Những điều cần biết khi sử dụng ô tô

Có rất nhiều thách thức dành cho người mới lái ô tô và hầu hết họ phải lái xe nhiều để quen tay xử lý và tiến bộ. Dưới đây là 10 điều căn bản nhất sau khi bạn đã cầm được tấm bằng lái trong tay.


1. Hiểu rõ các bộ phận trên xe

Cho dù bạn đang sở hữu một mẫu xe bình dân hay một chiếc xe sang trọng, thậm chí siêu xe hay xe siêu sang thì nhìn chung, chúng cũng được cấu thành bởi những bộ phận cơ bản nhất của một chiếc ô tô. Do đó, khi mới lái ô tô, bạn cần làm quen với chiếc xe của mình, và nắm vững các bộ phận cơ bản của xe.

Điều đó có nghĩa, một tay lái mới phải có trách nhiệm hiểu hết chức năng của từng nút nhấn và kiểm soát được phương tiện một khi ngồi lên xe. Bạn cũng cần nhớ được vị trí của từng bộ phận trên xe nhằm tránh những rủi ro không đáng có khi di chuyển trên đường. Đồng hồ hiển thị các thông số gì? Các thông số đó có ý nghĩa gì? Nắp bình xăng ở đâu, mở như thế nào? Đó là xe số sàn hay xe số tự động, cần gạt số hay dạng núm xoay?,... Có vô vàn câu hỏi mà bạn cần trả lời trước khi trở thành một người lái xe an toàn.

Tất cả những kiến thức này không thể học trong 1 hay 2 ngày. Bạn sẽ có thể mất tới vài ngày, vài tuần, hay vài tháng tùy theo sự nhạy bén của mình. Sách hướng dẫn, tài liệu online, hay "từ điển sống" là những đàn anh đi trước chính là những nguồn tham khảo hữu ích nhất.

2. Chiếc xe hoạt động như thế nào

Giống như điều số 1, nguyên tắc hoạt động của xe cũng dựa trên một vài điểm cơ bản, dù đó là dòng xe gì đi chăng nữa. Các chuyên gia khuyên rằng người mới lái ô tô nên tìm kiếm trên Internet các hướng dẫn, video, và infographics giải thích cách một chiếc xe hơi vận hành.

Những từ khóa như "Xe hơi hoạt động như thế nào", hay "Giải đáp kỹ thuật” luôn cho ra nhiều bài viết hữu ích. Tất nhiên, bạn cũng cần xem xét việc tham khảo ở các trang mạng uy tín, thay vì vào một đường link lạ, ít phổ biến. Một khi bạn có những kiến thức cơ bản về cách một động cơ vận hành, cách hệ thống phanh hoạt động hay sự khó khăn cho việc thay lốp, mọi thứ sẽ không còn xa lạ cho bất cứ người sử dụng nào.

Và phần thưởng dành cho sự hiểu biết này là bạn có thể thoát được những mánh khóe của một tay thợ sửa chữa ô tô xấu tính.

3. Sửa chữa cơ bản

Sau khi bạn nắm được kiến thức về việc chiếc xe của mình hoạt động như thế nào, bạn cần biết được một số thao tác sửa chữa cơ bản nhất. Bởi trong một vài trường hợp, bạn chưa thể hoặc không thể gọi cứu hộ. Khi đó, chính bạn chứ không phải ai khác trở thành thợ sửa xe bất đắc dĩ nếu không muốn mắc kẹt ở trên đường.

Những thao tác cơ bản như thay lốp dự phòng, thăm dầu máy,... là điều mà những người mới lái ô tô nên biết. Hoặc ít nhất, họ cũng nên học được cách dự đoán "bệnh" của xe qua các tiếng lạ phát ra từ động cơ. Khi đó, bạn sẽ có thể miêu tả chính xác cho người thợ.

