Phương pháp đưa lên tấm ván cứng

Xương một bộ phận vô cùng quan trọng đối với toàn bộ hoạt động của con người. Bộ xương có chắc khỏe thì con người mới có thể dễ dàng sinh hoạt cũng như di chuyển trong cuộc sống hàng ngày. Do đó mà việc bảo vệ tốt cho bộ xương là vô cùng cần thiết và cần được chú trọng. Tuy nhiên việc gặp các tai nạn ngoài ý muốn, tác động đến xương gây ra tình trạng gãy xương thì khá phổ biến hiện nay. Vậy cần nắm rõ kiến thức xử lý như thế nào khi gặp phải sự cố ngoài ý muốn? Hãy tham khảo bài viết phương pháp sơ cứu gãy xương an toàn trong từng trường hợp Cấp Cứu Vàng đưa ra dưới đây nhé!

Có những dạng gãy xương nào?

Gãy xương là tình trạng thương tổn phá hủy các cấu trúc bên trong làm mất tính liên tục của xương có thể do chấn thương hoặc bệnh lý. Các dạng gãy xương thường gặp gồm có:

  • Gãy xương hoàn toàn
  • Gãy xương không hoàn toàn
  • Gãy thân xương
  • Gãy đầu xương
  • Gãy vị trí tiếp giáp giữa đầu và thân xương

Quy trình sơ cứu gãy xương chung

Việc đầu tiên xử lý khi có tai nạn xảy ra là gọi thuê xe cấp cứu. Trong khi chờ đợi xe cứu thương, có thể áp dụng một số thao tác sơ cứu chấn thương cơ bản:

  • Không được di chuyển nạn nhân trừ trường hợp khẩn cấp nhằm ngăn ngừa những chấn thương khác có thể xảy ra. Bạn có thể giúp cố định vùng chấn thương bằng thanh nẹp làm từ gỗ, ống nước, hoặc gấp bìa cứng lại thành nẹp. Nếu nạn nhân bị chấn thương ở lưng hoặc cổ thì tuyệt nhiên không được di chuyển nạn nhân.
  • Nếu xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, cần cầm máu bằng cách quấn chặt vùng bị thương bằng vải, đè chặt vết thương.
  • Nếu nạn nhân có biểu hiện bị sốc như chóng mặt, da nhợt nhạt, khó thở, nhịp tim tăng nhanh, hơi thở ngắn, hãy quấn họ bằng chăn ấm, nâng chân cao hơn đầu 30 cm.
  • Chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc gạc lạnh lên vùng bị sưng tấy để giảm đau tránh sưng tấy.

Phương pháp sơ cứu gãy xương tay

Phương pháp đưa lên tấm ván cứng
  • Gãy xương cẳng tay: cần để cẳng tay vuông góc với cánh tay, đặt sát vào thân mình, lòng bàn tay ngửa lên. Dùng nẹp để nẹp từ lòng bàn tay tới khuỷu tay, từ đầu ngón tay tới quá khuỷu. Rồi dùng dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay. Dùng khăn đỡ cẳng tay trước ngực
  • Gãy xương cánh tay: cần để cánh tay gãy sát với thân mình. Sau đó đặt hai nẹp nẹp từ hố nách tới quá khuỷu tay tiếp theo đó nẹp từ bả vai tới quá khớp khuỷu. Dùng dây rộng bản buộc cố định ở phía trên và dưới ổ gãy. Dùng dây rộng bản buộc ép cánh tay vào thân mình sau đó dùng khăn đỡ cẳng tay trước ngực, cẳng tay cần đặt vuông góc với cánh tay, lòng bàn tay để ngửa.
  • Trong trường hợp khuỷu tay không gập lại được: không nên dùng sức để gập. Đặt nạn nhân nằm thẳng, đặt tay bị gãy dọc theo cơ thể, đệm một miếng đệm dài giữa tay và thân. Buộc cánh tay bị gãy vào cơ thể ở vị trí quanh cánh tay cùng với ngực, quanh cẳng tay, bụng, quanh cổ tay và đùi.

Phương pháp sơ cứu gãy xương đùi

Phương pháp đưa lên tấm ván cứng

Xương đùi là xương dài và cứng nhất trong cơ thể, thường những tác động rất mạnh mới có thể gây ra gãy xương đùi. Nếu gãy xương đùi ta cần sơ cứu bằng cách để nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, để cẳng chân vuông góc với bàn chân.

