Hội chợ sách công viên thống nhất 2023 cổng nào

Thế nên, khi thành phố quyết định ngăn đường mở tuyến phố đi bộ đầu tiên ở khu vực quanh Hồ Hoàn Kiếm, cảm giác thật sự háo hức và ngóng đợi. Tất nhiên, những ngày đầu tiên - của bất kỳ một sự kiện nào đó đều đem đến niềm vui và hạnh phúc.

Phố đi bộ mở ra, thu hút hàng ngàn lượt người mỗi cuối tuần lên đây vui chơi. Với đủ các trò chơi hay ho hấp dẫn, từ những trò chơi dân gian: Kéo co, ô ăn quan, nhảy dây, nặn tò he… cho trẻ con, cho đến nhạc đường phố, vẽ truyền thần, thi chạy, vân vân…

Thỉnh thoảng lại có hội chợ kích cầu hàng tiêu dùng, chợ sách, hội chợ du lịch… Qua thời gian háo hức ban đầu, thì cũng thấy bớt dần thu hút, vì tuần nào cũng lên phố, với vài trò lặp đi lặp lại ấy mãi cũng chán.

Mà chán cũng chả được lâu, vì dần dần người ta cũng không còn tổ chức mấy trò chơi trên phố đi bộ nữa. Vậy là trừ việc thỉnh thoảng có hội chợ ra thì người ta lên phố đi bộ đúng là chỉ có đi bộ, thêm một góc cho thuê xe điện trẻ con chơi trên phố Hàng Khay… vậy là hết.

Có những người tôi gặp, hỏi: Dạo này có lên phố đi bộ chơi? Câu trả lời luôn là: Làm gì có gì mà chơi? Ở nhà cho khoẻ…

Nhưng dù sao, ở phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, còn có… cái hồ và nhiều di tích, kèm với phố cổ xung quanh, nên vẫn là một điểm đến khi không biết đi đâu dịp cuối tuần của nhiều người.

Thế rồi, sau sự “thành công” của phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, một loạt các tuyến phố khác trên địa bàn Thủ đô lần lượt được mở. Ý nghĩa của việc mở phố đi bộ thì có nhiều, nhưng tựu chung lại là muốn có thêm không gian cho người dân vui chơi, giải trí mỗi dịp cuối tuần, thúc đẩy, tạo thói quen vận động, thông qua đi bộ.

Nhưng liệu có phải, chỉ cần mở phố đi bộ là người dân sẽ kéo tới để tham gia hoạt động này? Bằng chứng là, đã bắt đầu xuất hiện những sự bất cập, thiếu hiệu quả trong dự án này. Mở đầu là phố đi bộ Trịnh Công Sơn, thuộc quận Tây Hồ, sau một thời gian ngắn đi vào hoạt động thì đóng cửa vì dịch COVID-19.

Và đến giờ dù dịch COVID-19 đã cơ bản được khống chế nhưng con phố này vẫn chưa được mở lại vì không có khách. Thậm chí là trước đại dịch thì cũng chỉ lác đác rất ít người đến đây.

Hà Nội đang có dự an mở thêm rất nhiều phố đi bộ khác trên khắp địa bàn Thủ đô. Nhưng có vẻ như lãnh đạo thành phố, cũng như lãnh đạo các quận, huyện nơi đã và sẽ mở phố đi bộ chỉ cần hoàn thành chỉ tiêu, cho việc mở phố đi bộ mà chẳng hề tính đến thực tế có phù hợp hay không?

Hay thậm chí là thừa thãi!?

Hội chợ sách công viên thống nhất 2023 cổng nào

Phố đi bộ Trần Nhân Tông, một ngày hoạt động "bình thường"

Ví như phố đi bộ Trần Nhân Tông, thuộc quận Hai Bà Trưng, chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2022. Tuyến phố đi bộ này kéo dài từ ngã ba Trần Nhân Tông-Quang Trung đến cổng Công viên Thống Nhất, cuối đường Trần Bình Trọng.

Sau hơn nửa năm đi vào hoạt động, một hoạt động, có thể nói là duy nhất được duy trì đều đặn, thường xuyên vào 3 ngày cuối tuần cấm đường phục vụ phố đi bộ, là dịch vụ cho thuê xe điện cho trẻ con. Cả tuyến phố vài trăm mét, trước cổng công viên Thống Nhất hoàn toàn chỉ có dịch vụ cho thuê xe điện, không có một hoạt động nào khác.

Không biết lãnh đạo quận… nghĩ gì, và vì sao lãnh đạo thành phố lại phê duyệt để làm tuyến phố đi bộ ở ngay trước cổng Công viên Thống Nhất - một trong những không gian công cộng lớn nhất ở Thủ đô? Nơi đã là thói quen sinh hoạt cộng đồng của hàng ngàn người dân địa phương cũng như rất nhiều người dân Thủ đô đến đây vui chơi, giải trí, tập luyện thể thao hằng ngày.

Hội chợ sách công viên thống nhất 2023 cổng nào

Cả tuyến phố chỉ để phục vụ dịch vụ cho thuê xe điện

Chẳng cần phải là một nhà kinh tế, hay hoạch định chính sách, cũng có thể thấy đây là một sự lãng phí. Và nếu nói nặng hơn, đó là một việc làm vô bổ, thiếu suy nghĩ cho lợi ích của người dân.

Bởi, nếu như chính quyền địa phương dành ngân sách đó đầu tư, nâng cấp thêm cho công viên Thống Nhất, chắc chắn nơi này sẽ còn hấp dẫn người dân đến đây, hơn là việc nhất quyết phải mở phố đi bộ ở ngay trước cổng công viên.

Và trên thực tế quan sát, thì hầu như người dân sẽ chọn vào công viên vui chơi hơn là “thơ thẩn” ngoài phố đi bộ ngay bên cạnh chỉ dăm bước chân là hết…

Hay có phải, ngân sách đã duyệt cho việc phải mở bằng được phố đi bộ nên nhất quyết phải làm? Trình độ dân trí bây giờ đã khác, nhu cầu giải trí cũng đã cao hơn trước rất nhiều, nên những thứ tư duy ban-cho, “bố thí” cần phải dẹp bỏ. Đừng nghĩ rằng, vì dân thiếu chỗ vui chơi, mà mở cho phố đi bộ để đến đã là tốt lắm rồi. Đã làm cho lại còn có ý kiến ý cò?

Nhưng, đó là sự lãng phí tiền của ngân sách, cũng là tiền của chính người dân đóng góp. Chưa kể đến việc một tuần có 7 ngày, thì 3 ngày cấm phố, khiến giao thông Thủ đô vốn đã quá tải, nay lại càng khó khăn hơn vì phố đi bộ.

Nếu thấy sai thì phải sửa, thấy không đúng thì cần thay đổi, nếu cứ cố chấp để hoàn thành chỉ tiêu mà cứ làm mãi một việc không hiệu quả, thì chỉ là sự lãng phí và gây phiền toái cho người dân.