Shell là gì? kể tên một số shell trong linux. làm sao để biết shell nào đang được sử dụng bởi linux?

Trong hệ điều hành Linux/Unix, shell là một thành phần rất phổ biến. Tuy nhiên vẫn chưa nhiều người hiểu được shell là gì và đặc điểm cơ bản khi sử dụng các lệnh trong shell. Trong bài viết này, BKHOST sẽ cùng bạn tìm hiểu về Linux shell.

Shell là gì?

Shell là một chương trình cung cấp cho bạn một giao diện với hệ thống Unix. Nó nhận thông tin đầu vào từ người dùng và thực hiện tập lệnh của các chương trình máy tính dựa trên những thông tin ấy. Khi một chương trình kết thúc việc thực hiện tập lệnh, shell sẽ hiển thị kết quả đầu ra của chương trình đó.

Đăng ký dịch vụ Cloud VPS Pro tại BKHOST

BKHOST đang có chương trình khuyến mãi cực shock dành cho khách hàng đăng ký mới dịch vụ Cloud VPS Pro:

  • Giảm giá lên đến 30%.
  • Tặng thêm 512 MB Ram.

Đăng ký ngay hôm nay:

máy chủ vps

Shell là môi trường mà chúng ta có thể chạy các lệnh, chương trình và script shell. Trong một shell có nhiều kiểu khác nhau, nó giống như việc các hệ điều hành có những kiểu riêng biệt. Mỗi kiểu của shell đều có một bộ lệnh và chức năng được xác định riêng.

Dấu nhắc lệnh trong Shell

Trong shell có một dấu nhắc lệnh $. Khi dấu nhắc lệnh này được shell đưa ra, bạn có thể nhập lệnh vào. Sau khi bạn nhấn enter, shell sẽ tiếp nhận thông tin đầu vào mà bạn cung cấp. Từ đầu tiên của thông tin nhập vào là từ mà shell dùng để xác định lệnh bạn muốn thực thi. Giữa các từ ấy không được có khoảng trống. Dấu nhắc lệnh hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo ý của mình nếu bạn sử dụng biến môi trường PS1 được giải thích trong phần Environment tutorial.

Dưới đây là một ví dụ đơn giản của lệnh date mà hiển thị ngày và thời gian hiện tại:

$date Thu Jun 25 08:30:19 MST 2009

Các loại Shell

Trong Unix gồm có hai loại shell chính là Bourne shell và C shell. Bourne shell có dấu nhắc lệnh mặc định là ký tự “$”. Còn C shell sẽ có ký tự là “%”.

Bourne shell có các danh mục phụ bao gồm:

  • Bourne shell [sh]
  • Korn shell [ksh]
  • Bourne Again shell [bash]
  • POSIX shell [sh]

Các danh mục phụ của C shell bao gồm:

  • C shell [csh]
  • TENEX/TOPS C shell [tcsh]

Vào giữa những năm 1970, Stephen R. Bourne đã viết ra phần mềm Unix gốc khi đang làm việc tại AT&T Bell Labs ở New Jersey. Được gọi là “shell” do Bourne shell là shell đầu tiên có mặt trên hệ thống Unix.

Trên hầu hết các phiên bản Unix, Bourne shell thường được cài đặt ở dạng /bin/sh. Do đó, ở các phiên bản khác nhau của Unix, các script thường được viết bởi shell này. Trong bài viết này, hầu hết các khái niệm shell đều được viết dựa trên Bourne shell.

Shell Script

Shell Script của nó là một danh sách các lệnh, các lệnh sẽ được thực hiện theo thứ tự đã liệt kê. Một shell script tuyệt vời sẽ có chú thích, đứng trước # và diễn đạt các bước rõ ràng.

