Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào

You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an alternative browser.

  • Thread starter Việt Quân
  • Start date Jul 6, 2021

Đột biến gen là sự thay đổi vĩnh viễn trong trình tự DNA tạo nên một gen, khiến cho trình tự này khác với những gì được tìm thấy ở hầu hết mọi người. Mức độ đột biến có thể ảnh hưởng đến bất cứ đâu từ khối cấu tạo DNA đơn lẻ (cặp cơ sở) đến một đoạn lớn của nhiễm sắc thể bao gồm nhiều gen.

Đột biến gen là sự thay đổi vĩnh viễn trong trình tự DNA tạo nên một gen, khiến cho trình tự này khác với những gì được tìm thấy ở hầu hết mọi người. Mức độ đột biến có thể ảnh hưởng đến bất cứ đâu từ khối cấu tạo DNA đơn lẻ (cặp cơ sở) đến một đoạn lớn của nhiễm sắc thể bao gồm nhiều gen.

Đột biến gen có thể được phân loại thành hai loại chính đó là:

  • Đột biến di truyền: Đột biến được di truyền từ cha mẹ và hiện diện trong suốt cuộc đời của một người ở hầu hết mọi tế bào trong cơ thể. Những đột biến này còn được gọi là đột biến dòng mầm vì chúng có trong tế bào trứng hoặc tinh trùng của bố mẹ, chúng còn được gọi là tế bào mầm. Khi trứng và tế bào tinh trùng hợp nhất, tế bào trứng được thụ tinh sẽ nhận được DNA từ cả bố và mẹ. Nếu DNA này có đột biến, đứa trẻ lớn lên từ trứng được thụ tinh sẽ có đột biến trong mỗi tế bào của mình.
  • Đột biến mắc phải (hoặc soma): Xảy ra vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của một người và chỉ có ở một số tế bào nhất định chứ không phải ở mọi tế bào trong cơ thể. Những thay đổi này có thể được gây ra bởi các yếu tố môi trường như bức xạ tia cực tím từ mặt trời hoặc có thể xảy ra nếu lỗi xảy ra khi DNA tự sao chép trong quá trình phân chia tế bào. Các đột biến có được trong tế bào xôma (tế bào không phải tế bào tinh trùng và tế bào trứng) không thể truyền cho thế hệ sau.

Những thay đổi di truyền được mô tả là đột biến de novo (mới) có thể là di truyền hoặc soma. Trong một số trường hợp, đột biến xảy ra trong tế bào trứng hoặc tinh trùng của một người nhưng không có trong bất kỳ tế bào nào khác của người đó. Trong các trường hợp khác, đột biến xảy ra trong trứng đã thụ tinh ngay sau khi tế bào trứng và tinh trùng hợp nhất. Thường không thể biết chính xác thời điểm xảy ra đột biến de novo.

Khi trứng đã thụ tinh và phân chia, mỗi tế bào tạo thành phôi đang phát triển sẽ có đột biến. Đột biến de novo có thể giải thích các rối loạn di truyền, trong đó một đứa trẻ bị ảnh hưởng có đột biến ở mọi tế bào trong cơ thể nhưng cha mẹ thì không, và không có tiền sử gia đình về chứng rối loạn này.

Đột biến soma xảy ra trong một tế bào trong quá trình phát triển phôi có thể dẫn đến tình trạng gọi là thể khảm. Những thay đổi di truyền này không có trong tế bào trứng hoặc tinh trùng của cha mẹ, hoặc trong trứng đã thụ tinh, nhưng xảy ra muộn hơn một chút khi phôi đã hình thành, nó bao gồm một số tế bào.

Khi tất cả các tế bào phân chia trong quá trình sinh trưởng và phát triển, các tế bào phát sinh từ tế bào có gen bị thay đổi sẽ có đột biến, trong khi các tế bào khác thì không. Tùy thuộc vào loại đột biến và số lượng tế bào bị ảnh hưởng, bệnh khảm có thể gây ra các vấn đề sức khỏe hoặc không gây ra vấn đề gì.

Hầu hết các đột biến gen gây bệnh là không phổ biến trong dân số nói chung. Tuy nhiên, những thay đổi di truyền khác xảy ra thường xuyên hơn. Những thay đổi di truyền xảy ra ở hơn 1 phần trăm dân số được gọi là đa hình. Chúng đủ phổ biến để được coi là một biến thể bình thường trong DNA.

Tính đa hình là nguyên nhân gây ra nhiều sự khác biệt so với bình thường như màu mắt, màu tóc và nhóm máu. Mặc dù nhiều dạng đa hình không có tác động tiêu cực đến sức khỏe của một người, nhưng một số biến thể này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển một số chứng rối loạn.

Xem thêm >> Các ứng dụng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới hiệu năng cao (NGS)

Trình tự DNA của gen có thể bị thay đổi theo một số cách tạo ra các loại đột biến khác nhau. Đột biến gen có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe, tùy thuộc vào nơi chúng xảy ra và liệu chúng có làm thay đổi chức năng của các protein thiết yếu hay không. Các dạng đột biến bao gồm:

  • Đột biến thay thế: Loại đột biến này là sự thay đổi một cặp bazơ DNA dẫn đến việc thay thế một axit amin này cho một axit amin khác trong protein do một gen tạo ra.
  • Đột biến vô nghĩa: Một đột biến vô nghĩa cũng là một sự thay đổi trong một cặp cơ sở DNA. Tuy nhiên, thay vì thay thế một axit amin này cho một axit amin khác, trình tự DNA bị thay đổi sớm báo hiệu tế bào ngừng xây dựng protein. Loại đột biến này dẫn đến một protein bị rút ngắn có thể hoạt động không đúng hoặc hoàn toàn không hoạt động.
  • Đột biến chèn: Đột biến này làm thay đổi số lượng cơ sở DNA trong gen bằng cách thêm một đoạn DNA. Kết quả là, protein do gen tạo ra có thể không hoạt động bình thường.
  • Đột biến xóa: Đột biến này làm thay đổi số lượng cơ sở DNA bằng cách loại bỏ một đoạn DNA. Sự xóa bỏ nhỏ có thể loại bỏ một hoặc một vài cặp bazơ trong gen, trong khi sự xóa bỏ lớn hơn có thể loại bỏ toàn bộ gen hoặc một số gen lân cận. DNA bị xóa có thể làm thay đổi chức năng của (các) protein được tạo thành từ gen đó.
  • Đột biến nhân bản: Sự nhân bản bao gồm một đoạn DNA được sao chép bất thường một hoặc nhiều lần. Loại đột biến này có thể làm thay đổi chức năng của protein tạo thành.
  • Đột biến lệch khung: Loại đột biến này xảy ra khi việc bổ sung hoặc mất đi các cơ sở DNA làm thay đổi khung đọc của gen. Khung đọc bao gồm các nhóm 3 bazơ mà mỗi nhóm mã hóa cho một axit amin. Một đột biến dịch chuyển khung làm thay đổi nhóm của các bazơ này và thay đổi mã cho các axit amin. Protein tạo thành thường không có chức năng. Việc chèn, xóa và sao chép đều có thể là đột biến dịch chuyển khung.
  • Đột biến lặp lại mở rộng: Nucleotide lặp lại là các chuỗi DNA ngắn được lặp lại một số lần liên tiếp. Ví dụ, một lần lặp lại trinucleotide được tạo thành từ trình tự 3 cặp bazơ và một lần lặp lại tetranucleotide được tạo thành từ trình tự 4 cặp bazơ. Một mở rộng lặp lại là một đột biến làm tăng số lần mà các chuỗi ADN ngắn được lặp đi lặp lại. Loại đột biến này có thể khiến protein tạo thành hoạt động không bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: medlineplus.gov

XEM THÊM:

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1.Khái niệm

- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của NST có liên quan đến sự sắp xếp, tổ hợp lại gen trên NST (1 hoặc các NST khác nhau).

