Phụ cấp thâm niên nhà giáo tính như thế nào năm 2024

Đến tháng 3/2022, ông đã có 6 năm 2 tháng tham gia giảng dạy có đóng BHXH bắt buộc trong cơ sở giáo dục công lập (tính cả thời gian 1 năm tập sự). Ông Duy hỏi, ông đã được hưởng phụ cấp thâm niên chưa?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ. Theo đó, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Ông Tuấn Duy trúng tuyển viên chức ngành giáo dục vào tháng 6/2021. Như vậy, khi được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp cấp THCS, nếu đủ thời gian 60 tháng (5 năm) đóng BHXH bắt buộc thì ông được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ. Theo đó, thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập và thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Như vậy, kể từ tháng 4/2014, nếu ông đóng BHXH bắt buộc đủ 60 tháng (không kể thời gian tập sự) thì ông thuộc đối tượng tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp trả thêm cho người lao động làm việc lâu năm trong ngành. Với nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng:

Nghị định này áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:

Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

Các đối tượng không thuộc quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

là gì? Cách tính phụ cấp thâm niên công tác như thế nào? Đây là những vấn đề được nhiều người lao động quan tâm. Đặc biệt là các cán bộ, viên chức, công chức. Bởi khoản phụ cấp này là quyền lợi họ xứng đáng được nhận sau thời gian dài cống hiến và gắn bó với nơi công tác. Cùng Tanca tìm hiểu cách tính phụ cấp thâm niên chính xác qua bài viết sau.

Thâm niên là gì? Phụ cấp thâm niên là gì?

Phụ cấp thâm niên nhà giáo tính như thế nào năm 2024

Trên thực tế chưa có bất cứ định nghĩa cụ thể nào về thâm niên theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng thâm niên là quá trình làm việc liên tục được tính bằng số năm của người lao động trong cơ quan nhà nước ở một ngành nghề nhất định.

Theo đó phụ cấp thâm niên là khoản tiền trả cho người lao động làm việc liên tục nhiều năm trong một cơ quan ở một lĩnh vực nhất định. Đây là khoản phụ cấp mà nhân viên xứng đáng được hưởng khi họ gắn bó lâu dài và cống hiến bền bỉ cho công ty, cơ quan.

Phụ cấp thâm niên nghề nhằm ghi nhận những đóng góp của người lao động và động viên, khuyến khích họ tiếp tục làm việc, gắn bó với nghề và nơi công tác.

Xem thêm: Lương tháng 13 được nhận khi nào?

Cách tính thâm niên công tác

Phụ cấp thâm niên nhà giáo tính như thế nào năm 2024

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về việc cải cách chính sách lương bổng đối với lực lượng vũ trang nhân dân, các cán bộ, công chức, viên chức,và người lao động trong doanh nghiệp. Có 3 nhóm đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề: quân đội, công an và cơ yếu.

Trong đó, thời hạn để các nhóm đối tượng kể trên được hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định của Nhà Nước là 60 tháng làm việc.

Để biết cách xác định thâm niên công tác chính xác, cần lưu ý quy định về thời điểm KHÔNG tính phụ cấp thâm niên nghề như sau:

  • Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việc, thời gian bị tạm giữ, thời gian chấp hành án, lệnh xuất ngũ.
  • Nghỉ việc riêng không lương hơn 1 tháng.
  • Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá quy định của pháp luật.
  • Kiểm soát.
  • Thời gian người lao động thực hiện chế độ công tác dự bị.
  • Thời gian làm công việc xếp theo ngạch bậc, cấp chức vụ không tính vào các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Xem thêm: Lương tháng 13 và thưởng Tết có bắt buộc không?

Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thâm niên?

Phụ cấp thâm niên nhà giáo tính như thế nào năm 2024

Theo quy định của pháp luật, bên cạnh lương hưu thì phụ cấp thâm niên là khoản bắt buộc đối với cơ quan nhà nước và thường được tính ngoài lương hàng tháng. Vậy đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên là những ai?

Theo Nghị quyết 27, Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Bộ Chính trị quy định về các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định của pháp luật bao gồm:

Nhà giáo bao gồm viên chức chuyên trách giáo dục và đào tạo (có mã số là chữ cái đầu V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (có mã số là chữ cái đầu tiên là V.09) thuộc danh sách trả lương do cấp có thẩm quyền phê duyệt đang tham gia các công tác giáo dục tại những cơ sở công lập do Nhà nước đầu tư kinh phí hoạt động.

Nhà giáo trong danh sách xếp lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đang tham gia giảng dạy, hướng dẫn, thí nghiệm….của các cơ sở giáo dục công lập cấp phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, đại học…

Các đối tượng không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này nhưng có mã ký tự đầu là V.07 và V.09 thì không được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Phụ cấp thâm niên thường ít được áp dụng tại trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phụ cấp thâm niên để tính trợ cấp cho người lao động. Mức phụ cấp thâm niên phụ thuộc vào quy định và khả năng tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP hướng dẫn Thông tư 04/2005/TT-BNV:

Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh nghề nghiệp chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát thì xếp lương theo cấp bậc, chức danh đó.

Cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc đối tượng xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử hiện hưởng.

Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo nào (bầu cử, bổ nhiệm) thì xếp lương chức vụ lãnh đạo hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Trường hợp một người giữ nhiều chức vụ lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất.

Các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và cơ yếu được quyết định hưởng lương theo bảng lương nào thì xếp lương theo bảng lương đó.

Xem thêm: Hạn nộp hồ sơ khai thuế quý mới nhất

Cách tính phụ cấp thâm niên theo từng ngành nghề

Phụ cấp thâm niên nhà giáo tính như thế nào năm 2024

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp dành cho những người đã làm việc lâu năm trong ngành. Khoản phụ cấp này có ý nghĩa động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức gắn bó lâu dài với nghề.

Thực tế thu nhập của giáo viên trong cán bộ, công chức, viên chức còn thấp. Các thầy cô giáo còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi về hưu. Dưới đây là cách tính phụ cấp thâm niên mới nhất ở một số ngành nghề:

Cách tính phụ cấp thâm niên nhà giáo

Giáo viên là lực lượng lao động tạo nên chất lượng giáo dục, họ cần được chăm lo. Một trong những biểu hiện đáng quan tâm là làm sao đảm bảo chính sách để giáo viên yên tâm phát triển nghề nghiệp, thu hút người giỏi về công tác. Đồng thời giữ giáo viên ở lại ngành để cống hiến vào sự nghiệp trồng người.

Theo Điều 4, Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên như sau:

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên nghề vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) tính thêm 1%.

Cách tính phụ cấp thâm niên hàng tháng của giáo viên mới nhất:

Tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh + hệ số phụ cấp chức vụ hiện hưởng (nếu có) x Mức lương cơ bản theo từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng theo pháp luật.

Theo quy định hiện hành, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức là 1.490.000 đồng. Giáo viên cấp 2 sẽ thuộc hạng A1. Như vậy, theo công thức quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP thì mức trợ cấp của bạn sẽ được tính như sau:

Mức phụ cấp = Hệ số lương x Lương cơ sở x Phụ cấp thâm niên

Cách tính phụ cấp thâm niên cán bộ, công chức

Cách tính phụ cấp thâm niên của công chức căn cứ vào Nghị định 204 và Thông tư 68 năm của Chính phủ.

Theo đó, sau 5 năm (đủ 60 tháng) trong quân đội hoặc liên tục công tác trong ngành được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp làm thêm giờ trong ngành ( nếu có). từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm tính thêm 1%.

Thời gian công tác để tính phụ cấp thâm niên nghề được xác định bằng tổng số thời gian:

  • Xếp lương làm việc theo một trong các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm…
  • Được hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu nếu có.
  • Đi nghĩa vụ quân sự mà trước đó được hưởng phụ cấp thâm niên.
  • Trong đó nếu thời gian công tác được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề nhưng chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn.

Đồng thời, các khoảng thời gian sau đây sẽ không được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề. Bao gồm thời gian tập sự, thời gian thực hiện chế độ công chức dự bị, thời gian làm công việc xếp theo ngạch, chức danh không được hưởng phụ cấp thâm niên.

Hoặc thời gian công tác trong quân đội, công an, cơ yếu không được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Chẳng hạn như nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên, nghỉ ốm đau hoặc thai sản quá thời hạn, thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử,...

Cách tính phụ cấp thâm niên công an, thanh tra

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Nghị định 49/2019/NĐ-CP, cách tính phụ cấp thâm niên của công an nhân dân được quy định như sau:

  • Phụ cấp thâm niên nghề đối với công an nhân dân có đủ 5 năm phục vụ trong lực lượng công an nhân dân bằng 5% mức lương hiện hưởng, thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung.
  • Kể từ năm thứ 6 phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân, phụ cấp thâm niên của công an nhân dân sẽ tăng thêm 1%/năm.
  • Phụ cấp thâm niên nghề của công an nhân dân sẽ được tính, trả cùng kỳ lương và dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

Theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định về thời gian hưởng phụ cấp thâm niên của công an bao gồm:

Thời gian tính trợ cấp

  • Thời gian phục vụ trong lực lượng vũ trang.
  • Thời gian đã hưởng phụ cấp thâm niên trong ngành, nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề.

Thời gian không tính trợ cấp

  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
  • Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam, sau đó bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.

Bên cạnh các đãi ngộ lao động, chính sách hưởng lương hưu, thì phụ cấp thâm niên cũng là một quyền lợi của các công chức, viên chức, nhà giáo và lực lượng vũ trang. Như vậy qua bài viết trên Tanca đã giới thiệu đến quý bạn đọc cách tính phụ cấp thâm niên mới nhất 2023. Mong rằng sẽ cung cấp bạn nhiều thông tin bổ ích.

Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính như thế nào?

Mức phụ cấp thâm niên là 5% mức lương hiện hưởng. Cụ thể: - Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp thâm niên nghề được tính như thế nào?

Cách tính phụ cấp thâm niên: Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương x Mức lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng. Trong đó: Hệ số lương = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.

Phụ cấp thâm niên nghĩa là gì?

Theo đó phụ cấp thâm niên là khoản tiền trả cho người lao động làm việc liên tục nhiều năm trong một cơ quan ở một lĩnh vực nhất định. Đây là khoản phụ cấp mà nhân viên xứng đáng được hưởng khi họ gắn bó lâu dài và cống hiến bền bỉ cho công ty, cơ quan.

Bao nhiêu năm thì được hưởng phụ cấp thâm niên?

Căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ - CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ - CP quy định thì phụ cấp thâm niên được tính: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành thì sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ ...