Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì

Trong kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không thể tránh được sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Việc phân tích, nghiên cứu để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có được những chiến lược marketing và kinh doanh hiệu quả và nổi trội hơn so với các đối thủ. Vậy làm sao để phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả nhất? Mời bạn cùng Mona Media tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lý do cần phân tích đối thủ cạnh tranh

Phân tích đối thủ tốt sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối thủ và cả về doanh nghiệp của mình. Chúng ta sẽ nhìn ra được những điểm đối thủ làm tốt để doanh nghiệp của bạn học hỏi theo, bên cạnh đó sẽ nhìn được điểm hạn chế của đối thủ để có thể làm tốt hơn họ, đưa ra những thay đổi trong chiến thuật để phù hợp hơn với doanh nghiệp và khách hàng. Hơn nữa, việc phân tích đối thủ cạnh tranh còn giúp nắm bắt các cơ hội kinh doanh của thị trường và cả trong ngành.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì

Các bước để phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh

Bước 1: Lên danh sách các đối thủ cạnh tranh

Để xác định được đâu là các đối thủ cạnh tranh có liên quan để bắt đầu phân tích, hãy bắt đầu với các tìm kiếm trên Google cũng như các trang thương mại điện tử phổ biến liên quan đến sản phẩm và các ý tưởng kinh doanh của bạn.

Hãy lập danh sách các đối thủ cạnh tranh bằng cách lập các tiêu chí lựa chọn nhóm đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp của bạn:

  • Doanh nghiệp kinh doanh các loại sản phẩm/ dịch vụ tương tự.
  • Doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh tương tự.
  • Tiếp thị đối tượng nhập khẩu học tương tự hay có chút khác nhau.
  • Cả hai đều mới tham gia vào thị trường hoặc đối thủ có nhiều kinh nghiệm hơn.

Đề tập hợp một danh sách các đối thủ cạnh tranh đa dạng thì bạn mới có được cái nhìn toàn cảnh hơn, danh sách nên có từ 7 đến 10 đối thủ liên quan trước khi bạn chọn những đối thủ bạn muốn phân tích.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì

Những kênh bạn có thể tìm thông tin của đối thủ:

  • Google và các công cụ tìm kiếm: Thao tác rất đơn giản chỉ cần nhập tên đối thủ hoặc thương hiệu đối thủ đang hoạt động để tìm hiểu những thông tin chung nhất về họ.
  • Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo sẽ hiển thị khi bạn dùng các công cụ tìm kiếm nhằm tìm thông tin về đối thủ cạnh tranh.
  • Khách hàng: Bạn có thể thu thập thông tin khách hàng trực tiếp (phỏng vấn, bảng hỏi,…) hoặc có thể gián tiếp tìm hiểu khách hàng nghĩ đối thủ của doanh nghiệp bạn như thế nào.
  • Ấn phẩm thương mại: Ấn phẩm thương mại online hay offline là cầu nối của đối thủ dùng để kết nối với khách hàng. Bạn nên theo dõi các ấn phẩm này ở những kênh truyền thông của đối thủ như mạng xã hội, trung tâm thương mại,…
  • Truyền thông xã hội và diễn đàn: Bạn có thể thu thập ý kiến, thông tin từ số đông dư luật để xác định được đánh giá và vị thế của đối thủ trong ngành ở thời điểm đó.

Bước 2: Đánh giá đối thủ cạnh tranh

Việc tiếp theo doanh nghiệp phải làm đó là đánh giá các đối thủ cạnh tranh thông qua các tiêu chí như sau: Thị phần nắm giữ, quy mô hoạt động, điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ và những chiến lược mà đối thủ đang áp dụng.

Đánh giá đổi thủ cạnh tranh cụ thể và chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp bạn định hướng và đưa ra các chiến lược Marketing tốt hơn.

Bước 3: Phân loại các đối thủ

Các đối thủ cạnh tranh có thể phân thành các cấp độ cạnh tranh khác nhau:

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì
  1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Đây là doanh nghiệp kinh doanh cùng sản phẩm/ dịch vụ cho đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp bạn và là những thương hiệu mà khách hàng sẽ so sánh giữa họ và bạn. Ví dụ: Nike & Adidas.
  2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những doanh nghiệp này bán sản phẩm/ dịch vụ tương tự nhưng dành cho nhóm đối tượng khách hàng khác. Ví dụ: Victoria’s Secret & Wal-Mart.
  3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Đây là những thương hiệu có liên quan, có thể là cho cùng đối tượng nhưng không kinh doanh cùng sản phẩm với bạn, hoặc có thể trực tiếp cạnh tranh với bạn bất kỳ cách nào. Họ có thể trở thành đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ mở rộng kinh doanh. Ví dụ: Gatorade (nhà sản xuất đồ uống & thực phẩm thể thao của Mỹ) và Under Armour (công ty của Mỹ chuyên sản xuất giày dép, quần áo, đồ dùng may mặc).

Bước 4: Thu thập thông tin đối thủ

Để tiến hành thu thập thông tin phân tích đối thủ hiệu quả, bạn nên xác định được các nhóm thông tin đối thủ cạnh tranh cần thu thập. Thông thường bạn cần thu thập 5 nhóm thông tin dưới đây sau khi phân tích đổi thủ:

  • Tổng quan về doanh nghiệp của đối thủ: Đây là những thông tin chung nhất để nắm được quy mô, kết cấu cũng như cách đối thủ hoạt động kinh doanh.
  • Sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ: Đặc tính, giá cả của các sản phẩm/ dịch vụ của họ sẽ giúp bạn vạch ra những chiến dịch marketing hợp lí và cải tiến sản phẩm của mình hơn.
  • Kênh phân phối: Các đặc điểm như là hoạt động của kênh, cấu trúc kênh giúp bạn tổ chức các kênh phân phối của mình sao cho hiệu quả nhất.
  • Truyền thông của đối thủ: Cách thức marketing online và offline của đối thủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận khách hàng tiềm nang của doanh nghiệp bạn.
  • Khách hàng của đối thủ và nhận thức của họ về đối thủ: Thu thập phản hồi của khách hàng về đối thủ là một cách hiệu quả giúp bạn rút ra kinh nghiệm từ những phản hồi tiêu cực, để đưa ra những chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của bạn.

Bước 5: Lập bảng phân tích đối thủ

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì

Khi bạn thu thập dữ liệu về nhóm đối thủ cạnh tranh, hãy sắp xếp dữ liệu một cách khoa học trong một bảng để dễ dàng chia sẻ và cập nhật theo từng thời điểm. Hãy phân nhóm theo tiêu chí khác nhau và bạn muốn đối chiếu ở trong bảng như sau:

  • Giá cả.
  • Cung cấp sản phẩm.
  • Tương tác trên mạng xã hội.
  • Nội dung truyền thông.
  • Yêu cầu của khách hàng.
  • Những đặc điểm khác

Bước 6: Ứng dụng các mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh

Theo mục đích mục đích phân tích mà bạn cần chọn hoặc kết hợp với các mô hình phân tích phù hợp. Hiện có 5 mô hình phân tích phổ biến đang được dùng:

  • Mô hình SWOT: là một công cụ phân tích đối thủ hữu dụng được sử dụng nhằm phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và thách thức (Threats) trong một tổ chức kinh doanh hoặc một dự án.
  • Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: Mô hình 5 áp lượng cạnh tranh của Michael Porter là mô hình giúp xác định và phân tích 5 lực lượng cạnh tranh khác nhau, áp dụng trong mọi ngành công nghiệp.
  • Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix, viết tắt là CPM) là mô hình xác định các đối thủ cạnh tranh chính của công ty, các điểm mạnh và điểm yếu của công ty trong tương quan với vị thế chiến lược của công ty cạnh tranh.
  • Mô hình đa giác cạnh tranh: là môt hình gồm nhiều yếu tố cạnh tranh dưới dạng đồ thị đa giác nhằm mô tả khả năng doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ hoặc tập hợp đối thủ.
  • Phân tích nhóm chiến lược: là một khung phân tích cạnh tranh cho phép doanh nghiệp bạn phân tích các đối thủ theo từng cụm dựa trên sự tương đồng chiến lược.

Bước 7: Thực hiện lập báo cáo phân tích đối thủ

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì

Sau khi đã tìm hiểu hết các thông tin cần thiết, bạn cần phải trình bày cụ thể rõ ràng với cấp trên. Khi đó bạn tổng hợp các thông tin và phân tích thành các bản báo cáo phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hoàn chỉnh từ nội dung đến trình bày.

Bản báo cáo đầy đủ thông tin khi phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có được những chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả, củng cố được chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường và mở rộng thị phần kinh doanh trong tương lai.

Một số lưu ý khi tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh

Dưới đây là một vài lưu ý khi bạn bắt tay vào phân tích đối thủ cạnh tranh:

Phân tích đối thủ cạnh tranh phải làm trong thời gian lâu dài

Thông tin về đối thủ là tập hợp dữ liệu trong một khoảng thời gian dài, doanh nghiệp đối thủ cũng sẽ không ngừng thay đổi và phát triển. Chính vì thế, việc thu thập dữ liệu, thông tin là quá trình diễn ra liên tục chứ không phải là việc bạn chỉ làm một lần là xong và không bao giờ lặp lại.

Lưu ý đến thời gian, thời điểm thực hiện phân tích

Khi xem xét các dữ liệu của đối thủ, bạn hãy nhớ nghiên cứu xem xét các công ty đã phát triển, tiến bộ như thế nào thời thời gian thay vì chỉ phân tích các phương pháp tiếp cận của họ tại một thời điểm cố định duy nhất.

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để làm gì

Cần có định hướng từ lúc bắt đầu

Nếu bạn thiếu định hướng trong lúc tập hợp các phân tích của mình và không có mục tiêu cuối cùng cụ thể, công việc sẽ rất khó khăn hơn nhiều vì bạn phải loay hoay tập hợp thông tin trong một mớ hỗn độn. Thế cho nên trước khi đi sâu vào nghiên cứu, bạn hãy xác định trước cho mình mục tiêu phân tích là gì, bạn hy vọng sẽ rút ra những điều gì sau khi tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh.

Phân tích và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu

Khi bạn phân tích đối thủ cạnh tranh, một điều quan trọng đó là phải nhận thức được các giả định ban đầu của bạn và kiểm tra kỹ càng dựa trên cơ sở dữ liệu thay vì dựa vào những gì bạn “cho là đúng” về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bạn.

Đầu tư để nắm được thông tin cần thiết

Nếu bạn dám đầu tư để thu về thông tin chất lượng thì bạn sẽ có thể đơn giản hoá quá trình thu thập dữ liệu xung quanh phân tích cạnh tranh. Điều đó giúp bạn đưa ra những kết luận chuẩn xác và nhanh chóng hơn dựa trên thông tin đã xác thực.

Kết luận

Đó là toàn bộ những gì bạn cần nắm trước khi bắt đầu quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Hãy cố gắng đầu tư thời gian và sử dụng những cách thức một cách tối ưu, hiệu quả để đưa ra những thay đổi về chiến lượng doanh nghiệp sao cho hợp lý nhất.