Nếu bạn muốn đàm phán lại ngay bạn sẽ tiếp cần đàm phán như thế nào để cải thiện kết quả

Có thể nói, trong kinh doanh hay bất kỳ lĩnh vực nào đi nữa thì kỹ năng đàm phán luôn đóng một vai trò quan trọng. Đây là kỹ năng giúp bạn có thể thành công trên nhiều phương diện khác nhau. Vậy kỹ năng về đàm phán là gì? Kỹ năng này có vai trò như thế nào? Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này? Để sở hữu kỹ năng đàm phán thuyết phục và tự tin trong kinh doanh cần những gì? Đây luôn là những băn khoăn cần được giải đáp của rất nhiều người. Chúng ta hãy cùng Việc Làm Tốt đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Kỹ năng đàm phán thuyết phục người khác

Việc xác định thế nào là kỹ năng về đàm phán cũng như vai trò của kỹ năng này trong kinh doanh là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp nhận định rõ tầm quan trọng của kỹ năng này để từ đó có phương án, giải pháp để cải thiện kỹ năng này.

Kỹ năng đàm phán là gì?

Kỹ năng đàm phán là một kỹ năng mà ở đó cho phép hai hoặc nhiều bên đạt được thỏa hiệp thông qua quá trình thương lượng. Đây là sự kết hợp của những kỹ năng mềm khác nhau trên nhiều phương diện. Các kỹ năng bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng lên chiến lược và kỹ năng hợp tác. Các kỹ năng này nên được sử dụng và phối hợp nhịp nhàng trong suốt quá trình đàm phán.

Vai trò của kỹ năng đàm phán

Việc hiểu rõ những kỹ năng này là bước đầu tiên để bạn trở thành một nhà đàm phán tốt. Việc sở hữu kỹ năng này sẽ giúp bạn tự tin hơn trong quá trình đàm phán và trong cuộc sống. Để từ đó có được những thành công và thuận lợi hơn trong cuộc sống và học tập.

Sở hữu kỹ năng về đàm phán sẽ giúp bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống

Có rất nhiều khái niệm liên quan đến kỹ năng này. Trong đó, khái niệm được nêu trong giáo trình “Giao dịch và đàm phán trong kinh doanh” của Nhà xuất bản Thống kê được xem như là một định nghĩa chung về kỹ năng đàm phán.

Khái niệm này có nội dung như sau: “Đàm phán trong kinh doanh là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan đến các bên kinh doanh”. Những cuộc thương lượng quan trọng này sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. 

Mách bạn 7 kỹ năng đàm phán trong kinh doanh hiệu quả, thuyết phục

Biết người biết ta

Đây là một trong những kỹ năng đàm phán cần thiết nhất. Kỹ năng này đòi hỏi người đàm phán phải thật sự nhạy bén trong việc nhận biết được mục tiêu của đối phương. Chẳng phải vô lý mà người xưa lại nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Việc phân tích đối phương có thể giúp người đàm phán nắm rõ hơn những điều có thể và không thể nhượng bộ trong quá trình đàm phán. Một khi biết được những điều này, người đàm phán sẽ có những phương án đàm phán thích hợp để giành được kết quả cao nhất.

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là kỹ năng quan trọng đầu tiên bạn cần nhớ

Một trong những điều không nên làm trong quá trình đàm phán chính là việc thương lượng quá nhiều với đối phương. Đây chính là điều cực kỳ quan trọng mà bạn cần ghi nhớ, bởi nó là một trong những bí quyết cực kỳ hiệu quả được chia sẻ lại từ những người đã thành công trên thế giới.

Người đàm phán chỉ cần nắm rõ mục tiêu thương lượng và dựa vào đó để tiến hành đàm phán. Đừng nên thương lượng quá nhiều, điều này rất dễ khiến người đàm phán rơi vào tình huống bất lợi. Hãy nhớ, kỹ năng đàm phán thương lượng là để hai bên cùng đi đến thỏa thuận hợp lý, chứ không phải thương lượng nhiều đến mức nhượng bộ hoàn toàn.

Không tự ý hạ thấp giá trị mặt hàng

“Hãy đưa ra giá tiền mình mong muốn!”. Đây là một phương châm luôn đúng và được nhiều nhà kinh doanh áp dụng. Bạn không nên tự giảm giá món hàng của mình để chiều lòng khách hàng. Đừng nên nghĩ đến việc thay đổi, đừng trả giá với chính mình. Hãy mua với giá tiền hợp lý nhất và đưa ra một mức giá làm hài lòng cả đôi bên.

Đừng nên thay đổi giá trị, trả giá với chính mình để chiều lòng khách hàng

Đây là một yếu tố quan trọng để đàm phán thành công. Tuy nhiên, đây lại là điều mà nhiều người lãng quên, hoặc chưa làm được. Người đàm phán cần có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình, tránh để cảm xúc của mình bị ảnh hưởng, lấn át đi lý trí. Việc không khống chế được cảm xúc có thể khiến cho kết quả thương lượng tiêu cực hơn. Chính vì vậy, việc tránh bộc lộ cảm xúc trong suốt quá trình này là vô cùng quan trọng.

Thương trường không phải chiến trường

Mặc dù kỹ năng đàm phá là vô cùng quan trọng, tuy nhiên thương trường không phải là chiến trường. Điều này đồng nghĩa với việc trong đàm phán kinh doanh, không nhất thiết phải có người thẳng và người thua. Bởi lẽ, khái niệm môi người cùng thắng – “win-win” đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay.

Trong kinh doanh hiện đại, xu thế của các doanh nghiệp đang dần chú trọng hơn với quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi. Để từ đó đi đến mục tiêu cùng có lợi nhuận và chiến thắng của người này không nhất định phải xây trên thất bại của người khác.

Xu thế đôi bên cùng chiến thắng đang ngày một phổ biến trong kinh doanh hiện nay

Đây là một bí quyết mà không phải nhà kinh doanh nào cũng chia sẻ với bạn. Nếu như bạn đang thương lượng đàm phán cùng những người làm việc theo cảm tính, thì có thể xảy ra tình huống họ đang nói thẳng ra điều mong muốn mà dân gian hay gọi là “đánh phủ đầu”.

Khi bạn ngay lập tức chấp nhận lời đề nghị đầu tiên này, cũng đồng nghĩa với việc điều kiện này sẽ chỉ có lợi đối với họ. Ngược lại, bạn sẽ dễ bị bối rối và lung lay trong tường hợp đối tác là một nhà đàm phán chuyên nghiệp.

Hãy là người biết lắng nghe

Việc đàm phán đòi hỏi kỹ năng tư duy và giao tiếp tốt. Những điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải tranh hết phần nói. Việc nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn bao giờ cũng giúp ích rất nhiều trong giao tiếp với người khác.

Nên tuân thủ tỷ lệ 80/20 trong đàm phán. Nghĩa là trong tổng thời gian làm việc, một người chỉ nên sử dụng mắt và tai với 80%, 20% còn lại là cho miệng. Điều này giúp giảm khả năng bị mắc lỗi đàm phán, dễ bị đối tác nắm bắt điểm yếu. Vì vậy, để hạn chế hoặc loại bỏ các sai lầm, bạn cần học cách tiếp thu ý kiến người khác.

Việc lắng nghe và quan sát thay vì tranh phần nói sẽ giúp bạn loại bỏ sai lầm

Việc sở hữu kỹ năng đàm phán là vô cùng cần thiết và thiết thực. Điều này sẽ giúp người đàm phán đạt được những thỏa thuận đặt ra và thành công hơn trong sự nghiệp. Việc trang bị kỹ năng này trong quá trình kinh doanh sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc của người lao động. Chính vì vậy, đây cũng là một kỹ năng được các nhà tuyển dụng chú trọng và đòi hỏi trong những lần phỏng vấn tìm ứng viên mới cho công ty, doanh nghiệp.

Nếu bạn đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên, có thể đến với Việc Làm Tốt để đăng tin tuyển dụng. Lượng truy cập của Chợ Tốt rất lớn, mở ra cho bạn cơ hội tiếp cận với nhiều ứng viên tiềm năng hơn. Từ đó sẽ dễ dàng tuyển được nhân viên có những kỹ năng, kinh nghiệm và định hướng phù hợp với công ty.

Nếu bạn là một ứng viên có nhu cầu tìm việc, đừng ngại ngùng truy cập Việc Làm Tốt để tiếp cận được nhiều doanh nghiệp với quy mô từ lớn tới nhỏ nhé. Mỗi ngày, tại đây có hàng trăm, hàng nghìn tin tuyển dụng được kiểm duyệt kỹ lưỡng, chắc hẳn bạn sẽ nhanh chóng tìm được công việc phù hợp. Chúc bạn có những trải nghiệm như ý!

Video liên quan

Chủ Đề