Sẽ có các kiểm tra mà trong đó sẽ có điều kiện như giá trị A lớn hơn giá trị B. Chúng ta có thể xem, đọc một lượng lớn dữ liệu hoặc file khi được các vòng lặp cho phép. Sau đó chúng ta có thể dùng các dữ liệu và biến để lưu trữ hoặc đọc các dữ liệu, script chứa các hàm.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về shell script, dưới đây sẽ là một số ví dụ. Các tập lệnh và chức năng của shell đều sẽ được diễn đạt một cách dễ hiểu. Về cơ bản thì đây vẫn chỉ là những script đơn giản. Trong các script này sẽ có một số phần cần thiết cho môi trường shell biết phải làm gì và khi nào thực hiện.

Ví dụ về script

Giả sử chúng ta tạo ra một tập lệnh test.sh, trước khi bạn thêm bất cứ thứ gì vào tập lệnh này, bạn phải sử dụng cấu trúc shebang để thông báo cho hệ thống rằng có một tập lệnh đang bắt đầu chạy.

Hãy nhớ là tất cả các tập lệnh đều có phần đuôi “.sh”. Với các tập lệnh có đuôi sh, hệ thống sẽ biết rằng các tập lệnh sau đó đều được thực hiện bởi trình Bourne. Ví dụ nhập các lệnh với cấu trúc shebang như sau:

#!/bin/bash pwd ls

Bạn có thể đưa phần comment của mình vào script như sau:

#!/bin/bash # Author : Zara Ali # Copyright [c] Tutorialspoint.com # Script follows here: pwd lsLưu chúng lại và cho shell thực thi tập lệnh bằng câu lệnh:$chmod +x test.shTập lệnh shell đã sẵn sàng để bắt đầu thực thi:$./test.shBạn sẽ nhận được kết quả sau khi lệnh hoàn thành như sau:/home/amrood index.htm unix-basic_utilities.htm unix-directories.htm test.sh unix-communication.htm unix-environment.htm
Chú ý: Để thực thi chương trình có sẵn trong thư mục, bạn hãy sử dụng đuôi ./program_name

Shell Scripts nâng cao

Hầu hết các script trên đều là script đơn giản. Tuy nhiên dù có phức tạp như thế nào thì shell scripts vẫn chỉ là tập lệnh được thực hiện tuần tự với các biến, cấu trúc điều khiển,…

Sau khi sử dụng lệnh đọc, người dùng nhập thông tin vào từ bàn phím và gán nó vào giá trị biến PERSON và đặt nó trên STDOUT

# ! /bin/ sh # Author : Zara Ali # Copyright [c] Tutorialspoint.com # Script follows here: echo”What is your name?” read PERSON echo “Hello, $PERSON”Ví dụ khi chạy thử đoạn lệnh trên$./test.sh What is your name? Zara Ali Hello, Zara Ali $

Tổng kết về Shell

Trên đây là những thông tin cơ bản về Linux shell mà BKHOST đã tổng hợp. Vẫn còn nhiều vấn đề khác về shell mà bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ nếu muốn sử dụng.

Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin khác về Linux shell, hãy để lại bình luận ở bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

Đăng ký tên miền .VN tại BKHOST

BKHOST đang có chương trình khuyến mãi cực tốt dành cho khách hàng đăng ký tên miền .VN:

  • Giảm ngay 140k.
  • Miễn phí 100% dịch vụ khởi tạo tên miền .VN

Còn rất nhiều tên miền .VN đẹp đang chờ bạn. Nhanh tay sở hữu ngay hôm nay trước khi đối thủ của bạn nhắm tới.

check tên miền .vn

2022-06-02

Thường thì có rất nhiều người sử dụng hệ điều hành Linux/UNIX thường xuyên nhưng vẫn không hiểu rõ bản chất shell là gì. Đơn giản mọi người chỉ hiểu shell là những dòng lệnh để tương tác với hệ điều hành Linux như lệnh: cd, mv, ls,… Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu và giải thích cho các bạn rõ hơn về shell và các loại shell trong hệ điều hành Linux.

Shell là gì?

Shell là một chương trình cung cấp một giao diện giữa người dùng và kernel hệ điều hành. Hệ điều hành sẽ start một shell cho mỗi user khi user đăng nhập vào hệ thống hoặc mở một cửa sổ terminal.

Kernel hệ điều hành là một chương trình mà:

  • Kiểm soát tất cả hoạt động trên máy tính
  • Điều phối tất cả các tiện ích đang được thực thi
  • Đảm bảo các tiện ích đang được thực thi không can thiệp vào các tiện ích đang được thực thi khác hoặc tiêu tốn tất cả tài nguyên có trên hệ thống.
  • Lập lịch và quản lý tất cả process có trên hệ thống

Xem thêm:

  • Lập lịch CPU
  • Phân biệt Kernal space và User space
  • Process là gì

Bằng cách giao tiếp với kernel, shell sẽ cho phép user thực thi các tiện ích và chương trình.

Các loại shell

Dưới đây mình sẽ liệt kê các loại shell khác nhau hầu như đều có sẵn trên các hệ điều hành UNIX/Linux. Các tính năng của shell và dấu nhắc lệnh mình cũng sẽ mô tả bên dưới:

Bourne Shell

Bourne Shell hay sh được viết ra bởi Steve Bourne tại AT&T Bell Labs chính là phiên bản shell gốc đầu tiên có mặt trên UNIX. Nó là shell được rất nhiều nhà phát triển ưa chuộng sử dụng để lập trình shell vì tính nhỏ gọn và tốc độ. Có một nhược điểm lớn của sh chính là nó thiếu các tính năng tương tác khi sử dụng, ví dụ như xem lại các command đã sử dụng trước đó [lệnh history có trong bash]. Hơn nữa, Bourne shell cũng thiếu đi khả năng xử lý toán học và logic được tích hợp sẵn trong shell.

Đây là shell mặc định có trên hệ điều hành Solaris. Và nó là shell tiêu chuẩn cho các tập lệnh quản trị hệ thống Solaris. User non-root sẽ có dấu nhắc lệnh là $ và user root sẽ có dấu nhắc lệnh phía trước là #.

C Shell

C Shell hay csh là shell được cải tiến bởi Bill Joy tại đại học California ở Berkeley. Nó tích hợp sẵn các tính năng sử dụng tương tác như lệnh aliases và history. Nó cũng tích hợp luôn các tính năng lập trình tiện lợi như: cú pháp biểu thức toán học giống ngôn ngữ lập trình C .

User non-root sẽ có dấu nhắc lệnh chỗ hostname là % và user root sẽ có dấu nhắc lệnh là #.

Korn Shell

Korn Shell viết tắt là ksh được viết bởi David Korn tại AT&T Bell Labs. Là phiên bản kế thừa của Bourne shell – hỗ trợ mọi thứ mà Bourne shell có. Nó có các tính năng tương tác lập trình tiện lợi như mảng số học, thao tascc chuỗi và các hàm giống ngôn ngữ C. Và điểm đặc biệt là nó chạy nhanh hơn nhiều so với C Shell.

User non-root sẽ có dấu nhắc lệnh là $ và user root có dấu nhắc lệnh là #.

GNU Bourne-Again Shell

GNU Bourne-Again Shell hay tên gọi quen thuộc thân thương nhất là bash shell – tương thích với Bourne shell. Nó kết hợp các tính năng hữu ích từ các shell trên mà mình đã trình bày là Korn Shell và C Shell.

Nó có các phím mũi tên tự động được ánh xạ tự động dành cho mục đích chỉnh sửa và gọi lại. Đối với bash shell, user-non root sẽ có dấu nhắc lệnh là bash-x.xx$ trong đó x.xx chỉ ra số phiên bản, ví dụ: bash-3.50$

Và user root có dấu nhắc lệnh là bash-x.xx# trong đó x.xx chỉ ra số phiên bản, ví dụ: bash-3.50#

Kết luận

Dưới đây mình sẽ tổng hợp lại cái bảng so sánh giữa 4 phiên bản shell và đặc tính giữa chúng ra sao

ShellĐường dẫnDấu nhắc lệnh [user non-root]Dấu nhắc lệnh [user root]
The Bourne Shell [sh]/bin/sh and /sbin/sh$#
The C Shell [csh]/bin/csh%#
The Korn Shell [ksh]/bin/ksh$#
The GNU Bourne-Again Shell [Bash]/bin/bashbash-x.xx$bash-x.xx#

The post Shell trong Linux là gì? Có bao nhiêu loại shell appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/shell.html

See more posts like this on Tumblr

#quangvublog

Đầu tiên, Camtasia Studio 9 là phần mềm bạn sẽ cài đặt ngay trên máy tính của mình [không phải ứng dụng online] và nó là một sản phẩm hai trong một với những chức năng như sau:

  1. Phần mềm quay màn hình: Camtasia có hết mọi thứ bạn cần để ghi lại video và âm thanh từ màn hình máy tính của bạn. Khán giả của bạn có thể thấy mọi thứ mà bạn thấy trên màn hình máy tính của mình và cả nghe giọng bạn nói nữa. Cụ thể, nó sẽ bao gồm các chức năng nền tảng mà bạn cần để tạo ra các video hướng dẫn.
  2. Phần mềm chỉnh sửa video: Camtasia là một phần mềm chỉnh sửa video cực kỳ mạnh mẽ, nhưng cũng rất dễ để sử dụng. Và đó là lý do chính mà mình khuyên bạn nên sử dụng phần mềm này cho mục đích chỉnh sửa video. Bạn không chỉ có thể ghi lại và chỉnh sửa nội dung bạn chụp lại trên máy tính của mình, bạn cũng có thể sửa nội dung từ những nơi khác nữa – ví dụ như từ video camera trên smart phone. Các tính năng chính của camtasia thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ cho những người chỉnh sửa video chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, và là một phần nổi bật lớn so với các phần mềm khác tương tự.

Với Camtasia bạn có thể:

  • Import video và file audio
  • Tách hoặc loại bỏ clip khỏi video
  • Thêm music, hình ảnh và các hiệu ứng
  • Chọn hàng trăm icon để insert vào video
  • Thêm đồ họa chuyển động vào video
  • Thêm các pop-up tips
  • Tận dụng các công cụ nhận diện giọng nói để thêm vào phụ đề

Và đây là một lợi thế lớn mà Camtasia có so với các phần mềm ghi màn hình máy tính khi nói đến việc ghi hình để tạo ra các khóa học:

Camtasia cung cấp cho bạn khả năng bao gồm các câu đố và bạn cũng có thể export product hoành thành dạng SCROM – package được sử dụng trong hầu hết các hệ thống quản lý dạy học.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng smartphone để quay video bạn có thể tận dụng một lợi thế của Camtasia – hoạt động trên ứng dụng có tên Fuse. Fuse có sẵn trên cả hệ điều hành Android lẫn iOS và nó cho phép bạn gửi video trực tiếp từ smartphone của bạn tới Camtasia – nơi bạn có thể chỉnh sửa chúng. Cho dù bạn quay video trên điện thoại, bằng một thiết bị máy ảnh chuyên dụng hay với chính phần mềm Camtasia, sau khi hoàn thành bạn có thể dễ dàng upload sản phẩm của mình lên một số kênh video như: Youtube, Vimeo,…

Ưu điểm của Camtasia

Lợi thế chính của Camtasia chính là nó tương đối dễ để sử dụng khi bàn về việc nó có rất nhiều tính năng phong phú trên đó – và từ phiên bản Camtasia 2019, phần mềm trở nên tiện dụng và dễ dàng hơn nữa.

Mặc dù có rất nhiều phần mềm ghi hình khác nhau đang tồn tại, hầu hết chúng đều khá đơn giản và không cung cấp các tính năng chỉnh sửa độ sâu và rộng mà Camtasia có thể. Một số tính năng như: khả năng thêm pop-up tips, câu hỏi và animation – có thể thực sự tăng chất lượng và hiệu của cho các video hướng dẫn của bạn.

Và trong khi có rất nhiều công cụ chỉnh sửa video khá tốt ngoài kia – một số chúng có thể miễn phí hoặc có giá thấp hơn Camtasia – nhưng hầu hết chúng không có khả năng ghi lại nội dung trên màn hình – một điều cực kỳ cần thiết nếu như bạn muốn làm video tutorials.

Và có một ứng dụng mobile đi kèm với nó là một lợi thế lớn. Điều này có thể giúp đơn giản hóa rất nhiều về quy trình làm việc, giúp bạn có thể dễ dàng truyền file từ smart phone tới Camtasia.

Cuối cùng, mình khá thích Camtasia vì nó có cả ứng dụng trên Mac lẫn Windows. Nên khi mình có máy Mac mình sẽ không cần phải cài ứng dụng lên máy ảo nữa.

Download phần mềm Camtasia

  • Link download Camtasia Windows từ nhà phát triển: Link
  • Link download Camtasia MAC từ nhà phát triển: Link

Hướng dẫn crack Camtasia mới nhất 2020

Hiện nay có 2 crack để crack phần mềm Camtasia là:

  1. Tải file crack về cho phần mềm tự crack [có thể chứa virus phá hoại]
  2. Crack Camtasia bằng tay

Trong bài viết này, mình sẽ chỉ hướng dẫn các bạn cách tự crack phần mềm Camtasia bằng tay.

Bước 1: Download phần mềm Camtasia bản chính thức mới nhất mà mình để link bên trên, sau đó tiến hành cài đặt phần mềm.

Bước 2: Sau khi cài đặt xong, truy cập vào đường dẫn sau đây [trên máy tính 64 bit]: C:\ProgramData\TechSmith\Camtasia Studio 19

Lưu ý: thư mục là ProgramData là thư mục ẩn, do dó bạn cần phải hiển thị thư mục ẩn lên.

Bước 3: Mở file RegInfo.ini bằng notepad

Sau đó thay thế toàn bộ nội dung trong file thành như sau:

[RegistrationInfo] RegisteredTo=Nothing1010 RegistrationKey=E5CUV-SCNDU-54GCC-CDC2T-AMEDM

Hoặc bạn có thể sử dụng một trong các key sau

BBCUV-UVDRC-M8C5S-CHMX7-2M3A5 C5KGC-FZER8-5MT5C-CCDZP-2DDA4 E5CUV-SCNDU-54GCC-CDC2T-AMEDM KAM4U-HU5CC-CPUCC-AGKGC-L4D6F Y69CD-625CK-ANM4C-HMMAD-A55MF HXCZE-9R4HX-CJLCC-CAHYZ-CBF4F 9RBCV-DY69D-C3XCC-HM2DL-ADADB

Sau đó lưu file lại.

Bước 4: Click chuột phải vào file RegInfo.ini và chọn Properties, sau đó tích vào nút Read only, sau đó bấm Apply và chọn OK.

Bước 5: Tiến hành chặn Camtasia Studio 9 kết nối internet bằng Firewall [Bước quan trọng nhất]

Truy cập vào firewall trên máy tính sẽ hiển thị như sau:

Sau đó click vào “Allow an app or feaure through Windows Defender Firewall

Sau đó bỏ tích mục Tech Smith Camtasia 2019 như hình bên dưới và chọn OK

Vậy là bạn đã hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Camtasia với đầy đủ trải nghiệm các tính năng của Camtasia mà không cần phải lo lắng về virus nữa nhé!

The post Download Camtasia Studio 9 mới nhất 2020 appeared first on Quang Vũ Blog.

source //blog.vu-review.com/camtasia-studio-9.html

Hiện nay có rất nhiều cách khác nhau để gửi email với python, có thể là thông qua các thư viện có sẵn như boto và SES, hoặc thông qua giao thức SMTP. Tuy mặc dù bạn có thể sử dụng những thư viện này để gửi mail một cách êm trôi, nhưng sẽ có thể đến lúc có nhiều vấn đề khác nảy sinh mà bạn chưa control được. Mình nghĩ bài viết hướng dẫn gửi mail thông qua gmail bằng python này sẽ rất hữu ích cho bạn để thực hiện các công việc có liên quan đến gmail thông dụng.

Giao thức SMTP là gì?

Python có sẵn một thư viện cho phép bạn kết nối với máy chủ SMTP – như smtp server mà gmail đang sử dụng. Thư viện này được gọi là smtplib, được tích hợp sẵn trong python.

SMTP [Simple Mail Transfer Protocol] là một giao thức ở lớp ứng dụng [trên TCP] được sử dụng để giao tiếp với mail servers từ các dịch vụ bên ngoài, như ứng dụng mail client trên điện thoại của bạn chẳng hạn. SMTP chỉ là một giao thức vận chuyển, như vậy bạn sẽ không thể nhận được email từ nó – nghĩa là bạn chỉ có thể gửi mail thông qua SMTP được thôi và cũng là câu chuyện mà mình sẽ tập trung trong bài viết này. Nếu bạn muốn nhận hay truy xuất thông tin email thì bạn sẽ cần phải đụng đến giao thức
IMAP [Internet Message Access Protocol].

Lưu ý rằng hiện nay có rất nhiều dịch vụ email như gmail, outlook thường không sử dụng SMTP trên máy chủ của họ. SMTP thường chỉ cung cấp một interface hướng ra bên ngoài cho dịch vụ của họ như smtp.gmail.com server. Chủ yếu được sử dụng bởi email client trên điện thoại hay máy tính của bạn [như Outlook, thunderbird,…]

Xem thêm: Hướng dẫn cài đặt python 3.9 trên ubuntu

Tạo kết nối SMTP không an toàn

Như mình đã đề cập, Python tích hợp sẵn thư viện smtplib sẵn rồi – nên nó có thể thực hiện xử lý được rất nhiều phần khác nhau của giao thức như: xác thực, tạo kết nối, xác minh và gửi email.

Khi sử dụng thư viện này, có một số cách khác nhau để bạn có thể tạo một kết nối tới mail server. Trong phần này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào việc tạo một kết nối đơn giản, kết nối không an toàn [kết nối không được mã hóa] mặc định sẽ sử dụng port 25. Tuy nhiên, giao thức gửi email thực sự sử dụng port 587 – là những gì mà mình sẽ sử dụng.

Những kết nối này thực sự rất đơn giản để tạo với smtplib. Phiên bản kết nối SMTP không được mã hóa có thể tạo được bằng dòng code sau đây:

import smtplib try: server = smtplib.SMTP['smtp.gmail.com', 587] server.ehlo[] except: print ['Something went wrong...']

Đoạn code trên thực tế chỉ thực hiện việc tạo kết nối và gọi hàm ehlo[]. Từ đây bạn đã có thể gửi email tới gmail server thông qua kết nối không an toàn được rồi đấy.

Lưu ý: Gmail áp dụng một số hạn chế đối với các kết nối SMTP như thế này. Xem phần “Xác thực với gmail” ở phía bên dưới để hiểu rõ hơn.

Tạo kết nối SMTP an toàn

Khi một kết nối SMTP an toàn được bảo vệ thông qua SSL/TLS, nó sẽ thực hiện việc kết nối thông qua port 465 và thường được gọi là SMTPS. Không cần phải nói thì bạn sẽ biết, hiện tại hầu hết tất cả các website trên internet đều sử dụng kết nối an toàn [https khi truy cập website và google cũng khuyến cáo nên sử dụng SSL để tối ưu SEO cho website] và bạn cũng nên luôn sử dụng kết nối an toàn như vậy.

