Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2017; Phân tích các yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật lấy thai.

Phương pháp: mô tả hồi cứu.

Kết quả: Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai 54,4%; phẫu thuật chủ động 55,45%; phẫu thuật khi chuyển dạ 44,55%. Có 51,3% số ca phẫu thuật lấy thai khi tuổi thai ≥ 39 tuần; 34,2% khi tuổi thai 38 tuần và 14,5% khi tuổi thai ≤ 37 tuần. Phẫu thuật lấy thai chủ động và tuổi thai khi mổ có mối liên quan đến tiền sử phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật lần đầu, điều trị hỗ trợ sinh sản và song thai với p<0,001.

Kết luận: Tỷ lệ mổ đẻ tại bệnh viện Phụ sản trung ương còn cao hơn so với thế giới; các yếu tố làm tăng tỉ lệ mổ đẻ cũ, hỗ trợ sinh sản, song thai.

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền


Page 2

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2017; Phân tích các yếu tố liên quan đến chỉ định phẫu thuật lấy thai.

Phương pháp: mô tả hồi cứu.

Kết quả: Tỷ lệ phẫu thuật lấy thai 54,4%; phẫu thuật chủ động 55,45%; phẫu thuật khi chuyển dạ 44,55%. Có 51,3% số ca phẫu thuật lấy thai khi tuổi thai ≥ 39 tuần; 34,2% khi tuổi thai 38 tuần và 14,5% khi tuổi thai ≤ 37 tuần. Phẫu thuật lấy thai chủ động và tuổi thai khi mổ có mối liên quan đến tiền sử phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật lần đầu, điều trị hỗ trợ sinh sản và song thai với p<0,001.

Kết luận: Tỷ lệ mổ đẻ tại bệnh viện Phụ sản trung ương còn cao hơn so với thế giới; các yếu tố làm tăng tỉ lệ mổ đẻ cũ, hỗ trợ sinh sản, song thai.

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền

Mục tiêu: Phân tích chỉ định mổ lấy thai tại Bệnh viện Trung ương Huế theo phân loại Robson.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm tất cả các sản phụ vào sinh tại khoa Phụ sản Bệnh viện Trung ương Huế được chỉ định mổ lấy thai, trong khoảng thời gian nghiên cứu kể từ 01/2015 - 12/2015. Mô tả cắt ngang hồi cứu.

Kết quả: Tỷ lệ mổ lấy thai 57,57%, trong đó các nhóm 1, 2, 3 và 5 theo phân loại Robson có tỷ lệ đóng góp cao nhất với 47,57%. Các biến chứng thường gặp trong và sau mổ lấy thai: rách cơ tử cung đoạn dưới 1,13%, thương tổn bàng quang 0,85%, đờ tử cung 0,75%, rối loạn chức năng ruột 16%, nhiễm trùng đường tiểu 8,8% và nhiễm trùng vết mổ 4,4%. Đối với con: chỉ số Apgar thấp 1,7%, suy hô hấp 5,6% và nhiễm trùng sơ sinh 3,01%. Với trường hợp vết mổ cũ: tỷ lệ rau tiền đạo gia tăng ý nghĩa ở những sản phụ có vết mổ cũ lấy thai (1,76%) so với những người không có vết mổ cũ lấy thai (0,87%) (RR:2); tỷ lệ rau cài răng lược không có sẹo mổ cũ là 3,14% tăng lên 44,44% ở sẹo mổ cũ.

Kết luận: Tình hình mổ lấy thai ở Bệnh viện Trung ương Huế gia tăng rất nghiêm trọng, hệ lụy kéo theo nhiều biến chứng. Giải pháp giảm tỷ lệ mổ lấy thai là làm giảm tỷ lệ 3 nhóm đầu tiên trong phân loại 10 nhóm.

Tạp chí sẽ lưu giữ bản quyền phân phối, giao dịch đối với tất cả các bản thảo, bản toàn văn của bài báo đăng trên hệ thống. Mọi hình thức chia sẽ, trao đổi, giao dịch các sản phẩm thuộc hệ thống xuất bản vjog.vn mà không được sự đồng ý của chúng tôi sẽ là vi phạm bản quyền


Page 2

Tập 14 Số 3 (2016)

Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022

Ngày xuất bản: Tháng bảy 1, 2016

Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HIỀN Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HIỀN Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016 Chuyên ngành: Sản phụ khoa Mã số: 60720131 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lưu Thị Hồng HÀ NỘI - 2017 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biêt ơn sâu sắc tới: - Ban giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Bộ môn Phụ sản trường Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Phụ sản Trung ương đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong thời gian qua. - Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lưu Thị Hồng, người thầy đã tận tình chỉ bảo, cung cấp lý thuyết và phương pháp luận quý báu hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. - Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn tới các Phó Giáo sư, Tiến sĩ trong hội đồng thông qua đề cương và hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã cho tôi nhiều ý kiến có giá trị để đề tài đi tới đích. - Cuối cùng, tôi xin trân trọng cám ơn sự động viên khích lệ, quan tâm sâu sắc của gia đình, bạn bè thân thiết và đồng nghiệp. Luận văn chắc chắn còn nhiều hạn chế, khiếm khuyết mong được các thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo. Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Hiền, học viên lớp Cao học khóa 24 chuyên ngành Sản phụ khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lưu Thị Hồng 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được sự xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Hiền DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AD Âm đạo AH Âm hộ BV Bệnh viện BVBMTSS Bảo vệ bà mẹ trẻ sơ sinh BVPSTW Bệnh viện Phụ sản Trung ương CCCT Cơn co cường tính MLT Mổ lấy thai OVN Ối vỡ non OVS Ối vỡ sớm TC Tử cung CTC Cổ tử cung TSG Tiền sản giật TSM Tầng sinh môn TSSKNN Tiền sử sản khoa nặng nề XH Xã hội MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN...............................................................................4 1.1. Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai.................................................................4 1.2. Sơ lược về tình hình mổ lấy thai trên thế giới cũng như ở Việt Nam.....5 1.3. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới cũng như ở Việt Nam......................8 1.3.1. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới....................................................8 1.3.2. Tình hình mổ lấy thai tại Việt Nam...................................................8 1.4. Giải phẫu của tử cung liên quan đến mổ lấy thai....................................9 1.4.1. Giải phẫu tử cung khi chưa có thai...................................................9 1.4.2. Giải phẫu tử cung khi có thai..........................................................11 1.5. Các chỉ định mổ lấy thai........................................................................11 1.5.1. Chỉ định mổ lấy thai chủ động........................................................11 1.5.2. Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ..............................13 Chỉ định mổ lấy thai trong quá trình chuyển dạ:......................................13 1.5.3. Chỉ định mổ vì những bất thường trong chuyển dạ........................14 1.6. Đặc điểm sẹo tử cung mổ lấy thai.........................................................14 1.7. Một số yếu tố tác động đến chỉ định mổ lấy thai..................................16 1.7.1. Một số yếu tố tác động đến chỉ định mổ lấy thai............................16 1.7.2. So sánh lợi ích và nguy cơ giữa MLT và sinh đường âm đạo.........18 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............20 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................20 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu......................................................................20 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ khỏi mẫu nghiên cứu.......................................20 2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................20 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................20 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................20 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................20 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................21 2.2.5. Các biến số nghiên cứu...................................................................21 2.2.6. Tiêu chuẩn của các biến số..............................................................22 2.2.7. Phân tích số liệu..............................................................................25 2.2.8. Đạo đức nghiên cứu........................................................................25 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................26 3.1. Tỷ lệ mổ lấy thai chung.........................................................................26 3.2. Tuổi của thai phụ...................................................................................26 3.3. Nghề nghiệp của sản phụ......................................................................27 3.4. Tuổi của thai..........................................................................................28 3.5. Các loại chỉ định mổ lấy thai.................................................................28 3.6. Chỉ định mổ lấy thai do đường sinh dục...............................................30 3.7. Các chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý người mẹ.....................................33 3.8. Chỉ định mổ lấy thai do thai..................................................................33 3.9. Các chỉ định do phần phụ của thai........................................................35 3.10. Chỉ định MLT do các nguyên nhân xã hội..........................................36 Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................37 4.1. Tỷ lệ mổ lấy thai chung.........................................................................37 4.2. Tuổi của sản phụ....................................................................................39 4.3. Nghề nghiệp của sản phụ......................................................................40 4.4. Tuổi thai khi MLT.................................................................................40 4.5. Các loại chỉ định MLT..........................................................................41 4.6. Chỉ định MLT do đường sinh dục.........................................................43 4.6.1. Chỉ định MLT ở sản phụ có sẹo mổ đẻ cũ......................................43 4.6.2. Chỉ định MLT do cổ tử cung không tiến triển.................................46 4.6.3. Chỉ định MLT do cơn co tử cung cường tính, dọa vỡ tử cung........48 4.7. Tỷ lệ MLT do bệnh lý của mẹ...............................................................49 4.7.1. Chỉ định MLT do tăng huyết áp, tiền sản giật.................................49 4.7.2. Chỉ định MLT do mẹ bị bệnh tim....................................................49 4.7.3. Chỉ định MLT do đái tháo đường thai kỳ........................................50 4.7.4. Chỉ định MLT do các bệnh lý khác của mẹ.....................................51 4.8. Chỉ định mổ lấy thai do thai..................................................................51 4.8.1. Chỉ định MLT do thai suy...............................................................52 4.8.2. Chỉ định MLT do thai to..................................................................53 4.8.3. Chỉ định MLT do ngôi bất thường..................................................54 4.8.4. Chỉ định MLT do cổ tử cung mở hết, đầu không lọt.......................57 4.8.5. Chỉ định MLT do song thai.............................................................58 4.9. Chỉ định mổ lấy thai do hết ối và cạn ối...............................................59 4.10. Tỷ lệ MLT do các nguyên nhân xã hội................................................59 4.10.1. Chỉ định MLT do vô sinh..............................................................60 4.10.2. Chỉ định MLT do mẹ lớn tuổi.......................................................61 4.10.3. Chỉ định MLT do tiền sử sản khoa nặng nề và xin mổ.................62 KẾT LUẬN....................................................................................................63 KIẾN NGHỊ...................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình mổ lấy thai ở một số nước........................................6 Bảng 1.2. Tỷ lệ mổ lấy thai con so tại Việt Nam.......................................6 Bảng 1.3. Tỷ lệ mổ lấy thai tại Việt Nam..................................................7 Bảng 3.1. Tuổi của thai phụ liên quan đến mổ lấy thai...........................26 Bảng 3.2. Nghề nghiệp của mẹ liên quan đến mổ lấy thai......................27 Bảng 3.3. Tuổi của thai liên quan đến mổ lấy thai..................................28 Bảng 3.4. Các loại chỉ định mổ lấy thai..................................................29 Bảng 3.5. Tỷ lệ kết hợp chỉ định mổ lấy thai..........................................30 Bảng 3.6. Bảng tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai do thai...................................33 Bảng 3.7. Tỷ lệ mổ lấy thai do ngôi thai bất thường...............................34 Bảng 3.8. Cân nặng trẻ ở nhóm MLT vì thai to.......................................35 Bảng 3.9. Tỷ lệ các chỉ định mổ lấy thai do hết ối, cạn ối......................35 Bảng 3.10. Bảng tỷ lệ mổ lấy thai do các nguyên nhân xã hội.................36 Bảng 4.1. Tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương qua các năm..........................................................................................37 Bảng 4.2. Tỷ lệ MLT trên thế giới...........................................................38 Bảng 4.4. Tỷ lệ MLT vì thai suy theo một số tác giả..............................52 Bảng 4.6. Tỷ lệ MLT do đầu không lọt theo các tác giả.........................57 Bảng 4.7. Tỷ lệ MLT con so mẹ lớn tuổi theo một số tác giả tại BV PS TW..........................................................................................61 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mổ lấy thai tại BVPSTW năm 2016................................26 Biểu đồ 3.2. Các nhóm chỉ định MLT...........................................................28 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ mổ lấy thai do đường sinh dục.........................................30 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ đẻ/mổ ở những trường hợp sẹo mổ cũ ở tử cung.............31 Biểu đồ 3.5. Độ mở CTC tại thời điểm MLT ở những trường hợp do CTC không tiến triển.........................................................................31 Biểu đồ 3.6. Thời gian từ khi ối vỡ đến khi MLT do CTC không tiến triển. 