Dùng nẹp đặt ở mặt trong và ngoài, dùng vải mềm kê tại các vị trí đầu nẹp, buộc cố định hai nẹp với nhau tại vị trí trên cũng như dưới ổ gãy, dưới khớp gối, khi buộc cần chú ý buộc chắc nhưng không quá chặt để đảm bảo lưu thông máu

Phương pháp sơ cứu gãy xương cổ

Phương pháp đưa lên tấm ván cứng

Gãy xương cổ nếu không sơ cứu đúng cách có thể dẫn tới di chứng nặng nề cho sức khỏe thậm chí có nguy cơ gây nguy hiểm tới tính mạng nạn nhân. Việc đầu tiên để sơ cứu cho người gãy xương cổ là yêu cầu nạn nhân nằm im, không cử động, cố gắng đỡ đầu, cổ của nạn nhân cố định.

Nếu nạn nhân đội mũ hoặc có vật đè lên vùng đầu cổ thì cần phải tháo bỏ, đặt nạn nhân nằm ngửa, vùng cổ thẳng. Cầm máu các vết thương hở, nhất là vết thương tại vùng đầu. Dùng vật cứng như gạch, gỗ đặt hai bên vùng mặt để giữ cổ nạn nhân được thẳng khi nằm.

Phương pháp sơ cứu gãy xương lưng

Gãy xương cột sống lưng là chấn thương nguy hiểm và phức tạp, thường kéo theo cả chấn thương nội tạng cùng thương tổn vùng thắt lưng.

Khi gặp nạn nhân gãy xương cột sống lưng cần đặt nạn nhân nằm thẳng trên tấm ván cứng có chiều dài bằng chiều cao cơ thể, giữ đầu cùng với cơ thể nạn nhân nằm thẳng, hai chân thẳng, cẳng chân bàn chân vuông góc với nhau. Rồi dùng dây buộc cố định nạn nhân vào cáng, cố định hai chân nạn nhân. Khi di chuyển lưu ý không được để lưng nạn nhân bị gập hoặc vặn xoắn.

Phương pháp sơ cứu gãy xương chậu

Xương chậu là vùng xương xốp, nếu chấn thương vùng xương chậu rất dễ gây ra tình trạng chảy nhiều máu dẫn tới tổn thương nội tạng, sốc kèm theo tai biến.

Để sơ cứu nạn nhân gãy xương chậu chúng ta cần để nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, dùng vật mềm đệm dưới đầu gối. Buộc băng to bản 2 vòng quanh vùng khung xương chậu. Cố định hai chân nạn nhân bằng cách băng đầu gối, hai mắt cá chân và bàn chân. Khi di chuyển cần đặt nạn nhân lên ván cứng để tránh tình trạng chấn thương thêm cũng như biến chứng.

Phương pháp sơ cứu gãy xương cột sống

Đặt nạn nhân nằm ngửa thẳng, đưa nạn nhân lên ván dài bằng cách giữ đầu, cổ nạn nhân thẳng, một người nâng vai, một người nâng mông chậu và một người đẩy cáng nẹp vào dưới người nạn nhân.

Khi nạn nhân đã nằm trên cáng chúng ta cột các chặt các vị trí ngực, hông, đùi, đầu gối, mắt cá chân. Đặt 2 túi cát ở 2 bên nạn nhân nếu có.

Một số biện pháp phòng tránh gãy xương

Xương thường rất cứng nhưng cũng có thể bị gãy, thường là do chấn thương. Điều này xảy ra khi bạn gặp tác động rất mạnh hoặc cũng có thể do bạn bị loãng xương gây ra tình trạng xương yếu đi và dễ gãy. Chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để phòng ngừa nguy cơ gãy xương:

  • Tăng cường tập luyện các bài tập rèn luyện thể lực. Điều này đặc biệt quan trọng với một số bệnh nhân viêm khớp háng và viêm khớp gối. Tập luyện còn giúp ngăn ngừa mất khoáng xương ở người cao tuổi.
  • Ăn nhiều rau củ giúp bổ sung bổ sung vitamin C có tác dụng kích thích sản xuất tế bào tạo xương và chống oxy hóa . Đồng thời dưỡng chất trong rau củ quả cũng làm tăng mật độ khoáng xương.
  • Không nên uống quá 2 cốc cafe mỗi ngày do caffeine gây ra tình trạng bài tiết canxi ra khỏi cơ thể nhanh hơn bình thường.
  • Hạn chế rượu bia cũng như bỏ thuốc lá do việc sử dụng rượu bia, thuốc lá làm giảm mật độ khoáng xương, ảnh hưởng xấu tới tế bào tạo xương nhất là với người dưới 30 tuổi.
  • Bổ sung canxi cùng vitamin D, vì Canxi là khoáng chất quan trọng nhất cho xương. Chúng ta cần bổ sung canxi cho cơ thể do các tế bào xương chết đi và hình thành liên tục, nếu không bổ sung đủ canxi sẽ dẫn tới tình trạng xương giòn yếu. Để cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn chúng ta nên bổ sung Vitamin D, đây là chất dẫn truyền giúp cơ thể hấp thu canxi. Có tới 90% nhu cầu Vitamin D được hấp thụ qua da, 10% còn lại đến từ chế độ ăn uống, ngoài ra có thể bổ sung vitamin D bằng thực phẩm chức năng.
  • Chủ động phòng tránh té ngã, gãy xương luôn để lại những di chứng nặng nề, việc phòng tránh té ngã vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho mình và người thân. Chúng ta cần cẩn thận khi đứng trên cao, không đứng trên các bề mặt không chắc chắn, di chuyển cẩn thận trên các địa hình trơn trượt, cẩn trọng khi tham gia giao thông.

Bài viết phương pháp sơ cứu gãy xương an toàn trong từng trường hợp bên trên đã đưa ra cho bạn tất cả các kiến thức tổng hợp để bạn có thể xử lý tình huống khi gặp phải sự cố gây tổn thương bộ khung xương của mình. Hãy đọc chi tiết và đúc kết cho bản thân những kiến thức cơ bản để có thể giải quyết khi gặp tình huống tương tự nhé. Sẽ rất bổ ích cho mọi người chúng ta đó.

Phương pháp đưa lên tấm ván cứng

Ảnh minh họa. Nguồn: wikihow.com

Nguyên nhân gây ra chấn thương có thể cho biết chấn thương đó có thể gây tổn thương đến vùng cổ hoặc vùng lưng hay không? 

Để có thể khẳng định có bị thương ở vùng cổ hoặc vùng lưng hay không, chúng ta cần quan tâm đến tai nạn gì đã xảy ra đối với nạn nhân và nó đã xảy ra như thế nào? Có phải nạn nhân té từ trên cao hay trong trường hợp bị tai nạn giao thông…v.v… Nếu xảy ra những trường hợp như trên thì có thể nghi ngờ dẫn đến những chấn thương cột sống tại vùng cổ và vùng lưng.

Bước quan trọng nhất trong sơ cấp cứu ban đầu khi đã xác định hoặc nghi ngờ những tổn thương tại vùng lưng hoặc vùng cổ là giữ cho nạn nhân cố định để tránh gây tổn thương thêm cho tủy sống.

Nguyên tắc cấp cứu nạn nhân nghi ngờ bị chấn thương vùng cổ hoặc vùng lưng

- Không di chuyển hoặc để nạn nhân tự di chuyển, trừ những trường hợp nạn nhân đang trong những tình huống có thể nguy hiểm đến tính mạng.

- Không cúi gập hay quay phần lưng, cổ và đầu của nạn nhân.

- Để tránh tình trạng sốc, giữ ấm toàn thân nạn nhân, nhưng vẫn không thay đổi tư thế của nạn nhân.

- Gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nếu như nạn nhân vẫn bắt được mạch, không khó thở, không nôn ói trong những tình huống nguy hiểm trực tiếp từ lửa, hay những mối nguy hiểm khác, chúng ta hãy giữ bất động nạn nhân ngay đúng vị trí, nơi chúng ta đã tìm thấy nạn nhân. 

Dùng những vật như khăn, mền, giấy báo, hoặc quần áo đặt sát vào vùng đầu, cổ và thân mình của nạn nhân. Ngoài ra, có thể dùng túi xách nặng để cố định những phần này. Dùng những vật nặng để giữ cố định, có thể dùng cục đá lớn, gạch chèn sát vào khăn, mền...đã đặt.

Biểu hiện của chấn thương vùng cổ và lưng: Nếu nạn nhân vẫn còn tỉnh, hỏi nạn nhân như sau (nên đứng ở phía chân nạn nhân khi trò chuyện, tránh đứng ở phía đầu mà gọi nạn nhân, vì như thế có thể khiến họ cố ngước cổ lên để trả lời và vô tình làm tổn thương nặng thêm). 

Có thể hỏi những câu hỏi như có bị đau ở vùng đầu và vùng cổ không? Tay, chân có bị yếu hay bi liệt không? Tay, chân có cảm giác tê hay ngứa ran như kim châm không?... để biết được tình trạng của nạn nhân và giúp nhận định được nạn nhân còn tỉnh hay không.

Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, bị tai nạn nặng với tư thế phức tạp hay rơi từ trên cao xuống, cần coi như đã có tổn thương ở vùng cổ và lưng.

Một số cách di chuyển nạn nhân có thể hạn chế tình trạng gây tổn thương thêm đến cột sống

Lưu ý: Chỉ di chuyển nạn nhân trong tình huống nạn nhân có thể bị đe dọa đến tính mạng.

A. Trong trường hợp nạn nhân nằm úp, mặt bị úp xuống vũng nước hay bùn, làm nạn nhân không thở được. Xoay người nạn nhân ngửa lên. Lưu ý, trong quá trình quay người nạn nhân ngửa lên, luôn giữ người nạn nhân trên một đường thẳng, tuyệt đối không được quay hay gập vùng cổ và vùng lưng của nạn nhân.

- Nếu có thể nên cần 4 người: lần lượt giữ cố định tại vị trí của nạn nhân như sau đầu và cổ, vai, thắt lưng và chân của nạn nhân. Nếu như không có đủ 4 người, thì cần có một người giữ đầu của nạn nhân và người còn lại giữ lưng nạn nhân.

- Khi người giữ đầu và nạn nhân hô to "Quay" thì cùng lúc cả 4 người cùng từ từ quay người nạn nhân một cách nhẹ nhàng. Vẫn giữ đầu, cổ và thân của nạn nhân thẳng hàng.

- Nếu như bạn chỉ có một mình và không thể gọi được sự hỗ trợ khác, đứng sau đầu nạn nhân, vẫn để nạn nhân nằm úp, dùng tay nắm phần nách của nạn nhân trong khi cẳng tay của bạn giữ chặt phần đầu của nạn nhân và kéo nạn nhân ra khỏi vũng nước.

B. Nếu như nạn nhân đang nằm úp không bắt được mạch hoặc không thở được và cần cấp cứu hồi sức: Xoay người nạn nhân ngửa lên theo hướng dẫn ở phần A. Nếu bạn chỉ có một mình, cố gắng tìm kiếm thêm người để hỗ trợ. Xoay người nạn nhân khi chỉ có một mình được xem là phương pháp cuối cùng khi mà nạn nhân cần hô hấp ngay lập tức để hồi phục mạch và đường thở cho bệnh nhân.

C. Nếu như nạn nhân nằm ngửa và có dấu hiệu bị sốc (nôn mửa, chảy máu ở trong hoặc xung quanh miệng). Xoay người nạn nhân nằm nghiêng (như theo hướng dẫn của phần A). Giữ đầu, cổ và phần thần thẳng hàng. Có thể lót dưới phần đầu của nạn nhân vật mềm (áo khoác, khăn…) Không xoay người nạn nhân khi chỉ có một mình. Nên tìm kiếm ngay sự trợ giúp.

D. Nếu như nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng như cháy nổ hoặc gặp các mối nguy hiểm khác trước khi xe cấp cứu đến. Xoay người nạn nhân và đặt nạn nhân trên một tấm ván dài hoặc cánh cửa, cột chặt người nạn chân vào tấm ván trong quá trình đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm.

- Xoay người nạn nhân nghiêng về một bên, tốt nhất là có 4 người giúp nạn nhân thay đổi tư thế như đã nêu ở trên (như theo hướng dẫn của phần A), đặt tấm ván phía sau người của nạn nhân.

- Từ từ quay tấm cùng với người nạn nhân ngửa lên. Cột chặt người nạn nhân trên tấm ván, vác tấm ván và nạn nhân một cách an toàn.

Hoặc: Nếu như không có tấm ván, xoay người nạn nhân đặt lên cái mền và kéo nạn nhân một cách an toàn. Trong khi kéo, bảo đảm đầu và cổ nạn nhân được cố định chặt, không để người nạn nhân bị cúi gập hoặc quay.

Nếu như chỉ có một mình với nạn nhân hoặc nếu như không có cả tấm ván và mền hoặc trong tình thế nguy cấp không có thời gian để sử dụng những vật dụng đó để di chuyển nạn nhân thì cần kéo nạn nhân cẩn thận. Chỉ kéo nạn nhân về hướng mà nạn nhân đang nằm; không bao giờ gập hay quay người nạn nhân. Nếu nạn nhân nằm trên nơi có bề mặt nhẵn thì nắm chỗ phần mắt cá chân của hai chân nạn nhân và kéo theo hướng đó.

Hoặc: Nếu nạn nhân đang nằm ở nơi gồ ghề hoặc ở trên cầu thang, đứng phía sau người nạn nhân và nắm kéo phần vai của nạn nhân trong khi giữ chặt phần đầu và cổ của nạn nhân bằng cẳng tay.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe TP. Hồ Chí Minh