Hướng dẫn cài gta 5 Informational, Transactional năm 2024

Hướng dẫn viên (HDV) du lịch được đi nhiều nơi, tham quan nhiều khu du lịch nổi tiếng, gặp gỡ nhiều người và được biết đến là nghề có thu nhập cao... Thế nhưng mấy ai biết rằng, đối với HDV nữ, sau những chuyến đi không chỉ có niềm vui, có thêm thu nhập mà còn có cả những giọt nước mắt...

Hướng dẫn cài gta 5	Informational, Transactional năm 2024

HDV Cao Hương (thứ 2 từ phải sang) trong buổi gặp gỡ, chia sẻ công việc với một số thành viên trong Chi hội HDV du lịch Thanh Hóa. Ảnh: T.L

Chúng tôi có mặt tại một cuộc trò chuyện của những thành viên trong Chi hội HDV du lịch Thanh Hóa. Không ngần ngại khi có sự hiện diện của chúng tôi, HDV Cao Hương (31 tuổi, TP Thanh Hóa) thẳng thắn chia sẻ về những khó khăn, cạm bẫy đối với HDV nữ. Chị cho biết mình đã theo nghề HDV du lịch đến nay được gần 10 năm. Nghề HDV có nhiều khó khăn, với phụ nữ càng khó khăn hơn. Với tính chất công việc thường xuyên phải đi xa và di chuyển nhiều nên tìm được một người bạn đời hiểu và thông cảm cho công việc của mình không dễ.

Chia sẻ kỷ niệm về những chuyến đi, chị Cao Hương cho biết, bản thân rất yêu thích những trải nghiệm khi được là người tổ chức, hướng dẫn cho các đoàn. Tuy vậy, trong quá trình trải nghiệm với nghề không ít lần Hương đã bật khóc. Một số người có cái nhìn miệt thị, ví nữ HDV du lịch giống như gái bán thân. Có những lần đi tour, thậm chí có những người nam giới lớn tuổi hơn mình rất nhiều, cố tình trêu ghẹo, gạ gẫm, nói những câu thiếu tế nhị. Thời gian đầu gặp phải những tình huống này, chị sợ đến mức bật khóc. Nhưng sau đó, chị nhận ra rằng, với việc gạ gẫm thẳng thắn, chỉ cần HDV khéo léo là đã có thể từ chối mà không sợ khách kiếm cớ phản ánh với công ty. Có những lần dẫn đoàn đi xa, nhưng công ty không bố trí nơi nghỉ ngơi riêng cho HDV, mình và anh em lái xe phải ngủ chung phòng. Khi đó không ít khách trong đoàn đã xì xào, bàn tán...

Thực tế, để có thể tồn tại trong nghề HDV, điều quan trọng đó là khẳng định “thương hiệu” bản thân. Sau mỗi hành trình, các đơn vị lữ hành đều có phiếu đánh giá gửi cho khách để phản hồi về chất lượng các dịch vụ như: ăn uống, đi lại, trong đó có cả thái độ phục vụ của HDV. Chính vì vậy, để có thể tồn tại với nghề, HDV không chỉ xem khách là “thượng đế” mà cần xem khách như chính người thân của mình, để từ đó thấu hiểu và phục vụ khách tốt hơn. Nếu như khách có ấn tượng, có phản hồi tốt về mình, chắc chắn mình sẽ nhận được lời mời cho những tour tiếp theo, không chỉ của một công ty mà nhiều công ty khác. Và ngược lại, HDV không tự khẳng định được chính mình có nghĩa tự “đào thải”.

“Nhiều lần phải dậy từ 3 - 4 giờ sáng để đón khách, lẩm nhẩm trong đầu rằng mình cũng có bằng cấp như ai, học hành tử tế, bạn bè đã yên bề gia thất, công việc thì ổn định, lúc nào cũng thơm tho sạch sẽ, còn mình thì suốt ngày rong ruổi trên những cung đường, nay đây mai đó... Là một HDV, nhưng trách nhiệm với công việc nên mình phải làm đủ thứ, từ dọn dẹp, bê đồ ăn cho khách, ăn sau khách, dậy trước khách, ngủ sau khách... Khi ăn không được ngồi cùng khách, HDV và lái xe phải ngồi riêng, chi phí do công ty chi trả. Ấy vậy mà có lần mình dẫn đoàn, sau khi lo cho mọi người ổn định vị trí, đầy đủ món ăn, mình cùng anh em lái xe ăn riêng một bàn, bỗng dưng một bác trưởng đoàn lại chửi té tát vào mặt mình, cho rằng mình cắt xén bớt tiền của khách để ăn riêng. Đó mới chỉ là một trong những tình huống mà HDV dễ gặp phải” - chị Lê Thị Phượng, một HDV tự do chia sẻ.

Thế nhưng, khó khăn nhất đối với HDV nữ đôi khi không phải là những ánh mắt thiếu thiện cảm hay những cạm bẫy dọc đường tour. “Suốt những năm tháng miệt mài làm nghề HDV du lịch, trong những nỗi băn khoăn về công việc, tình yêu, sự nghiệp, tôi chợt giật mình nhận ra bản thân chẳng có gì ngoài những chuyến đi. Gia đình tan vỡ, con cái về quê ở với ông bà. Sau khoảng thời gian dài thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh, bản thân cũng chưa thể tìm được một công việc phù hợp. Đến nay, số tiền tích lũy có được trong thời gian qua cũng dần cạn kiệt...” - M.T.T. (30 tuổi, quê Nông Cống) chia sẻ.

Chia sẻ về đời tư của mình, chị M.T.T. cho biết, chị quen chồng mình trong một chuyến đi tour đến Đà Lạt. Anh yêu chị cũng bởi sự nhanh nhẹn, hoạt ngôn. Khi yêu nhau, mọi thứ dường như dễ dàng cảm thông và chia sẻ hơn. Cho đến khi kết hôn rồi có thêm đứa con nhỏ, việc chị đi sớm về khuya, thậm chí có thời gian cao điểm chị xách vali đi khắp các tỉnh trong Nam, ngoài Bắc cả tháng trời. Và rồi, cơ duyên để bắt đầu mối quan hệ này lại cũng chính là nguyên nhân kết thúc cuộc hôn nhân của chị, khi đứa con trai mới vừa tròn 2 tuổi.

Đứng lên sau những đổ vỡ, khó khăn, giờ đây, chị M.T.T. chỉ chờ dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động du lịch trở lại để tiếp tục với niềm đam mê của mình. Tuy nhiên, mong muốn nhất của chị M.T.T. cũng như đội ngũ HDV du lịch đó là được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao kiến thức. Không chỉ đơn giản là truyền đạt kiến thức chuyên môn, mà còn được tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, chia sẻ kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia, của đồng nghiệp trong việc xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.

Anh Nguyễn Tiến Giáp, Chi hội trưởng Chi hội HDV du lịch Thanh Hóa, cho biết: “Đến nay phần lớn HDV du lịch đã tham gia vào các tổ chức như Chi hội HDV du lịch, Hội Du lịch lữ hành Việt Nam... Cũng thông qua các tổ chức hội, các thành viên sẽ có cơ hội thường xuyên được trao đổi kiến thức, bồi dưỡng nghiệp vụ và được bảo vệ quyền lợi. Đây sẽ là những hành trang thật sự cần thiết cho đội ngũ HDV du lịch khi hành nghề”.