Nêu quan điểm của bản thân với chính sách dân số hiện nay

Những quan điểm mới về công tác dân số

[ĐCSVN] – Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển; duy trì mức sinh thay thế… là những quan điểm mới được nhấn mạnh trong Nghị quyết 21-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Lần đầu tiên trong suốt 25 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhận định nếu duy trì chính sách giảm sinh quá lâu sẽ để lại những hệ lụy rất khó giải quyết. Vì vậy, trong Nghị quyết 21-NQ/TW, điểm mới đáng chú ý đầu về công tác dân số trong tình hình mới chính là việc chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề dân số về quy mô, cơ cấu, phân bố chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế, xã hội.

Cán bộ Trạm y tế xã Nậm Sài, huyện Sa Pa [Lào Cai] tuyên truyền công tác dân số,
kế hoạch hóa gia đình cho người dân địa phương. Ảnh: Quang Minh

Nghị quyết cũng đặt ra vấn đề duy trì mức sinh thay thế đã có những thành tựu suốt 10 năm qua, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số. Theo đó, cùng với việc vận động giảm sinh ở những vùng có mức sinh cao, nhà nước cũng vận động sinh đủ hai con với những địa phương có mức sinh thấp.

Thời gian qua, Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, đạt mức sinh thay thế sớm 10 năm so với mục tiêu Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII năm 1993 đề ra và tiếp tục duy trì cho đến nay. Quy mô dân số năm 2016 gần 93 triệu người, hạn chế tăng thêm hàng chục triệu người. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực, từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng.

Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuổi năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. Tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn. Công tác tuyên truyền, giáo dục có bước đột phá. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội. Dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình [DS-KHHGĐ] được mở rộng, chất lượng ngày càng cao.

Tuy nhiên, vấn đề dân số Việt Nam còn nhiều hạn chế như mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số. Chỉ số phát triển con người còn thấp. Suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp. Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn nhiều ở một số dân tộc ít người. Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao. Tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chức năng, nhiệm vụ chưa được điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dân số. Nguồn lực đầu tư cho dân số, kế hoạch hóa gia đình còn thấp so với yêu cầu.

Để giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết 21 nêu rõ, mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam duy trì vững chắc mức sinh thay thế [bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con], quy mô dân số 104 triệu người. Giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị, miền núi và đồng bằng; 50% số tỉnh đạt mức sinh thay thế; mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc có rất ít người.

Nghị quyết 21 đặt mục tiêu tỉ số giới tính khi sinh là dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống.
Nguồn:tapchicongsan.org.vn

Về tỷ số giới tính khi sinh, Nghị quyết đặt ra là dưới 109 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi đạt 22%; tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên đạt 11%; tỷ số phụ thuộc chung đạt 49%.

Tỷ lệ nam nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đạt 90%; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh, tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất. Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, được khám chữa bệnh, được chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung.

Mục tiêu đặt ra, tới năm 2030, chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm. Chỉ số Phát triển con người [HDI] nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 45%. Bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý ở vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn. Bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản. 100% dân số được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư thống nhất trên quy mô toàn quốc.

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, Nghị quyết 21 cũng đưa ra những điểm mới về biện pháp thực hiện, cụ thể là đưa công tác dân số, đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về công tác dân số, nhất là sinh đủ 2 con, chú trọng nuôi dạy con tốt, gia đình hạnh phúc, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội…

Đồng thời, giáo dục phải chuyển mạnh sang chính sách dân số và phát triển nhưng vẫn tiếp tục thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có 2 con, tập trung vận động sinh ít con hơn ở vùng, đối tượng có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những nơi đã đạt mức sinh thay thế; sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khơi dậy phong trào mọi người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao, có lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý để nâng cao sức khỏe tầm vóc, thể lực người Việt Nam. Nâng cao nhận thức, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về cư trú, về cấm tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đổi mới toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản trong và ngoài nhà trường. Hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khỏe sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở thế hệ trẻ.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. Đưa nội dung dân số và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân…

Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số toàn diện về quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số. Tiếp tục củng cố mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các biện pháp sàng lọc trước sinh, sơ sinh, phát triển mạnh hệ thống chuyên ngành lão khoa trong các cơ sở y tế…/.

PV

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng, chuyện thất nghiệp và thiếu công ăn việc làm là chuyện bình thường, tất yếu mà Nhà nước không thể nào giải quyết được. Vì thế Nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề giải quyết vệc làm, vì vấn đề này tự nó sẽ điều chỉnh được.

Câu hỏi:

1. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

2. Theo em, làm thế nào để vấn đề dân số và việc làm ở nước ta ngày càng được cải thiện?

3. Trách nhiệm của em trong vấn đề này như thế nào?

Xem lời giải

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “Em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?” cùng với kiến thức mở rộng về chính sách dân số và giải quyết việc làm là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của mình đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm?

- Em nhận thấy, mình là học sinh lớp 11, là một công dân của đất nước. Vì vậy, bản thân em cũng có trách nhiệm trong chính sách dân số và giải quyết việc làm.

- Để thực hiện tốt bổn phận của mình, em sẽ:

+ Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số

+ Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động

+ Động viên người thân và những người khác chấp hành

+ Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng đúng đắn nghề nghiệp.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về chính sách dân số và giải quyết việc làm nhé.

Kiến thức mở rộng vềchính sách dân số và giải quyết việc làm

1.Chính sách dân số

a.Tình hình dân số nước ta

- Dân số đông:

+ Quy mô dân số lớn

+ Mật độ dân số cao

+ Dân cư phân bố không hợp lí

+ Giảm sinh chưa hiệu quả, chất lượng dân số thấp.