32 Biểu đồ 3.7. Thời gian truyền Oxytocin trong những trường hợp MLT do CTC không tiến triển................................................................32 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ chỉ định mổ lấy thai do bệnh lý người mẹ.......................33 Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ cách đẻ ở sản phụ ngôi mông...........................................35 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mổ lấy thai là thai và phần phụ của thai được lấy ra khỏi tử cung qua đường rạch thành bụng và đường rạch ở thành tử cung. Ngày nay phẫu thuật mổ lấy thai được phổ biến trong các cơ sở sản khoa với các tai biến và biến chứng hạn chế tới mức tối đa do sự lớn mạnh không ngừng của hai ngành sản khoa và ngoại khoa cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong các lĩnh vực vô khuẩn, kháng sinh, gây mê hồi sức và truyền máu đã cứu sống biết bao bà mẹ và trẻ sơ sinh. Đảm bảo chất lượng trong chuyển dạ và đỡ đẻ là một việc cần thiết. Phương pháp được lựa chọn phải đơn giản, phù hợp và có giá trị phổ cập. Trên thực tế mổ lấy thai chỉ thực sự đứng đắn trong những trường hợp không thể sinh theo đường âm đạo. Trong những năm gần đây khi xã hội ngày một văn minh, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, mỗi gia đình chỉ sinh từ một đến hai con nên người ta thường quan tâm đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe của mẹ và sơ sinh. Với quan điểm mổ lấy thai “an toàn” hơn, “con thông minh” hơn, một số trường hợp mổ lấy thai để chọn ngày chọn giờ “đẹp”. Thai phụ cho rằng họ “có quyền được lựa chọn cách đẻ theo ý muốn”. Trước những sức ép tâm lý đó người thầy thuốc sản khoa có thể sẽ bị động đi tới quyết định mổ lấy thai. Từ năm 1985, Cộng đồng sức khỏe thế giới (The international healthcare community) đã cho rằng tỷ lệ mổ lấy thai (MLT) lý tưởng là trong khoảng 10 – 15%. Kể từ đó tỷ lệ MLT đã tăng dần trong cả các nước và đang tiếp tục phát triển. Mặc dù MLT có thể cứu sống được mẹ, trẻ sinh ra hoặc cho cả hai trong một vài trường hợp, tuy nhiên sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ MLT mà không có bằng chứng rõ ràng về việc làm giảm bệnh suất cũng như tử suất của mẹ và con cho thấy việc chỉ định MLT đã quá rộng rãi. Đã có nhiều tài 2 liệu trong và ngoài nước phân tích và bàn luận về chiến lược giúp giảm tỷ lệ MLT. Những trường hợp đã có sẹo MLT cũ, với tình trạng thường xuyên quá tải của các bệnh viện sản của nước ta, đặc biệt tại các khoa sản của các tỉnh xa, thiếu nhân viên y tế; nên để có thể phân công theo dõi sát cuộc chuyển dạ là điều khó khăn, do đó các bác sĩ sẽ chọn lấy phương án an toàn là chỉ định MLT lại trong đại đa số các trường hợp, điều này đồng nghĩa làm tăng tỷ lệ MLT chung. Các chiến lược để làm giảm tỷ lệ này nên bao gồm việc tránh mổ lấy thai chủ động không cần thiết. Cải thiện việc lựa chọn các trường hợp kích thích chuyển dạ và mổ lấy thai trước chuyển dạ cũng có thể làm giảm tỷ lệ mổ lấy thai chung. Nghiên cứu của nhiều tác giả, tỷ lệ MLT ở nhiều nước trên thế giới tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là những nước đang phát triển. Ở Mỹ, năm 1988 tỷ lệ MLT trung bình là 25%, đến năm 2004 tỷ lệ MLT là 29,1% [1]. Ở Pháp trong vòng 10 năm (1972 - 1981) MLT tăng từ 6% lên 11% có nghĩa là tăng gần gấp đôi [2]. Tại Việt Nam, tỷ lệ MLT ngày càng tăng cao: theo các nghiên cứu tại BVPSTW qua các năm, năm 1998 là 34,6% [3], năm 2000 là 35,1% [4], năm 2005 là 39,1% [5]. Trong những năm gần đây nhiều chỉ định MLT cả ở con so và con dạ đang được các nhà sản khoa quan tâm, đặc biệt ở nhóm con so. Vì nếu tỷ lệ MLT, đặc biệt là MLT ở con so tăng sẽ làm tăng tỷ lệ MLT nói chung. Tại bệnh viện PSTW tỷ lệ MLT năm 2000 là 35,1% nghĩa là cứ 3 sản phụ vào đẻ thì có một người được mổ lấy thai [6], tỷ lệ mổ lấy thai ở sản phụ có sẹo mổ lấy thai tại bệnh viện PSTW năm 1994 – 1999 là 84,5 [7], năm 1997 là 91,9% [8]. Do đó kiểm soát và đưa ra những chỉ định MLT hợp lý ở thai phụ là việc làm cần thiết góp phần làm giảm tỷ lệ MLT nói chung và tỷ lệ MLT ở người có sẹo mổ cũ ở tử cung cho lần đẻ sau. 3 Điều này rất cần phải đánh giá một cách cụ thể, khách quan và khoa học. Từ trước tới nay có rất nhiều cách được đề xuất để phân loại mổ lấy thai. Tuy nhiên hiện nay mục đích phân loại MLT để tiên lượng được nguy cơ MLT, làm giảm tỷ lệ MLT chung và tỷ lệ MLT ở các nhóm nguy cơ. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2016” với mục tiêu sau: 1. Nhận xét các chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2016. 2. Phân tích một số xu hướng chỉ định mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong năm 2016. 4 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược về lịch sử mổ lấy thai Mổ lấy thai (MLT) là một can thiệp ngoại khoa được biết đến từ hàng trăm năm trước công nguyên. Khoảng những năm 715 trước Công nguyên vị hoàng đế La Mã Numa Popilius đã ban hành một đạo luật: tất cả các bà mẹ mang thai khi chết chỉ được chôn sau khi đã được phẫu thuật lấy thai ra khỏi tử cung của người mẹ. MLT lúc đầu chỉ áp dụng cho phụ nữ mới chết hoặc đang chết. Sau đó sự phát triển của thuốc gây mê, thuốc kháng sinh, cùng sự phát triển của phương pháp vô trùng đã giúp cho MLT có các bước tiến vượt bậc và tỷ lệ thành công cao hơn. Tuy nhiên, suốt một thời gian dài MLT cũng không có gì tiến bộ. Đến tận đầu thế kỷ XVI năm 1610 Jeremih Trantann (Ý) mổ lấy thai lần đầu tiên được thực hiện trên người sống nhưng người mẹ cũng chỉ sống được 25 ngày sau phẫu thuật là mổ không khâu lại tử cung. Cho đến năm 1794 mới có ca phẫu thuật thành công đã cứu sống được cả mẹ và con tại bang Virgina của Mỹ. Đầu tiên người ta mổ thực hiện mổ lấy thai bằng rạch thân tử cung mà không khâu phục hồi cơ tử cung do đó hầu hết các bà mẹ đều tử vong do mất máu và nhiễm trùng vì thời kỳ đó chưa có kháng sinh. Như ở Anh năm 1865 tử vong mẹ do mổ là 85%, ở Áo là 100%, ở Pháp là 95%. Năm 1876 Edueardo Poro thực hiện thành công MLT tiếp theo đó là cắt tử cung bán phần và khâu mép cắt tử cung vào thành bụng. Đến năm 1882 Max Sanger người Đức đã đưa ra cách phẫu thuật là rạch dọc thân tử cung lấy thai sau đó khâu phục hồi thân tử cung, đem lại kết quả khả quan hơn. Năm 1805 Osiander lần đầu tiên đã mô tả phẫu thuật rạch 5 dọc đoạn dưới tử cung để lấy thai. Nhưng mãi đến năm 1906 Frank cải tiến phương pháp Osiander và sau đó áp dụng rộng rãi nhờ công của William vad Delee, cũng chính ông là người đầu tiên so sánh đối chiếu giữa mổ dọc thân tử cung với mổ dọc đoạn dưới thân tử cung để lấy thai. Đến năm 1626 Keer đề xuất thay đổi kỹ thuật từ rạch dọc đoạn dưới tử cung sang rạch ngang đoạn dưới tử cung để lấy thai, đây là bước thay đổi quan trọng đem lại kết quả cao đã được áp dụng và phổ biến rộng rãi thịnh hành cho tới ngày nay. Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX ở Việt Nam MLT lần đầu tiên được áp dụng tại khoa sản bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) là theo phương pháp cổ điển. Sau đó giáo sư Đinh Văn Thắng thực hiện mổ ngang đoạn dưới tử cung lấy thai tại bệnh viện Bạch Mai và ngày nay phương pháp này được áp dụng rộng rãi tại các địa phương trong cả nước. 1.2. Sơ lược về tình hình mổ lấy thai trên thế giới cũng như ở Việt Nam Trước những năm 50 của thế kỷ XX, do nguy cơ nhiễm trùng là rất lớn, chưa có kháng sinh và những hạn chế của gây mê nên MLT được áp dụng rất hạn chế. Từ khi kháng sinh ra đời, MLT mới được áp dụng rộng rãi và từ đó tới nay, do sự phát triển của phẫu thuật, phương tiện vô khuẩn và tiệt khuẩn, kháng sinh, truyền máu, gây mê hồi sức đã làm giảm hẳn các nguy cơ của mổ lấy thai nên các chỉ định mổ ngày càng rộng rãi. 6 Bảng 1.1. Tình hình mổ lấy thai ở một số nước Năm 1989 - 1990 1994 1998 1999 1999 1999 1999 1999 1999 1999 2004 Tác giả Francis [9] Olivares, Santiagoi [10] Koc [11] Mark Hill [12] Mark Hill [12] Mark Hill [12] Mark Hill [12] Mark Hill [12] Mark Hill [12] Mark Hill [12] Hyattsville[1] Nước Scotland Mehico Thổ Nhĩ Kỳ Anh Đan Mạch Nauy Thụy Điển Phần Lan Pháp Italia Hoa Kỳ % 14,20 26,85 26,10 21.50 14,00 12,60 12,20 15,10 17,30 12,60 29,10 Bảng 1.2. Tỷ lệ mổ lấy thai con so tại Việt Nam Năm 1993 1996 1997 1999 2000 2002 2006 Tác giả Lê Thanh Bình [13] Đỗ Quang Mai [14] Vũ Công Khanh [3] Touch Bunlong [4] Touch Bunlong [4] Vương Tiến Hòa [15] Đỗ Quang Mai [14] Bệnh viện Viện BVBMTSS BVPSTW Viện BVBMTSS Viện BVBMTSS Viện BVBMTSS BVPSTW BVPSTW Tỷ lệ (%) 24,83 28,71 32,30 31,30 27,20 33,44 37,09 7 Bảng 1.3. Tỷ lệ mổ lấy thai tại Việt Nam Năm 1956 1959 1964 1967 – 1970 1966 – 1970 1970 1971 – 1979 1978 1981 – 1983 1989 – 1991 1974 – 1992 1991 – 1993 1993 1997 1996 - 1998 1998 2000 2002 2004 2005 Tác giả Nguyễn Thìn Nguyễn Thìn Đinh Văn Thắng Trần Nhật Hiển Trần Phi Liệt Dương Thị Cương Lê Điềm ĐỗTrọng Hiễu Lê Điềm Nguyễn Đức Lâm Nguyễn Thìn Bệnh viện Viện BVBMTSS [16] Viện BVBMTSS [16] Viện BVBMTSS [17] BV tỉnh Hà Tây [18] BV tỉnh Nam Hà [19] Viện BVBMTSS [20] BV Phụ Sản Hải Phòng Viện BVBMTSS [22] Viện BVBMTSS [23] BV Phụ Sản Hải Phòng [24] Viện BVBMTSS [25] Ngô Tiến An Lê Điềm Viện BVBMTSS [26] Nguyễn Ngọc Khanh Viện BVBMTSS [27] Phòng KHTH BV Phụ sản Nam Định [28] Khoa sản BV Phụ sản Bùi Minh Tiến Thái Bình [29] Nguyễn Đức Hinh Viện BVBMTSS [30] Phạm Văn Oánh Viện BVBMTSS [31] Vương Tiến Hòa BVPSTW [15] Võ Thị Thu Hà BV phụ sản Tiền Giang [32] Phạm Thu Xanh BVPSTW [5] Tỷ lệ (%) 0,96 3,19 9,68 10,90 6,8 13,9 7,98 16,67 15,27 14,85 20,25 23,45 25,2 24,47 25,6 34,90 35,10 36,97 31,00% 39,71% 1.3. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới cũng như ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình mổ lấy thai trên thế giới Hyattsvill MD và cộng sự đã nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai ở Hoa Kỳ tăng nhanh trong những năm gần đây từ 14,6% năm 1996 lên đến 20,6% năm 2004 và tỷ lệ mổ lại ở lần sau là 90%, điều này góp phần làm tăng tỷ lệ mổ lấy thai chung, từ 20,7% lên 29,1% năm 2004 [1]. 8 Tại Hy Lạp, Tampkoudis P và các cộng sự nghiên cứu tình hình MLT tại bệnh viện Thesalonili trên 34575 sản phụ được chia thành hai giai đoạn: 1977 - 1983 và 1994 - 2000. Kết quả cho thấy tỷ lệ MLT chung tăng từ 13,8% (1977 - 1983) lên đến 29,9% (1994 - 2000). Tỷ lệ MLT con so tăng nhanh từ 6,1% ở giai đoạn 1977 - 1983 lên 19% ở giai đoạn 1994 - 2000 [33]. Chin Yuan Hsu và cộng sự thống kê và phân tích các chỉ định mổ lấy thai trên 55114 sản phụ đẻ con so tại Đài loan năm 2000 cho kết quả tỷ lệ MLT con so là 21%. Các chỉ định chính là ngôi thai bất thường (34,7%), bất tương xứng thai nhi - khung chậu (13,6%), chuyển dạ kéo dài (23,0%), suy thai (10,1%), còn lại là do nguyên nhân khác [34]. Wanyonyi. S và cộng sự nghiên cứu tình hình mổ lấy thai tại một bệnh viện ở Nairobi, Kenya cho kết quả tỷ lệ mổ lấy thai năm 1996 là 20,4% đến năm 2004 là 38,1%. Chỉ định chính cho mổ lấy thai cấp cứu là suy thai, trong đó chỉ định chính cho mổ lấy thai chủ động là sẹo mổ lấy thai cũ [35]. 1.3.2. Tình hình mổ lấy thai tại Việt Nam Lê Thanh Bình đã nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân chỉ định MLT ở 246 sản phụ con so tại BVBMTSS từ tháng 01 năm 1993 đến tháng 04 năm 1993. Kết quả thu được tỷ lệ MLT ở sản phụ con so là 24,83%. Các chỉ định chính gồm suy thai (22,86%), đầu không lọt (15,53%), con so lớn tuổi OVS (11,74%), CTC không tiến triển (15,14%), ngôi mông (8,7%), còn lại là các nguyên nhân khác [13]. Vũ Công Khanh đã nghiên cứu tình hình chỉ định và một số yếu tố liên quan đến chỉ định MLT tại BVBMTSS năm 1997 với 7540 trường hợp đẻ trong đó có 4695 sản phụ đẻ con so thì tỷ lệ MLT con so là 32,33% [3]. Touch Bunlong nghiên cứu về các chỉ định MLT ở thai phụ con so trong 2 năm 1999 và 2000 tại BVBMTSS trên 2811 sản phụ MLT con so thấy tỷ lệ MLT con so/ tổng số đẻ trong 2 năm là 29%, trong đó có 28 chỉ định chia 9 thành 4 nhóm chính: chỉ định do nguyên nhân thai, nhóm chỉ định do nguyên nhân đường sinh dục của mẹ, nhóm chỉ định do bệnh lý của mẹ, nhóm chỉ định do phần phụ của thai. Trong đó nhóm chỉ định nguyên nhân do thai chiếm 63,36% [4]. Vương Tiến Hòa nghiên cứu hồi cứu mô tả 1936 trường hợp MLT trên tổng số người đẻ con so tại BVPSTW trong năm 2002 thấy tỷ lệ MLT ở sản phụ con so là 33,44% có 37 nhóm chỉ định MLT ở sản phụ mổ con so và được chia thành 4 nhóm: nhóm chỉ định nguyên nhân do thai, nhóm chỉ định do phần phụ của thai, nhóm chỉ định nguyên nhân do mẹ, nhóm chỉ định nguyên nhân xã hội [15]. Theo Đỗ Quang Mai nghiên cứu tình hình mổ lấy thai ở sản phụ con so trong 2 năm 1996 và 2006 tại BVPSTW thì tỷ lệ MLT con so năm 1996 là 28,71% và năm 2006 là 37,09%. Có 31 chỉ định MLT con so chia thành 5 nhóm: do đường sinh dục, nhóm do bệnh lý người mẹ, nhóm do thai, nhóm do phần phụ của thai, nhóm do nguyên nhân xã hội [14]. 1.4. Giải phẫu của tử cung liên quan đến mổ lấy thai 1.4.1. Giải phẫu tử cung khi chưa có thai Tử cung còn gọi là dạ con, nơi hàng tháng sinh ra kinh nguyệt và là nơi nương náu, phát triển của thai nhi. * Vị trí và chiều hướng - Tử cung nằm chính giữa chậu hông bé, sau bàng quang, trước trực tràng, trên âm đạo và dưới các quai ruột. - Hứơng của tử cung: Bình thường tử cung nằm ngả và gấp ra truớc.Thân tử cung gấp với cổ tử cung 1 góc 120 độ, thân tử cung hợp với âm đạo 1 góc 90 độ. Trong 1 số truờng hợp tử cung có thể lật ra sau hoặc sang bên. * Hình thể ngoài và kích thứơc Tử cung giống hình nón cụt, dẹt và rộng ở trên, tròn và hẹp ở dưới. Gồm 3 phần: 10 - Thân tử cung: Rộng ở trên gọi là đáy tử cung, có 2 sừng liên tiếp với 2 vòi trứng. Thân dài 4cm, rộng 4cm khi chưa chửa đẻ lần nào. - Eo tử cung: Là phần thắt nhỏ giữa thân và cổ, dài 0.5 cm. - Cổ tử cung: Dài và rộng 2.5 cm, khi đẻ nhiều lần cổ tử cung ngắn lại. * Liên quan - Mặt trước duới : Liên quan với túi cùng bàng quang - tử cung. - Mặt sau trên: Liên quan với túi cùng Douglas (Túi cùng tử cung trực tràng). * Hình thể trong Tử cung là 1 khối cơ trơn, rỗng ở giữa gọi là buồng tử cung, dài khoảng 6.5cm, thông với cổ tử cung. Tử cung được cấu tạo bởi 4 lớp từ ngoài vào trong: - Lớp thanh mạc. - Lớp dứơi thanh mạc: Dính vào tử cung. - Lớp cơ: Là lớp dày nhất của tử cung. Gồm 3 lớp cơ: Các sợi cơ dọc ở ngoài, sợi cơ đan chéo ở giữa và các sợi cơ vòng phía trong. - Lớp niêm mạc: Lớp trong cùng của tử cung, lớp này phát triển và biến đổi theo các giai đoạn sinh dục của người phụ nữ. Hàng tháng khi niêm mạc bong ra gây hiện tượng kinh nguyệt. * Phương tiện giữ tử cung tại chỗ - Dây chằng rộng: Là 1 nếp phúc mạc trùm lên tử cung ở cả mặt trước và mặt sau và 2 bên tử cung. - Dây chằng tròn tử cung: Là 1 thừng sợi mô liên kết, đi từ sừng tử cung tới lỗ bẹn sâu, qua lỗ bẹn nông rồi vào các tổ chức liên kết dưới da mu. - Dây chằng tử cung cùng: Là dải mô liên kết và cơ trơn dính tử cung vào xương cùng. - Dây chằng ngang cổ tử cung: