương hiệu của Apple đạt được những sự độc nhất vô nhị khi không cần sử dụng bất kỳ tên tuổi đình đám nào mà vẫn thu về chỉ số truyền thông cực lớn. Tất cả nhờ vào màn định vị thương hiệu “đỉnh của đỉnh” mà Steve Jobs, người đã hình thành nên văn hóa rạng rỡ của Apple hiện nay khiến bao thương hiệu phải thèm khát. Ngay từ khi cho ra mắt thương hiệu và đỉnh cao là sản phẩm Iphone làm thay đổi cục diện ngành Smartphone thế giới, hãng đã nhắm đến thị trường cao cấp và tự định vị mình là một thương hiệu với những sản phẩm gắn mác “Luxury”. Giá những sản phẩm bán ra của Apple luôn đắt hơn khá nhiều so với đối thủ, thậm chí với thị trường xách tay thì những sản phẩm của Apple được “hét” với mức giá trên trời.

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Không có đại sứ thương hiệu Apple mà chính Steve Jobs tạo nên bản sắc cho Apple (Nguồn: Showbiz Cheat Sheet)

Đỉnh cao của Steve Jobs là đưa những sản phẩm của mình ở mức tối giản nhất, thiết kế sang trọng vượt thời đại và chủ nghĩa hoàn hảo là minh chứng cho những điều đó. Không cần quá phô trương, chỉ cần tin vào những gì mà mình kiên định thì đây chính là “chìa khóa” dẫn tới thành công như ngày hôm nay cho hãng. Chưa có một thương hiệu nào như hãng, đại sứ thương hiệu Apple dường như là không có, và truyền thông truyền miệng (Word of mouth) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược truyền thông xuyên suốt của họ hàng “nhà Táo”. Định vị thương hiệu của hãng được xếp vào dạng của hiếm trên thị trường khi mà khó có thương hiệu nào lại thờ ơ với Influencer Marketing, một xu hướng cực kỳ tiềm năng với các nhãn. Nhưng với Apple, Steve Jobs đã tạo nên một Apple như ngày hôm nay một cái tên mà ai nhắc tới cũng nhớ ngay đến một thương hiệu với những sản phẩm đẳng cấp và đắt tiền.

Truyền thông tự nhiên đóng góp lớn vào thành công

Nếu như Samsung, LG, Huawei tốn một đống tiền vào quảng cáo ngay từ thời điểm ra mắt, thì Apple lại ngược lại hãng tập trung vào chiến lược phân phối sản phẩm (với sự tham gia của các đại sứ thương hiệu nhằm thu hút được đông đảo người tiếp cận) và tạo sóng thông qua rất nhiều đánh giá ​​tích cực trên các phương tiện truyền thông. Google hay Facebook là 2 nền tảng quảng cáo trực tuyến cực tiềm năng mà hiện nay thương hiệu nào cũng sử dụng để truyền thông thương hiệu mình trong những chiến lược Branding. Ngược lại, Apple lại sử dụng 2 công cụ này chẳng hề nhiều như người ta tưởng, hãng chỉ tập trung làm yếu tố thương hiệu còn quảng cáo thì gần như bằng không, bởi theo như Apple quảng cáo khiến hãng mất đi sự tự nhiên và chân thật vốn có mà khách hàng mong muốn.

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Apple không hoạt động nhiều trên Social Media (Nguồn: Twitter)

Để đáp ứng được yếu tố “tự nhiên” của chính mình đề ra, chiến lược đại sứ thương hiệu Apple hướng tới là không gì cả, và hãng quyết định không mời bất kỳ một ngôi sao nào tham gia để quảng bá những sản phẩm mới của mình. Đây là một điều tưởng chừng như điên dồ, nhưng thực sự nó đã tạo nên bản sắc mà chỉ Apple mới có thể làm được. Apple hướng về những thứ tự nhiên và chân thực nhất, sẽ rất khó để mời một Celebrity làm đại sứ nhưng bạn hoàn toàn có thể tiếp cận những người có sức ảnh hưởng để nhờ họ chia sẻ về sản phẩm công ty mình. Tận dụng điều đó là một trong những bước đi khôn ngoan của hãng!

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Đại sứ thương hiệu iPhone không hề có mà Apple nhắm tới trải nghiệm khách hàng làm “kim chỉ nam” (Nguồn: Cnet)

Thêm vào đó, điều khiến Apple có được danh tiếng và định vị thương hiệu vững chãi như ngày hôm nay chính là nhờ vào những nhận xét đánh giá của người dùng. Thời gian đầu ra mắt, cho tới khi phát triển thương hiệu Iphone, Apple không sử dụng quảng cáo hay Influencer Marketing để cạnh tranh thị phần với các thương hiệu đối thủ. Nhà Táo đi theo một con đường riêng, tổ chức những chương trình sử dụng miễn phí dịch vụ/ sản phẩm để nhận được các đánh giá chi tiết từ khách hàng. Chẳng cần nói, những dịch vụ của Apple luôn được đánh giá cao, và trên nền tảng Internet những đánh giá đó xuất hiện tràn lan và nó chính là yếu tố tự nhiên khiến khách hàng cảm nhận về thương hiệu này là một thương hiệu tốt. Những người tiêu dùng rất tin tưởng lẫn nhau, và Apple tận dụng chính điểm này để gia tăng uy tín cho brand mình, đồng thời cũng củng cố được lòng tin của mình. Đại sứ thương hiệu Apple không hề được nhắc tới trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu, nhưng chính với chiến lược này cùng cách làm Branding cực tốt đã khiến chỉ số thương hiệu của hãng luôn đứng đầu qua đánh giá hàng năm của nhiều chuyên trang uy tín.

Apple giờ đây đã trở thành một biểu tượng văn hóa đại chúng chứ không đơn thuần chỉ là công ty công nghệ!

Nếu để nói chiến lược đại sứ thương hiệu Apple đã gây không ít bất ngờ cho nhiều người khi hãng không hề có bất kỳ ngôi sao nào truyền thông cho mình. Thế nhưng điều đáng để nói hơn là hãng hiện đang tạo nên một biểu tượng trong văn hóa đại chúng đương thời. Khó có thương hiệu nào trên thế giới có được một lực lượng người ủng hộ cuồng nhiệt như Apple. Apple đã trở thành điều gì đó lớn hơn cả một thương hiệu. Những sản phẩm công nghệ chất lượng cao của Apple trở thành một văn hóa ăn sâu vào đời sống hằng ngày của nhiều người tiêu dùng trung thành.

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Apple hiện trở thành một văn hóa đại chúng tại nhiều quốc gia trên thế giới (Nguồn: The Independent)

Những giá trị mà Steve Jobs để lại mà thứ được nhân loại trân trọng và cảm thấy đáng quý, nếu không có ông thì chưa chắc mọi người sẽ được tiếp cận với khái niệm “Smartphone” sớm đến như vậy! Cố CEO của Apple cũng là người tạo nên bản sắc riêng cho thương hiệu này bằng “chủ nghĩa hoàn hảo” mà đến hiện nay nhiều thương hiệu vẫn phải học theo khá nhiều. Những giá trị cốt lõi này cũng chính là lý do vì sao sản phẩm của Apple luôn có chất lượng cao và người dùng luôn có cùng một trải nghiệm khi bước vào bất cứ cửa hàng nào của Apple. Từ nhân viên bán hàng cho đến cấp quản trị cao nhất, Apple luôn được thống nhất bởi một văn hóa chung. Có thể nói Apple hiện nay đã vươn lên một tầm cao mà khó có thương hiệu nào có thể bắt kịp.

Tạm kết

Chiến lược đại sứ thương hiệu Apple đây đã chứng minh cho một điều rằng, chẳng cần Influencer hay những kênh mạng xã hội thì thương hiệu vẫn có được danh tiếng không tưởng. Thế nhưng, chẳng phải ai cũng có thể làm được như những gì mà “nhà Táo” đã gây dựng được danh tiếng hàng chục năm qua. Mỗi một sản phẩm mà Apple tạo ra hàng năm, chẳng cần truyền thông quá nhiều thì hãng vẫn đạt được lượng Buzz Volume lớn không tương, và dây chính là thứ mà nhiều thương hiệu khác thèm muốn.

Theo Thắng Nguyễn – MarketingA

Hơn 40 năm trôi qua kể từ ngày thành lập, hiện nay Apple đã trở thành một trong những thương hiệu hùng mạnh và đắt giá nhất trên toàn thế giới. Tuy vậy, có ít người biết rằng thương hiệu này được khởi nghiệp từ một gara để xe ở California.
 

Lịch sử hình thành hãng Apple

Vào ngày 1/4/1976, trong một gara để xe ở Los Altos, California (Hoa Kỳ) Steve Wozniak (sinh năm 1950), Steve Jobs (sinh năm 1955) và Ronald Wayne (sinh năm 1934) quyết định sáng lập Apple Computer Inc. Đây là một đặc điểm khá thú vị khi mà 2 nhà sáng lập “ông lớn” Google cũng khởi nghiệp từ một gara để xe. Đến thời điểm hiện nay, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh cái tên của hãng nhưng giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất về việc Steve Jobs, tác giả của thương hiệu, chọn cái tên này đơn giản chỉ vì ông thích ăn táo (táo trong tiếng Anh được dịch là apple) và đã từng có thời gian làm việc ở một vườn táo. Ngoài ra, cái tên này được chọn cũng vì hai người đồng sáng lập còn lại đã không thể tìm ra được lựa chọn nào tốt hơn.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Steve Wozniak và Steve Jobs khi còn trẻ
 

Trong 3 người, Ronald Wayne là người có tuổi đời và tuổi nghề kinh doanh trội hơn cả. Ông được Steve Jobs mời về hợp tác với hy vọng những kinh nghiệm của ông sẽ giúp phát triển Apple. Wayne chính là người vẽ nên logo đầu tiên của Apple Inc. Logo đầu tiên này được vẽ hoàn toàn bằng bút mực với hình ảnh nhà bác học Isaac Newton ngồi đọc sách dưới gốc cây táo cùng dòng tên thương hiệu viền xung quanh. Tuy nhiên, sau 12 ngày làm việc, Wayne đã bán cổ phẩn của mình cho hai người còn lại với giá 800 USD và quyết định ra đi. Thương hiệu của ông cũng chỉ được sử dụng vỏn vẹn 1 năm trên sản phẩm máy tính Apple thế hệ đầu tiên.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Logo đầu tiên của Apple do Ronald Wayne thiết kế
 

Ngày 11/4/1976, thương hiệu Apple Computer Inc chính thức ra mắt sản phẩm đầu tiên - Apple I. Chiếc máy tính Apple thế hệ đầu tiên chỉ gồm 1 bo mạch chủ CPU, RAM và chip xử lý đồ họa cơ bản. Người dùng phải mua kèm một bộ vỏ máy cùng bàn phím và màn hình riêng tuỳ sở thích. Giá cho cả bộ máy tính này lúc bấy giờ lên đến 666 USD.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Apple I - Sản phẩm đầu tiên của hãng Apple
 

Trong thời gian này, Steve Wozniak là người chịu trách nhiệm thiết kế các mẫu sản phẩm Apple còn Steve Jobs là người quản lý kinh doanh cũng như tìm vốn đầu tư. Triệu phú Mike Markkula là người đầu tiên nhận thấy tiềm năng của công ty này và ông đã đồng ý “rót vốn” 250.000 USD. Theo đó, Markkula trở thành người nắm giữ 1/3 cổ phần của Apple lúc bấy giờ. Ông cũng là người đưa Michael Scott lên làm Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple Inc vào năm 1977 khi mà hai người sáng lập vẫn còn quá trẻ để đảm nhận chức vụ này.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Michael Scott - Chủ tịch kiêm CEO đầu tiên của Apple
 

Năm 1977 cũng là thời điểm Apple II ra đời và nhanh chóng trở thành sản phẩm “đánh chiếm cả thế giới”. Việc tích hợp phần mềm VisiCalc giúp đưa chiếc máy tính đến gần hơn với khách hàng, nhất là các doanh nghiệp lớn và khiến cho Apple Inc trở thành đối thủ nặng ký của hai thương hiệu máy tính hàng đầu lúc bấy giờ: Tandy và Commodore. Apple II cũng là chiếc máy tính đầu tiên in logo quả táo cắn dở nổi tiếng của Apple.

Có thể bạn muốn biết: Lịch sử hình thành và ý nghĩa của biểu tượng quả táo khuyết
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Apple II - Sản phẩm đầu tiên của Apple in logo quả táo cắn dở
 

Năm 1980, sau khi Apple III, chiếc máy tính dành riêng cho các doanh nghiệp, ra đời như một động thái để đáp trả cho sự phát triển nhanh chóng của IBM và Microsoft. Thế hệ này được khách hàng chào đón nồng nhiệt nhưng chưa đủ để thoả mãn Steve Jobs. Cuối năm 1979, ông được một nhóm nhân viên đưa đi thăm PARC, trung tâm nghiên cứu của công ty công nghệ số 1 thế giới thời bấy giờ. Ở đây, Steve Jobs được “khai sáng” về GUI - Giao diện đồ hoạ tương tác với người dùng và nhanh chóng trở thành tín đồ của nó. Ông quyết định làm nên một cuộc “đại cách mạng” cho các sản phẩm của Apple. Điều này đã dẫn tới sự ra đời của Lisa vào năm 1983. Không may, sản phẩm này có doanh số thấp thảm hại do giá bán quá cao trong khi các phần mềm hỗ trợ không được tối ưu.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Lisa - chiếc máy tính đầu tiên của Apple có giao diện người dùng
 

Không bỏ cuộc, Steve Jobs khởi xướng dự án thứ hai với chiếc máy tính Apple Macintosh, sản phẩm đánh dấu bước ngoặt cho Apple khi được công nhận là mẫu máy tính thân thiện với người dùng nhất lúc bấy giờ. Ngoài ra, Macintosh cũng được các chuyên gia đồ hoạ ưa thích vì những đột phá lớn về hiển thị. Cũng trong thời gian quảng bá cho Macintosh, John Sculley (lúc này đang là CEO trẻ tuổi nhất của Pepsi) trở thành CEO mới của Apple.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Máy tính cá nhân Macintosh
 

Năm 1984, Apple gần như trở thành thương hiệu của mọi gia đình sau khi cho quảng cáo đoạn phim 1 phút được đầu tư 1,5 triệu USD trong sự kiện Super Bowl XVIII. Đây cũng là năm ghi dấu ấn cho sự cạnh tranh giữa Steve Jobs và Bill Gates lên đến đỉnh điểm. Trước đó, Microsoft được đề nghị viết phần mềm cho máy tính Macintosh của Apple nhưng kế hoạch đã đổ bể vào năm 1983 khi hãng này tiết lộ đang nghiên cứu về giao diện người dùng của riêng mình có tên Windows. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm xảy ra sự trục trặc giữa Steve Jobs và Sculley. Mâu thuẫn giữa hai người ngày một dâng cao khi mà doanh thu của Macintosh không được như mong đợi.

Trước tình hình này, năm 1985 Steve Jobs bắt đầu lên kế hoạch lật đổ “vương triều” của Sculley. Nhưng điều đáng buồn là hầu hết ban quản trị Apple lại đứng về phía vị CEO. Cuối cùng, Steve Jobs phải rời khỏi công ty. Ông bán hết số cổ phiếu của mình ở Apple và xây dựng công ty mới là NeXT. Sau khi Steve Jobs ra đi, Steve Wozniak cũng quyết định bán hết số cổ phiếu của mình và đi theo con đường sự nghiệp riêng. Theo ông chia sẻ, Apple từ lâu đã không còn gây cho ông cảm hứng làm việc đồng thời công ty đang ngày càng sai hướng đi.

Với sự ra đi của hai nhà đồng sáng lập, John Sculley trở thành người “lèo lái con thuyền” Apple Inc. Thời gian đầu, mọi thứ có vẻ khả quan khi vào năm 1991, Apple cho ra mắt máy tính xách tay Power Book và hệ điều hành System 7, hệ điều hành đầu tiên có màu cho các máy Macintosh. Tuy nhiên, những thất bại liên tục sau đó đã khiến cho John Sculley bị ban hội đồng quản trị của Apple sa thải vào đầu năm 1993 và Michael Spindle được bổ nhiệm thay thế.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

John Sculley là người điều khiền Apple sau khi hai người đồng sáng lập ra đi
 

Năm 1994, máy tính Macintosh đầu tiên chạy bộ vi xử lý PowerPC được bán ra thị trường. Nhưng lúc này, Microsoft đang “làm mưa làm gió” trong thị trường máy tính. Và sau hàng loạt thất bại trong đàm phán sáp nhập với các tập đoàn công nghệ lớn như IBM, Sun MicroSystems, Philips, hội đồng quản trị của Apple lại tiếp tục sa thải Spindle đồng thời đưa Gil Amelio lên thay thế vào năm 1996.

Tuy vậy, sự “cầm quyền” của Amelio cũng không đưa lại nhiều hy vọng. Thậm chí Apple còn có nguy cơ sụp đổ khi giá cổ phiếu bất ngờ sụt giảm ở mức thấp nhất trong vòng 12 năm. Trước tình hình này, ông đã có một quyết định rất đúng đắn là mua lại công ty máy tính NeXT với giá tiền 429 triệu USD đồng thời mời Steve Jobs trở lại.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Gil Amelio là người đưa Steve Jobs trở về "lèo lái" Apple
 

Tháng 4/1997, Steve Jobs chứng tỏ khả năng của mình với hội đồng quản trị Apple và ngày 16/9/1997, ông trở thành CEO của Apple Inc. Ngay sau đó, Apple lập tức triển khai chiến dịch đầy ấn tượng “Think Different” (Nghĩ khác đi) với sự tham gia của hàng loạt nghệ sĩ và nhà khoa học nổi tiếng. Đồng thời, Steve Jobs cũng hướng Apple vào việc duy trì mối quan hệ “hữu hảo” với Microsoft. Điều này đã dẫn đến việc ngay trong năm 1997, Microsoft quyết định đầu tư 150 triệu USD.

Năm 2001, Apple giới thiệu hệ điều hành Mac OS X, hệ điều hành được Steve Jobs nghiên cứu khi còn điều hành công ty máy tính NeXT. Mac OS X, với những thành công rực rỡ, dần lấy lại vị thế và danh tiếng cho Apple Inc đồng thời trở thành một trong những hệ điều hành phổ biến nhất thế giới.

Chiến thắng rực rỡ nhất trong lịch sử phát triển của Apple Inc được đánh dấu bằng sự ra đời của iPhone. Ra mắt năm 2007, sản phẩm này trở thành bước ngoặt đáng nhớ trong lịch sử chế tạo Smartphone, giúp Steve Jobs ghi tên mình vào danh sách các huyền thoại công nghệ và đưa Apple trở thành một trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới.
 

Giới thiệu về thương hiệu Apple

Steve Jobs ghi tên mình vào danh sách các huyền thoại công nghệ với sản phẩm iPhone
 

Trên đây là nguồn gốc và lịch sử hình thành cũng như phát triển của Apple - Một trong những tập đoàn máy tính lớn nhất thế giới. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi và hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp thêm nhiều kiến thức cho những người yêu thích và muốn tìm hiểu về thương hiệu đắt giá nhất thế giới này.