- Nguyên nhân:

+ Bên ngoài: tác nhân vật lí, hóa học, sinh học…

+ Bên trong: sự rối loạn quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của tế bào.

- Tần số đb và dạng đb cấu trúc NST không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân đb mà còn phụ thuộc vào độ bền vững về cấu trúc NST ở các giai đoạn khác nhau.

2. Các dạng

- Mất đoạn: Là hiện tượng một đoạn NST bị đứt rời ra (đoạn bị mất có thể là đoạn đầu mút hoăc đoạn giữa tâm động và đầu mút không thể là đoạn chứa tâm động.

- Lặp đoạn: Là hiện tượng một đoạn NST được lặp lại một hay nhiều lần trên NST. Xuất hiện do hiện tượng tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các cromatit trong cặp tương đồng.

- Đảo đoạn: Là hiện tượng một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 1800 rồi gắn vào vị trí cũ. Có thể chứa hoặc không chứa tâm động không làm thay đổi số lương gen trên NST.

- Chuyển đoạn:

*Dạng 1: Chuyển đoạn trên một NST: một đoạn NST bị đứt ra rồi gán vào một vị trí khác trên cùng một NST ấy.

*Dạng 2: Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng.

+ Chuyển đoạn không tương hỗ là hiện tượng một đoạn của NST này bị đứt ra và gắn vào một NST nguyên vẹn của cặp NST khác.

+ Chuyển đoạn tương hỗ (thuận nghịch) giữa hai NST không tương đồng là hiện tượng một đoạn NST nào đó của cả hai NST không cùng cặp bị tách ra và hai đoạn này đổi chỗ cho nhau.

*Dạng 3: chuyển đoạn Robertson gồm 2 dạng:

+ Dung hợp: là hiện tượng hai cặp NST không tương đồng kết hợp thành một cặp.

+ Phân đoạn NST là hiện tượng một cặp NST bị tách thành 2 cặp.

3. Hậu quả

Dạng đb

ảnh hưởng tới bộ máy di truyền

Biểu hiện ra kiểu hình

Mất đoạn

Số lượng gen giảm, làm mất cân bằng hệ gen

Thường gây chết, giảm sức sống

Lặp đoạn

Làm tăng số lượng gen trên NST,làm mất cân bằng hệ gen

Làm tăng hoặc giảm mức độ biểu hiện của tính trạng

Đảo đoạn

Không làm thay đổi số lượng gen, là thay đổi trình tự sắp xếp các gen làm gen không hoạt động hoặc làm tăng hoặc làm giảm mức độ hoạt động của gen. (do hiệu quả vị trí)

Thường ít ảnh hưởng đến sức sống do không làm thay đổi số lượng gen, tuy nhiên vẫn có thể làm tăng hoặc làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến (hiện tượng bán bất thụ)

Chuyển đoạn

Khi chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng làm gen trên NST này bị chuyển sang NST khác làm thay đổi nhóm gen liên kết

Chuyển đoạn nhỏ thường ít gây ảnh hưởng đến sức sống, chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc giảm khả năng sinh sản.

4. Vai trò

Dạng đột biến

Vai trò

Mất đoạn

Lợi dụng mất đoạn nhỏ để loại bỏ gen xấu trên cây trồng. Dùng đột biến mất đoạn để xác định vị trí gen trên NST từ đó lập bản đồ gen.

Lặp đoạn

Làm tăng số lượng gen trên NST do đó làm tăng lượng sản phẩm do gen tạo ra từ đó có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống. Khi lặp lại đoạn NST các gen được lặp lại nhiều lần tạo điều kiện cho đột biến gen xuất hiện và tạo lên nhiều alen mới cho quá trình tiến hóa.

Đảo đoạn

Sự sắp xếp lại các gen trên NST tạo nên sự sai khác giữa các sinh vật cùng loài với nhau, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.