4. Làm gì khi gặp tai nạn

Không ai mong muốn tai nạn! Nhưng ai cũng phải chuẩn bị tâm lý cho điều này. Khi đó, việc làm cần thiết trước hết là tắt máy và rút chìa khóa để chắc chắn rằng chiếc xe của bạn không bị cháy. Hãy nhớ kéo phanh tay để xe không lăn bánh khi bạn thoát ra.

Nếu bạn có thể rời khỏi ghế ngồi và không bị thương tích nặng, hãy kiểm tra tình trạng của các hành khách khác. Hãy ra khỏi chiếc xe và xem xét tình hình giao thông. Nếu va chạm với một xe khác, hãy nói chuyện với người tài xế kia để giàn xếp vụ việc. Bình tĩnh luôn là điều quan trọng nhất.

Sau đó, hãy chắc chắn rằng bạn đã chụp ảnh hiện trường trước khi di chuyển xe. Nếu lời giải thích của bạn về tai nạn không chính xác, hoặc nếu người tài xế kia cố gắng đánh lừa bạn để đòi bồi thường thiệt hại, những bức ảnh sẽ là nhân chứng tốt nhất cho bạn.

Cần nói thêm, bạn nên tìm kiếm một nhân chứng trong trường hợp lời khai không có yếu tố thuyết phục. Nếu bạn vẫn tiếp tục bị nghi ngờ, hãy gọi một người bạn có kinh nghiệm hoặc một luật sư.

5. Làm thế nào để lái xe trong điều kiện thời tiết xấu

Lái xe trong điều kiện thời tiết bình thường là điều mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, trời mưa lớn, bão, sạt lở, đường trơn trượt,... là điều mà ai cũng có thể phải đối mặt.

Giữ khoảng cách với các xe đi phía trước, đi chậm, sử dụng đèn và còi hợp lý. Hãy bình tĩnh nếu phía trước có ai đó bất ngờ rẽ hoặc đi sai luật. Bởi người đó có thể cũng là một người mới lái ô tô.

Nếu có điều kiện về tài chính và thời gian, bạn có thể đăng ký học thêm tại các khóa hướng dẫn lái xe an toàn nâng cao. Ở đó có các sa hình và mô phỏng nhiều tình huống giao thông khác nhau. Kinh nghiệm sẽ được rút ra phần nào qua các buổi thực hành tại đó.

6. Giữ bình tĩnh khi lái xe

Trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể dễ dàng tức giận và xả cơn bực tức vào những người xung quanh. Mọi người đều có thể làm điều này tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, người lái xe phải giữ bình tĩnh như không có vấn đề gì xảy ra. Bởi sự tức giận không bao giờ đem lại điều tích cực cho bất kể tình huống nào. Hãy học cách kiểm soát bản thân, và bạn sẽ trở thành một người lái xe chuyên nghiệp.

Hãy cố gắng suy nghĩ rằng họ có thể đúng, và cố gắng thông cảm cho họ. Có thể hôm nay họ đã cư xử không đúng, vì đã trải qua một ngày căng thẳng tại nơi làm việc hay nhà riêng và đang cố gắng trút sự căng thẳng bằng việc lái xe như một tay chơi. Thay vì cứ để cơn giận giữ quanh quẩn trong đầu, hãy để họ trút nó ra, xin lỗi, và tiếp tục di chuyển.

Nếu bạn là nạn nhân của một cơn thịnh nộ trên đường, hãy để cho các tài xế khác vượt qua bạn. Đừng rời khỏi xe, và tuyệt đối không nên kéo cửa xe xuống. Hãy nói xin lỗi nếu bạn làm điều gì sai. La hét sẽ không mang lại điều gì tích cực và bạo lực sẽ không đem lại bất cứ điều gì. Hãy tỉnh táo và cố gắng kiềm chế trước các xung đột trước khi có bất cứ ai bị tổn thương.

7. Không lái xe khi sử dụng chất kích thích

Đã uống rượu bia thì không lái xe. Tuy nhiên, nhiều tài xế chủ quan rằng họ có thể làm chủ được khi di chuyển trên đoạn đường ngắn hoặc đã có kinh nghiệm lái xe lâu năm hoặc cho rằng đã tỉnh táo khi ngủ một giấc. Song, trong bất kỳ tình huống nào, bạn cũng cần rời xa vô lăng khi đã có chất cồn trong máu. Nếu xảy ra va chạm, chắc chắn bạn là người phải chịu phạt.

Tệ hơn, sự ảnh hưởng của rượu bia sẽ khiến bạn xử lý kém nhanh nhạy hơn dẫn tới các tai nạn không đáng có.

8. Không sử dụng điện thoại

Những chiếc xe hiện đại có sẵn hệ thống Bluetooth cho phép kết nối điện thoại của bạn với hệ thống âm thanh của xe. Nhờ vào những tùy chọn kết nối, bạn có thể sử dụng điện thoại an toàn trong khi lái xe. Ngoài ra còn có bộ dụng cụ rảnh tay hoặc tai nghe để hỗ trợ người điều khiển lái xe an toàn trong khi sử dụng điện thoại.

Tuy nhiên, dùng điện thoại khi lái xe dù ở chế độ nào cũng chỉ nên hiểu ở mức "cực chẳng đã". Cho dù cuộc gọi có quan trọng thế nào, hãy bình tĩnh tìm chỗ đỗ an toàn để nghe. Nếu không có, bạn có thể không nghe máy và gọi lại sau khi đã dừng, đỗ xe an toàn.

Hãy nhớ rằng sự an toàn của bạn, của những người trên xe và cả những người tham gia giao thông khác còn quan trọng hơn cả cuộc gọi đó!

9. Tập trung nhìn vào hướng lái

Lời khuyên này là một nguyên tắc cơ bản cho việc lái xe an toàn mà thậm chí áp dụng cho các tay đua. Nó rất dễ dàng. Bạn chỉ nên hướng mắt về nơi mà mình định đi tới.

Thông thường, con người hay có xu hướng bị thu hút bởi thứ gì đó lạ mắt xuất hiện trong tầm nhìn như một cô gái xinh xắn trên đường, một ngôi nhà đẹp, một cửa hàng đang sale mạnh,... Đây là một cái bẫy rất nguy hiểm với những lái xe.

Do đó, hãy nhớ rằng bạn đang lái xe và cầm trong tay mạng sống của rất nhiều người. Nếu phải đi qua một thắng cảnh, hãy chia buồn với chính bản thân mình bởi chỉ các hành khách được chiêm ngưỡng chúng.

10. Cư xử như một người trưởng thành

Lời khuyên cuối cùng là hãy cư xử như một người có trách nhiệm. Hãy chắc chắn rằng bạn thể hiện sự tin cậy khi cầm giấy phép lái xe trên tay, và không trở thành một tấm gương xấu khi tham gia giao thông. Cố gắng hết mình để tạo nên những chuẩn mực cho xã hội.

Hãy nhớ rằng bạn không phải chứng tỏ điều gì với những người tham gia giao thông khác. Đường phố không phải dành cho việc đua xe, và bạn bè sẽ không ấn tượng nếu bạn bị tai nạn trong khi cố gắng chứng minh kỹ năng lái xe của mình.

Trong một số trường hợp, việc này có thể dẫn đến tử vong hoặc bị thương nghiêm trọng. Do đó, cố gắng đừng trở thành một trong số những người đó.

Anh Nguyễn (theo autopro)

Bạn là người mới lái xe, mới sử dụng ô tô và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc di chuyển, sử dụng ô tô đúng cách. Có những thói quen rất nhỏ mà ít ai để ý tới lại là mối đe dọa lớn cho chiếc xe của bạn. Dưới đây là 10 kinh nghiệm bỏ túi khi sử dụng ô tô không thể bỏ quacông ty Toyota Vĩnh Phúc xin chia sẻ đến bạn để quý độc giả có thể tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình.

Xem ngay: Giá xe Toyota Vios 2017 cùng chương trình khuyến mại cực sốc khi mua xe ô tô

Những điều cần biết khi sử dụng ô tô

Kinh nghiệm bỏ túi khi cầm lái xe ô tô, xe hơi

1. Tư thế lái xe

- Dù là mới học lái hay là lái xe lâu năm, rất nhiều người lái xe theo một tư thế chung của những người lái trước mà không chỉnh lại, điều này không nên chút nào. Bạn nên tạo cho mình tư thế thoải mái nhất để không bị mỏi cho một chuyến đi dài

- Chỉnh ghế và vô lăng sao cho khi ngồi cảm thấy thoải mái nhất, không bị gò bó, không quá gần cũng không quá xa tầm với khi lái xe, đầu gối không được chạm vào thành dưới vô lăng vì khi va chạm phanh đột ngột sẽ bị vướng và không xử lý được. Để chân đúng cách sao cho khi đạp chân phanh và chân ga có thể xoay đổi mà không nhấc gót chân lên

- Chỉnh gương chiếu hậu để mang lại một tầm nhìn tổng quát nhất, không bị lệch hay bị che chắn

- Thắt dây an toàn đúng cách, bạn nên chỉnh dây an toàn sao cho dây không thắt vào bên dưới bả vai, sang phần cánh tay vì sẽ gây mỏi, nếu bạn thắt quá cao lên gần cổ thì khi phanh đột ngột sẽ bị gãy xương vai. Nên chỉnh dây an toàn hợp lý nhất.

      >> Địa chỉ mua xe ô tô trả góp uy tín

2. Trong khi lái xe

- Luôn luôn tập trung là yếu tố cần thiết nhất để bạn xử lý mọi tình huống bất ngờ

- Không nên chỉ tập trung vào phía trước, bạn nên dành thời gian quan sát phía trước, phía sau và hai bên để có thể phán đoán mọi tình huống có thể xảy ra và không bị bất ngờ khi có chướng ngại vật

- Nên di chuyển tốc độ ổn định để tránh tình trạng xe đi giật cục, xe bị lắc khi vào côn, đạp phanh, vừa gây khó chịu cho người trên xe lại vừa làm mòn phanh, mòn lốp và tốn nhiên liệu.

3. Vượt hoặc chuyển làn đường

- Luôn giữ khoảng cách an toàn nhất định đối với xe phía trước để khi phanh đột ngột bạn còn kịp xử lý.

- Quan sát thật kỹ phía trước và phía sau khi bạn có ý định vượt và phải bật xi nhan để báo hiệu cho các phương tiện giao thông khác ý định vượt của mình

- Khi bạn muốn chuyển làn đường hay nhường làn đường, bạn cũng nên bật tín hiệu để những xe di chuyển cùng chiều biết.

                       Xem ngay: giải pháp chống nóng cho xe ô tô trong mùa hè cực hữu ích

4. Làm chủ tốc độ

Những điều cần biết khi sử dụng ô tô

- Bạn nên giảm ga ở những đoạn đường gồ ghề, ùn tắc hay có nhiều hộ gia đình sinh sống vì bất cứ lúc nào cũng dễ có người lao ra ngoài, nhất là trẻ con, và khi đi với tốc độ cao, bạn sẽ không xử lý kịp được

- Đối với những đoạn đường cao tốc hay những nơi có tầm nhìn thoáng, bạn có thể tăng ga nhưng nhớ là phải luôn luôn kiểm soát tốc độ của mình để xử lý được những tình huống bất ngờ.

- Lưu ý nữa là nên quan sát biển cảnh báo tốc độ khi tham gia giao thông để tránh vi phạm luật.

5. Nhất cố, Nhì bò, Tam trò, Tứ cụ

- Thứ nhất là không nên đi cố, khi mệt mỏi quá, bạn nên dừng chân để nghỉ ngơi, vừa an toàn lại vừa thoải mái.

- Thứ nhì là giảm tốc độ khi gặp các loại gia súc, các con vật bầy đàn, đi chậm qua những nơi có trâu, bò, dê vì chúng có thể va vào xe của bạn bất cứ lúc nào

- Thứ ba chính là học trò, giảm tốc độ khi những đoạn đường tập trung nhiều học sinh, các cổng trường học, cảnh báo bằng còi cho chúng biết là bạn muốn vượt và giảm ga để đi qua

6. Sử dụng cần gạt nước

- Khi di chuyển vào những đoạn đường bụi hay nhiều sương mù, bạn nên bật cần gạt nước.

- Nếu mặt kính xe của bạn bị khô, bạn nên xịt một ít nước lên mặt kính để tránh mặt kính bị khô và cần gạt có thể sẽ làm xước kính trong quá trình gạt bụi bẩn.

Xem ngay: Cách khử mùi xe ô tô mới mua - mẹo hay bạn nên biết

7. Sử dụng điều hòa

- Bạn nên để nhiệt độ thấp hơn nhiều so với bên ngoài nếu xe chở ít nhất 3 người (xe 7 chỗ trở xuống) và quãng đường di chuyển tương đối dài. Còn di chuyển khoảng cách ngắn (thời gian ở trong xe ngắn) thì không nên để nhiệt độ quá thấp (tốt nhất là chênh lệch với bên ngoài khoảng 5 độ C).

- Bạn nên tăng dần nhiệt độ khi gần kết thúc chặng đường để tránh tình trạng thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ khiến cơ thể mệt mỏi

Những điều cần biết khi sử dụng ô tô

- Nên đổ đầy bình xăng (làm giảm khoảng không bay hơi của xăng)

- Vì nhiệt hóa hơi của xăng rất thấp, nhiệt độ ở VN thì bất cứ mức nào cũng làm nó bay hơi rất nhanh thế nên khi chờ đổ xăng, nếu như chưa đến lượt thì bạn không nên mở nắp bình xăng sớm

- Bạn nên kiểm tra xăng trước khi di chuyển đường dài và nạp nhiên liệu cần thiết đúng lúc để tránh tình trạng không tìm được trạm xăng kế tiếp khi xe hết nhiên liệu

9. Lưu ý khi đỗ xe

- Mọi người thường có thói quen hạ kính hơi thấp khi đỗ xe trong garage để xe đỡ mùi và thoát hơi., tuy nhiên điều này là không nên chút nào. Trong garage thường thì có rất nhiều hơi ẩm và rất nhiều côn trùng, chỉ cần bạn sở hở, chuột, dán, hay bất cứ loại côn trùng nào cũng có thể chui ào và ẩn nấp trong xe. Và tất nhiên, khi chúng trú ngụ trong đó sẽ tạo ra một mùi hôi khó chịu và chúng sẽ gặm nhấm nội thất bên trong xe

- Nếu bạn cảm thấy xe có mùi, bạn nên sử dụng các mẹo nhỏ để khử mùi xe và có thể đỗ xe ở nơi nào đó thoáng mát, có ánh sáng và mở cửa xe khoảng 30' cho xe giảm mùi

10. Bảo hành xe định kỳ

- Nên duy trì thời gian bảo hành hợp lý và cố định

- Bảo hành xe ở những garage uy tín của hãng để đảm bảo giá ổn định


Hy vọng với những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ trên đây, khách hàng có thể yên tâm sử dụng xe an toàn và hợp lý nhất. 
Ngoài ra, khách hàng có nhu cầu mua xe hoàn thiện lăn bánh hay mua xe ô tô trả góp, muốn được tư vấn thêm về xe vui lòng liên hệ với chúng tôi.