I 131 là gì

Hiện nay, Iode phóng xạ được sử dụng khá rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh tuyến giáp. Tuy nhiên có rất ít bệnh nhân (BN) hiểu thấu đáo về phương pháp này, dẫn đến sự lo lắng quá mức hoặc ngược lại không tuân thủ tốt các yêu cầu sau điều trị bằng Iode phóng xạ, gây hại cho chính họ và những người xung quanh.

Iode là nguyên liệu thiết yếu để tổng hợp hormon tuyến giáp. Mỗi ngày một người bình thường cần được cung cấp từ 150 – 300μg Iode.

Tuyến giáp có khả năng bắt giữ và di chuyển các nguyên tử Iode vào tế bào để sử dụng cho việc tổng hợp hormon. Chính vì thế khi bị cường giáp, Iode sẽ tập trung nhanh và nhiều hơn tại tuyến giáp.

Từ Iode bình thường có thể sử dụng các máy gia tốc để chế biến thành 2 loại Iode có khả năng giải phóng các tia phóng xạ (radiation) được sử dụng cho mục đích y khoa: I-123 (vô hại với tế bào tuyến giáp, thường dùng để chẩn đoán) và I-131 (có thể phá hủy tế bào tuyến giáp, được sử dụng cho cả chẩn đoán và điều trị). Có thể sử dụng Iode phóng xạ an toàn cho những người có dị ứng với hải sản hoặc chất cản quang có chứa Iode vì thực ra người bệnh phản ứng với hợp chất chứa Iode chứ không phải Iode.

I 131 là gì

Iod phóng xa là một trong những phương pháp điều trị u ác tuyến giáp

Xạ hình tuyến giáp

Sau khi cho uống (I-131) hoặc tiêm (I-123), Iode sẽ tập trung về tuyến giáp làm hiện hình tuyến giáp, được phát hiện qua một đầu ghi. Ngoài ra, Iode tập trung về tuyến giáp nhiều hay ít cũng còn phản ánh tuyến giáp hoạt động mạnh hay yếu. Do I-123 có thời gian bán hủy ngắn hơn nên an toàn hơn và được ưa dùng trong xạ hình tuyến giáp, kể cả cho phụ nữ đang nuôi con nhỏ. I-123 còn có ưu điểm khác là hoàn toàn không gây hại cho cơ thể và không cần lưu ý gì đặc biệt sau khi làm xạ hình tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp thường được chỉ định trong chẩn đoán các bệnh bướu nhân tuyến giáp, chẩn đoán mô giáp còn sót lại sau phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp  hoặc để chuẩn bị cho điều trị cường giáp…

Điều trị bệnh tuyến giáp

I-131 được sử dụng để diệt bớt mô tuyến giáp đang hoạt động quá mạnh (cường giáp) hoặc làm giảm kích thước tuyến giáp quá to. Những bệnh nhân (BN) này phải tuân thủ một số yêu cầu về an toàn phóng xạ. Lưu ý là có thể phải mất đến vài tháng thì phương pháp này mới đạt được hiệu quả.

Trong bệnh ung thư tuyến giáp, I-131 liều cao được sử dụng để diệt hết các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ. Do dùng liều cao nên các BN sẽ phải cách ly trong khoảng 24h tại bệnh viện để tránh ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là những trẻ em sống trong cùng gia đình; Thường thì sẽ bị viêm tuyến nước bọt do nằm gần tuyến giáp, với các biểu hiện như đau, sưng… để giảm thiểu thì nên uống nhiều nước hoặc phòng bằng súc miệng nước chanh.

I 131 là gì

Trong bệnh ung thư tuyến giáp, I-131 liều cao được sử dụng để diệt hết các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ

Vì I-131 có khả năng phóng xạ nên các BN cần cố gắng để tránh tiếp xúc tia xạ với người khác, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Lượng tia xạ phơi nhiễm sẽ giảm đáng kể nếu khoảng cách từ BN đến người khác tăng lên.

Các BN phải di chuyển bằng máy bay ngay sau khi uống I-131 nên mang theo thông báo của bác sĩ vì hệ thống cảnh báo phóng xạ ở các sân bay có thể phát hiện tia xạ từ cơ thể bạn (dù nó ở mức an toàn) và nhân viên an ninh có thể ngăn không cho bạn nên máy bay. Những BN phải điều trị I-131 liều cao (Basedow, ung thư tuyến giáp…) cần phải ở trong phòng cách ly 3 – 7 ngày và chỉ có thể về nhà khi đã được đánh giá là an toàn.

Nhìn chung, điều trị I-131 là phương pháp an toàn và có hiệu quả cao. Tuy có sự lo ngại nhưng các nghiên cứu theo dõi trong thời gian dài không thấy có hậu quả nghiêm trọng. Nguy cơ gây ung thư tuyến giáp và các nguy cơ khác vẫn còn sự tranh cãi và nếu có thì là rất thấp.

Tuy nhiên các BN điều trị I-131 cần phải đi khám bệnh thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng, bao gồm cả ung thư. Biến chứng phổ biến nhất là suy giáp nhưng may mắn là rất dễ điều trị. Các biến chứng khác có thể gặp như khô miệng và mất vị giác do tuyến nước bọt bị phá hủy.

Các lưu ý đặc biệt

– Cho phụ nữ

+ Không bao giờ được dùng Iode phóng xạ, dù là I-123 hay I-131 để chẩn đoán hay điều trị cho các phụ nữ có thai.

+ Những phụ nữ muốn có con phải đợi ít nhất 6-12 tháng sau điều trị I-131, vì buồng trứng cũng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ.

+ Cho đến nay không có bằng chứng nào về việc điều trị Iode phóng xạ có thể gây vô sinh, nhưng nó có thể gây mãn kinh sớm.

– Cho nam giới

Các bệnh nhân nam được điều trị Iode phóng xạ có thể bị giảm số lượng tinh trùng và bị vô sinh tạm thời trong khoảng 2 năm. Vì thế các BN phải điều trị Iode phóng xạ nhiều đợt (ví dụ ung thư tuyến giáp) thì nên gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng.

I 131 là gì

Bệnh nhân nam phải điều trị Iode phóng xạ nhiều đợt nên gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng

Sau điều trị bằng Iode phóng xạ, bệnh nhân cần lưu ý:

– Nghỉ làm

– Hạn chế xuất hiện ở nơi công cộng

– Không nên đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng

– Duy trì khoảng cách an toàn với người khác > 1m

– Uống nhiều nước

– Xả toa lét 2 – 3 lần sau khi đi đại, tiểu tiện

– Ngủ ở giường cách ly, cách giường khác > 2m

– Tránh tiếp xúc lâu với trẻ em và phụ nữ có thai

(* Thời gian cụ thể tùy thuộc liều I-131)

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Tuyến giáp hấp thụ hầu hết iod trong cơ thể. Vì thế iod phóng xạ (I-131) thường được dùng điều trị ung thư tuyến giáp. Các tế bào nang giáp bắt giữ iod phóng xạ, bức xạ ion hóa từ iod phóng xạ có thể phá hủy tuyến giáp và những vị trí có tế bào giáp (bao gồm cả tế bào ung thư) có khả năng lưu giữ iod phóng xạ, nhưng ít ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Để điều trị ung thư giáp cần liều iod phóng xạ lớn hơn nhiều so với liều dùng trong  phương pháp xạ hình xác định ung thư tuyến giáp.

Phương pháp điều trị này được dùng để hủy mô giáp khi chưa thể phẫu thuật triệt để, hoặc trong các thể ung thư tuyến giáp đã có di căn hạch và di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Điều trị bằng iod phóng xạ giúp người bệnh kéo dài thời gian sống thêm nếu họ mắc ung thư thể nhú hoặc thể nang (ung thư tuyến giáp thể biệt hóa) trong trường hợp bệnh đã di căn vùng cổ hoặc di căn xa, hiện tại là phương pháp chuẩn trong rất nhiều trường hợp. Hiệu quả của iod phóng xạ chưa rõ ràng ở những trường hợp ung thư kích thước nhỏ khu trú ở trong và chưa lan ra ngoài tuyến giáp vì khối u có thể được lấy bỏ hoàn toàn sau phẫu thuật. Bệnh nhân nên hỏi bác sỹ về các nguy cơ và lợi ích của điều trị iod phóng xạ. Điều trị bằng iod phóng xạ không được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp bất thục sản (không biệt hóa) và ung thư tuyến giáp thể tủy vì những thể này không bắt giữ iod phóng xạ.

                                                                                                     

I 131 là gì

Hình (a): Bệnh nhân chụp xạ hình sau điều trị thấy mô giáp còn lại vùng cổ bắt iod phóng xạ. Iod phóng xạ tạo bức xạ ion hóa tiêu diệt tế bào giáp.

(Nguồn: Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội)

                                                                                                     
I 131 là gì

Hình (b): Bệnh nhân chụp xạ hình sau điều trị thấy mô giáp còn lại vùng cổ và tổ chức di căn ở phổi bắt iod phóng xạ. Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư giáp di căn phổi. Iod phóng xạ tạo bức xạ ion hóa tiêu diệt tế bào giáp và tổ chức di căn ở phổi.

(Nguồn: Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội)

Chuẩn bị điều trị iod phóng xạ

Để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị iod phóng xạ, người bệnh phải có nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH hay thyrotropin) cao trong máu. Hormone này có tác dụng làm mô giáp (và tế bào ung thư giáp) bắt giữ iod phóng xạ. Nếu tuyến giáp của người bệnh đã được phẫu thuật, có hai cách để tăng nồng độ TSH trước khi điều trị iod phóng xạ:

• Cách thứ nhất là dừng sử dụng hormone tuyến giáp vài tuần. Điều này làm giảm mức độ hormone tuyến giáp (suy giáp), kích thích tuyến yên tăng tiết TSH. Suy giáp có chủ định này chỉ làm tạm thời nhưng có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, giảm cảm xúc, tăng cân, táo bón, mỏi cơ và giảm khả năng tập trung.

• Cách thứ hai là tiêm TSH tái tổ hợp (Thyrogen), với cách này người bệnh không phải ngừng sử dụng hormone tuyến giáp trong thời gian dài. Thyrogen sẽ được tiêm hàng ngày trong 2 ngày sau đó điều trị iod phóng xạ vào ngày thứ 3.

Hầu hết bác sĩ khuyến cáo người bệnh thực hiện chế độ ăn hạn chế iod trong 1 hoặc 2 tuần trước khi điều trị. Có nghĩa là tránh những thức ăn chứa muối iod và phẩm màu thực phẩm red dye #3 (đỏ nâu), cũng như các chế phẩm sữa (sữa các loại, bơ, phomai), trứng, các loại hải sản, đậu nành và các chế phẩm của đậu nành.

Những nguy cơ và tác dụng không mong muốn

Cơ thể người bệnh sẽ đào thải bức xạ sau khi điều trị iod phóng xạ một thời gian. Tùy thuộc vào liều và cơ sở y tế điều trị mà người bệnh có thể phải ở trong viện vài ngày sau điều trị, trong phòng riêng để ngăn phơi nhiễm phóng xạ với những người khác. Một số người bệnh có thể không cần nằm viện. Khi người bệnh trở về nhà sau điều trị, họ sẽ được hướng dẫn làm thế nào để bảo vệ những người xung quanh giảm ảnh hưởng của phóng xạ và thực hiện điều này trong thời gian bao lâu. Những hướng dẫn này có thể thay đổi đôi chút tùy thuộc vào cơ sở điều trị. Người bệnh cần chắc chắn đã hiểu rõ các hướng dẫn trước khi ra viện.

I 131 là gì
             
I 131 là gì

Khoa Y học Hạt nhân – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, nơi điều trị iod phóng xạ cho bệnh nhân ung thư giáp


Một số tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra khi điều trị iod phóng xạ:

• Đau và sưng vùng cổ

• Buồn nôn và nôn

• Đau và sưng các tuyến nước bọt

• Khô miệng

• Thay đổi vị giác

Nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng có thể giúp điều trị các vấn đề tuyến nước bọt.

Điều trị iod phóng xạ cũng làm giảm tiết nước mắt ở một số người và có thể gây khô mắt. Nếu người bệnh đeo kính áp tròng, hãy hỏi bác sĩ xem nên bỏ kính trong bao lâu.

Người bệnh nam giới khi nhận tổng liều iod phóng xạ lớn sau nhiều đợt điều trị có thể giảm số lượng tinh trùng nhưng hiếm khi vô sinh. Iod phóng xạ cũng ảnh hưởng đến buồng trứng của phụ nữ dẫn tới rối loạn chu kỳ kinh nguyệt đôi khi lên đến cả năm sau điều trị. Bác sĩ khuyến cáo nữ giới chỉ nên mang thai sau thời gian điều trị ít nhất 6 tháng đến 1 năm. Không có tác dụng xấu nào được ghi nhận ở những trẻ được sinh ra từ cha mẹ đã nhận được iod phóng xạ trong quá khứ.

Cả nam giới và nữ giới đã điều trị iod phóng xạ đều có thể tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu, ung thư dạ dày và ung thư tuyến nước bọt trong tương lai. Nhiều bác sĩ không đồng ý về mức độ chính xác của việc gia tăng nguy cơ này, nhưng hầu hết các nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng đây là một biến chứng cực kỳ hiếm gặp.

Người bệnh nên nói chuyện với bác sỹ điều trị nếu có bất kỳ câu hỏi nào về những rủi ro và lợi ích của việc điều trị iod phóng xạ.

Nguồn: Dịch từ www.cancer.org Hiệp hội Ung thư Hoa kỳ

Đường dẫn: https://www.cancer.org/cancer/thyroid-cancer/treating/radioactive-iodine.html

Biên dịch: Ths.Bs. Đặng Duy Cường, Khoa Y học hạt nhân

Hiệu đính: Ths. Bs. Nguyễn Thanh Hằng – Phòng HTQT&NCKH