Chuyển đoạn

Lợi dụng chuyển đoạn nhỏ để chuyển các gen mong muốn từ cây hoang dại vào cây trồng. Sử dụng các dòng côn trùng bất thụ do đột biến chuyển đoạn làm công cụ phòng chống sâu hại. Các đột biến chuyển đoạn tạo ra sự sai khác giữa các sinh vật nên có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài mới.

5. Nhận biết dạng đột biến

Dạng đột biến

Cách nhận biết

Mất đoạn

Dựa vào kiểu hình.

Dựa vào hiện tượng giả trội.

Quan sát tiêu bản NST dưới kính hiển vi.

Lặp đoạn

Quan sát tiêu bản bộ NST (nổi lên 1 vòng tròn kép)

Đảo đoạn

Dựa vào kiểu hình: giảm khả năng sinh sản.

Dựa vào quan sát tiêu bản: phương pháp nhuộm băng NST.

Chuyển đoạn

Nhuộm băng NST.

Dựa vào kiểu hình: gây chết hoặc giảm sức sống.

Quan sát tiêu bản.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP

PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỖI DẠNG

Dạng 1: CHO BIẾT CẤU TRÚC CỦA NST TRƯỚC VÀ SAU ĐỘT BIẾN - XÁC ĐỊNH DẠNG ĐỘT BIỂN

a) Phương pháp giải

- Có 4 dạng đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, thêm đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

- Mất đoạn làm kích thước NST ngắn lại.

- Lặp đoạn làm kích thước NST dài hơn, vị trí các gen xa hơn nhưng không làm đổi nhóm gen liên kết.

- Đảo đoạn làm kích thước NST không đổi, nhóm gen liên kết không đổi nhưng trật tự phân bố của các gen bị thay đổi.

- Chuyển đoạn trên 1 NST làm kích thước NST không đổi, nhóm gen liên kết không đổi nhưng vị trí các gen thay đổi.

- Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ làm thay đổi tất cả gồm: Vị trí gen, kích thước, nhóm gen liên kết.

b) Bài tập vận dụng

Xét hai NST của một loài có cấu trúc gồm các đoạn sau:

NST1: EFIJKLMN;                      NST2: OPQRST.

1. Từ hai NST trên qua đột biến đã hình thành NST có cấu trúc theo các trường hợp sau, với mỗi trường hợp hãy cho biết đột biến thuộc loại nào?

a) OPQRQRST b) EFIKLMN.
c) EFIMLKJN     d) EFIJKLOPQ và MNRST.
e) EFIJKLMNO và PQRST.  

  
2. Trong các loại đột biến nói trên:

a) Loại đột biến nào làm cho các gen có vị trí xa nhau hơn?

b) Loại đột biến nào làm cho các gen không thay đổi nhóm gen liên kết?

                                              Hướng dẫn giải

1. a. Đột biến lặp đoạn QR một lần.

    b. Đột biến mất đoạn J.

    c. Đột biến đảo đoạn JKLM thành MLKJ.

    d. Chuyển đoạn tương hỗ. Đoạn MN đưực chuyển từ NST1 sang NST2; đoạn OPQ được chuyển từ NST2 sang NST1

    e. Chuyển đoạn không tương hỗ từ NST1 sang NST2.

2. a. Loại đột biến làm cho các gen có vị trí xa nhau hơn:

- Lặp đoạn: do lặp đoạn QR đã làm cho P và S xa nhau hơn.

- Đảo đoạn: do đảo đoạn JKLM đã làm cho J xa I và M xa N hơn

    b. Loại đột biến không làm đổi nhóm gen liên kết gồm:

- Lặp đoạn.

- Đảo đoạn.

Dạng 2: DỰA VÀO KẾT QUẢ LAI GIẢI THÍCH CƠ CHẾ XUẤT HIỆN ĐỘT BIẾN 

a) Phương pháp giải

- Tần số đột biến thấp nên chỉ xảy ra ở một vài tế bào nào đó trong lượng lớn tế bào của cơ quan sinh dục tham gia quá trình giảm phân.

- Đột biến cấu trúc NST xảy ra ở cấp độ tế bào nên có thể quan sát được xuất hiện của chúng dưới kính hiển vi, còn đột biến gen thì không.

b) Bài tập vận dụng

W là gen trội quy định chuột đi bình thường

w là gen lặn qui định chuột nhảy van (chuột đi lòng vòng); cặp alen này nằm trên NST thường.

Người ta thực hiện hai phép lai và thu được kết quả như sau:

Phép lai 1:   P1: 

Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
 chuột đi bình thường  x  chuột nhảy van 
Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào

                   F1-1: xuất hiện 61 chuột đi bình thường

                                            19 chuột nhảy van

Phép lai 2:   P2: 

Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
 chuột đi bình thường  x  chuột nhảy van 
Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào

                   F1-2: xuất hiện 28 con, trong đó có một con nhảy van

1. Hãy giải thích kết quả của phép lai trên.

2. Làm thế nào để nhậ biết nguyên nhân xuất hiện một con chuột nhảy van ở phép lai 2.

                                              Hướng dẫn giải

1. a. Giải thích kết quả phép lai 1:        

Qui ước gen:      

W: chuột đi bình thường

w: chuột nhảy van 

- F1-1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ:

chuột đi bình thường : chuột nhảy van ≈ 3 : 1 chứng tỏ phép lai được truyền theo định luật phân tính, kiểu gen của P1 đều dị hợp Ww.

Sơ đồ lai: 

P1: 

Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
 Ww (bình thường) x 
Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
 Ww (bình thường)

GP1 : (

Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
W : 
Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
w)
Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
      x  
Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
 (
Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
W : 
Hình ảnh bên dưới thuộc dạng đột biến nào
w)

F1-1: 1WW : 2Ww     :       1ww

        3 bình thường            1 nhảy van

b. F1-2 xuất hiện tất cả các lứa đều cho chuột con hình thường trong đó chỉ có 1 chuột nhảy van, chứng tỏ chuột mẹ có kiểu gen đồng hợp trội WW.

F1-2 xuất hiện 1 chuột con nhảy van có thể xảy ra một trong hai khả năng:

Khả năng 1: (Đột biến gen).

Trong quá trình giảm phân của chuột mẹ có 1 tế bào sinh trứng nào đó bị đột biến giao tử, dạng đột biến lặn này đã tạo ra 1 trứng mang gen lặn w. Trứng này thụ tinh với tinh trùng mang w của chuột bố, tạo ra một hợp tử ww, phát triển thành 1 con chuột nhảy van.

- Các chuột khác đi bình thường do giao tử bình thường của mẹ là W thụ tinh với giao tử của bố mang w tạo ra các hợp tử F1-2 có kiểu gen dị hợp Ww phát triển hầu hết đều là chuột con bình thường.

Khả năng 2: (Đột biến cấu trúc NST, loại mất đoạn).

- Trong quá trình giảm phân của chuột mẹ, có một tế bào sinh trứng nào đó bị đứt đoạn mang W. Do vậy đã phát sinh một trứng không mang W (-), loại trứng này thụ tinh với tinh trùng của bố mang w tạo ra hợp tử chỉ mang gen w (-w), phát triển thành một con chuột nhảy van; các hợp tử còn lại do giao tử
bình thường của mẹ mang W thụ tinh với tinh trùng bình thường của bố mang w, tạo các hợp tử khác đều mang Ww (bình thường).

2. Cách nhận biết: Ta sử dụng phương pháp tế bào học và di truyền học.

- Lấy tế bào xôma chuột nhảy van ở F1-2 làm tiêu bản và quan sát dưới kính hiển vi

+ Nếu hai NST đứng thành cặp đồng dạng thì đã xảy ra đột biến gen (đột biến giao tử).

+ Nếu hai NST không đồng dạng gồm 1 chiếc dài, 1 chiếc ngắn hơn thì đây là trường hợp đột biến mất đoạn NST.