=>Tác động đến đời sống:gây cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

b. Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta

Chính sách dân số ở nước ta đang là bài toán cần được giải quyết, trước tình hình đó, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra các mục tiêu và phương hướng cụ thể:

- Về mục tiêu:

+ Giảm tốc độ gia tăng dân số

+ Ổn định quy mô, cơ cấu dân số, phân bố dân cư hợp lí

+ Nâng cao chất lượng dân số nhằm phát huy nguồn lực cho đất nước.

- Về phương hướng:

+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí

+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục

+ Nâng cao hiểu biết của người dân

+ Nhà nước đầu tư đúng mức, thực hiện xã hội hóa công tác dân số, tạo điều kiện để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện tham gia công tác dân số.

2. Chính sách giải quyết việc làm

a. Tình hình nước ta

- Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn:

- Thu nhập thấp

- Số người trong độ tuổi lao động tăng

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

- Số người đổ về thành thị kiếm việc làm ngày càng tăng

- Tỉ lệ thất nghiệp cao.

b.Mục tiêu và phương hướng cơ bản

- Mục tiêu:

+ Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thông

+ Phát triển nguồn nhân lực

+ Mở rộng thị trường lao động

+ Giảm tỉ lệ thất nghiệp

+ Tăng tỉ lệ người lao động qua đào tạo.

- Phương hướng:

+ Thức đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ

+ Khuyến khích làm giàu theo pháp luật

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động

+ Sử dụng hiệu quả nguồn vốn hiện có.

3. Trách nhiệm của công dân

- Chấp hành chính sách dân số, pháp luật về dân số

- Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động

- Động viên người thân và những người khác chấp hành

- Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học kĩ thuật tiên tiến, định hướng đúng đắn nghề nghiệp.

4. Câu hỏi vận dụng

Câu 1:Nêu tình hình dân số ở nước ta và tác động của nó đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Hãy tìm hiểu về mật độ dân số ở địa phương em và so sánh với mật độ dân số trung bình của cả nước.

Bài làm:

- Tình hình dân số ở nước ta:

+ Dân số đông

+ Quy mô dân số lớ

+ Mật độ dân số cao

+ Dân cư phân bố không hợp lí

+ Giảm sinh chưa hiệu quả, chất lượng dân số thấp.

- Tác động đến đời sống:gây cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khó khăn lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, giải quyết việc làm và thu nhập, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.

- Mật độ dân sốở ở Hà Nội1.979 người/km², mật độ dân số trung bình cả nước 274 người/km² -> Đông gấp gần 8 lần.

Câu 2: Nêu tình hình việc làm và mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước. Hãy tìm hiểu và nhận xét tình hình việc làm ở địa phương em.

Bài làm:

- Tình hình việc làm ở nước ta:

+ Thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn

+ Thu nhập thấp

+ Số người trong độ tuổi lao động tăng

+ Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp

+ Số người đổ về thành thị kiếm việc làm ngày càng tăng

+ Tỉ lệ thất nghiệp cao.

- Mục tiêu việc làm ở nước ta:

+ Tập trung sức giải quyết việc làm ở thành thị và nông thông

+ Phát triển nguồn nhân lực

+ Mở rộng thị trường lao động

+ Giảm tỉ lệ thất nghiệp

+ Tăng tỉ lệ người lao động qua đào tạo.

- Tình hình việc làm ở địa phương em [Hà Nội]:

+ Thị trường lao động dồi dào [Từ các tỉnh khác đến]

+ Có nhiều người có bằng cấp đại học, cao đẳng…

+ Độ tuổi lao động trẻ nhiều

+ Có nhiều người có việc làm và cũng có nhiều người chưa có việc làm ổn định.

Câu 3: Có ý kiến cho rằng: Trong nền kinh tế thị trường ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng, chuyện thất nghiệp và thiếu công ăn việc làm là chuyện bình thường, tất yếu mà Nhà nước không thể nào giải quyết được. Vì thế Nhà nước không nên can thiệp vào vấn đề giải quyết vệc làm, vì vấn đề này tự nó sẽ điều chỉnh được.

Câu hỏi:

1. Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

2. Theo em, làm thế nào để vấn đề dân số và việc làm ở nước ta ngày càng được cải thiện?

3. Trách nhiệm của em trong vấn đề này như thế nào?

Bài làm:

- Em không đồng tình với ý kiến trênvì theo em nghĩ việc thất nghiệp và thiếu công ăn là việc bình thường và diễn ra ở nhiều nước. Tuy nhiên, tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta còn quá lớn, nền kinh tế lại đang chậm phát triển. Vì thế, không những đất nước càng khó khăn mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội khác….

- Theo em, để vấn đề dân số và việc làm nước ta ngày càng được cải thiện, chúng ta cần:

+ Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí…

+ Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền..

+ Nâng cao hiểu biết của người dân về vấn đề gia đình, bình đẳng giới..

+ Thúc đẩy phát triển sản xuất và dịch vụ…

+ Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tự do hành nghề..

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

+ Tăng cường đầu tư vật chất cho công tác dân số và việc làm.

+ Trách nhiệm của bản thân em trong vấn đề dân số và việc làm của nước ta hiện nay:

+ Chấp hành chính sách dân số và pháp luật về dân số.

+ Chấp hành chính sách giải quyết việc làm và pháp luật về lao động.

+ Động viên bạn bè, người thân trong gia đình cùng thực hiện.

+ Đấu tranh chống những hành vi vi phạm chính sách dân số và giải quyết việc làm.

+ Có ý chí vươn lên nắm bắt khoa học công nghệ, chủ động tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước.

+ Luôn có ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, trách xa các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, không yêu đương sớm, chọn nghề, chọn trường phù hợp…

Video liên quan

Chủ Đề