Xem thêm: SSL là gì

Có một số cách nhau mà bạn có thể dùng để sử dụng một kênh kết nối SMTP an toàn trong thư viện smtplib. Cách đầu tiên là tạo một kết nối không an toàn và sau đó là nâng cấp lên TLS bằng cách sử dụng method startls[].

import smtplib try: server = smtplib.SMTP['smtp.gmail.com', 587] server.ehlo[] server.starttls[] # ...send emails except: print 'Something went wrong...'

Lưu ý là mặc dù đoạn code trên trông có vẻ giống với đoạn code tạo kết nối không an toàn, nhưng trong này mình có sử dụng hàm starttls[] để nâng cấp lên thành kết nối an toàn.

Cách khác là bạn có thể tạo một kết nối an toàn ngay từ đầu. Trong trường hợp này, bạn sẽ sử dụng method SMTP_SSL[] ngay từ đầu.

import smtplib try: server_ssl = smtplib.SMTP_SSL['smtp.gmail.com', 465] server_ssl.ehlo[] # optional # ...send emails except: print ['Something went wrong...']

Đoạn code trên chỉ có một chút khác biệt so với các đoạn code ở trên nữa ở chỗ, đoạn code này sử dụng SMTPS có port mặc định là 465, và bạn có thể bỏ trống tham số này trong đoạn code.

Như vậy, mình đã có thể tạo được một kênh kết nối SMTP an toàn rồi, tiếp theo sẽ tiến hành tạo một email.

Tạo email

Về cơ bản, Email chỉ là một chuỗi văn bản được nối lại với nhau bởi ký tự newline. Hầu hết email sẽ có ít nhất các fields sau đây: FROM, TO, Subject và các fields body. Ví dụ:

From: To: , Subject: OMG Super Important Message Hey, what's up? - WTF

Như bạn có thể thấy bên trên, mỗi dòng chứa một field mới với data của nó. Nó không phải là binary, json, hay XML, đơn giả nó chỉ là một chuỗi chứa các dòng được phân cách.

Một ví dụ đơn giản trong python khi áp dụng các fields này để gửi email

sent_from = '' to = ['', ''] subject = 'OMG Super Important Message' body = 'Hey, what's up?\n\n- You' email_text = """\ From: %s To: %s Subject: %s %s """ % [sent_from, ", ".join[to], subject, body]

Ở đoạn code trên, mình chỉ truyền giá trị để tạo ra chuỗi email_text rồi chuyển cho smtplib, tiếp theo mình sẽ giải thích rõ hơn.

Authentication với Gmail

Có một số bước mà bạn cần phải làm trước khi bạn có thể gửi mail thông qua Gmail với SMTP. Nếu bạn đang sử dụng Gmail làm nhà cung cấp dịch vụ email chính, bạn sẽ cần phải yêu cầu Google cho phép bạn kết nối qua SMTP – được coi là phương pháp “kém an toàn“.

Bạn không thể nào đổ lỗi cho Google khi bạn gửi email theo cách này vì ứng dụng của bạn sẽ cần password ở dạng plain-text để hoạt động – nghĩa là không phải một ý tưởng hay. Nó không giống như giao thức OAuth nơi token có thể được thu hồi, như vậy họ phải tìm cách khác để đảm bảo không có third-party nào có thể xâm nhập trái phép vào dữ liệu của bạn.

Đối với nhiều nhà cung cấp dịch vụ email trên thị trường hiện nay, bạn sẽ không cần phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào như mình đã đề cập bên trên.

Đầu tiên, bạn sẽ cần phải cho phép các ứng dụng ít an toàn truy cập vào tài khoản của bạn.

Xem chi tiết: //ift.tt/1rojmiS

Nếu bạn đã bật xác minh 2 bước trên tài khoản của mình, bạn sẽ cần phải tạo mật khẩu dành riêng cho các ứng dụng kém an toàn như này. Trong trường hợp này, bạn cần phải làm theo hướng dