Nhiệt năng là gì nêu các hình thức truyền nhiệt cho ví dụ

Đáp án:

Các hình thức truyền nhiệt:- Bức xạ nhiệt : truyền năng lượng dạng sóng điện từ từ bề mặt nóng hơn sang bề mặt lạnh hơn. ...- Dẫn nhiệt: năng lượng nhiệt truyền trong lòng chất rắn, chất lỏng, hoặc qua các bề mặt tiếp xúc thông qua dao động phân tử.- Đối lưu nhiệt: thông qua dòng chuyển động của chất lỏng/ chất khí. Dạng đối lưu nhiệt gây cảm giác nóng cho con người là do sự đối lưu của dòng không khí.Ví dụ:- Dẫn nhiệt: Nung nóng miếng đồng, cho vào cốc nước lạnh.- Đối lưu: Đun nước.

- Bức xạ nhiệt: Để một vật ngoài trời nắng.

07:40:0329/09/2021

Khi thả một quả bóng xuống đất, mỗi lần quả bóng nảy lên, chúng ta thấy độ cao của quả bóng giảm dần, cuối cùng không nảy lên nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay chuyển thành một dạng năng lượng khác?

Chúng ta cùng tìm hiểu về nhiệt năng là gì? nhiệt lượng là gì? cách làm thay đổi nhiệt năng? để có thể giải đáp cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

I. Nhiệt năng

- Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

II. Cách làm thay đổi nhiệt năng

Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:

• Thực hiện công: Ví dụ như chà xát đồng tiền xu xuống mặt bàn

Truyền nhiệt: Ví dụ như thả đồng tiền xu vào nước nóng

III. Nhiệt lượng

- Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J).

IV. Câu hỏi và vận dụng

* Câu C1 trang 74 SGK Vật Lý 8: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Lời giải:

- Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên nền nhà khi đó miếng đồng sẽ nóng dần lên.

- Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Câu C2 trang 75 SGK Vật Lý 8: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt.

* Lời giải:

- Đặt miếng đồng lên nắp một nồi nước đang sôi, sau một thời gian, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Câu C3 trang 75 SGK Vật Lý 8: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

* Lời giải:

- Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

* Câu C4 trang 75 SGK Vật Lý 8: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

* Lời giải:

- Hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.

* Câu C5 trang 75 SGK Vật Lý 8: Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.

"Trong thí nghiệm về thả quả bóng rơi (H.21.1), mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần. Cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng là cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành một dạng năng lượng khác?"

* Lời giải:

- Do va chạm với mặt đất (thực hiện công) mà cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và mặt đất (ở chỗ và va chạm) chứ không mất đi.

Hy vọng qua bài viết về nhiệt năng là gì? nhiệt lượng là gì? cách làm thay đổi nhiệt năng ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để hayhochoi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

- Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật gọi là nhiệt năng của vật.

- Có 3 hình thức truyền nhiệt :

+ Dẫn nhiệt: là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.

Ví dụ: Dùng một que sắt dài đưa một đầu vào bếp than đang cháy đỏ, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng tay.

+ Đối lưu: là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. Đây là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

Ví dụ: Đun nước.

+ Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Hình thức truyền nhiệt này có thể xảy ra cả trong chân không.

Ví dụ: Để một vật ngoài trời nắng lâu, khi sờ vào thấy nóng.

giúp mik với
Câu 1: 
Phân biệt được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo; vật sống, vật không sống. Cho ví dụ minh họa. Nêu được một số tính chất của chất.

Câu 2: Biết được một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí (hình dạng, khả năng lan truyền, chịu nén). Nêu được khái niệm về sự nóng chảy, sự đông đặc, sự hóa hơi, sự ngưng tụ. 

Câu 3: 

a. Biết được một số tính chất vật lý của oxygen và tầm quan trọng. 

b. Thành phần của không khí. 

c. Sự ô nhiễm không khí hiện nay: nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục

Câu 4

a. Nêu được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu. VD: kim loại, thủy tinh, nhựa, gốm sứ, cao su, gỗ

b. Cách sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả

Nhiệt năng là gì nêu các hình thức truyền nhiệt cho ví dụ
Một người đi xe máy trên đoạn đường dài 60km (Vật lý - Lớp 8)

Nhiệt năng là gì nêu các hình thức truyền nhiệt cho ví dụ

2 trả lời

Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước là 15m/s (Vật lý - Lớp 10)

1 trả lời

Tính chiều cao cột nước và cột dầu trong bình (Vật lý - Lớp 8)

2 trả lời

Kể tên 3 hình thức truyền nhiệt : Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

     Ví dụ :

      Dẫn nhiệt : Đưa một đầu thanh sắt vào bếp lò, một lúc sau cầm đầu còn lại ta thấy nóng.

      Đối lưu : Đun một ấm nước từ đáy ấm, một lúc sau sờ vào mặt nước trong ấm ta thấy nóng.

      Bức xạ nhiệt : Đứng gần bóng đèn dây tóc, ta thấy nóng.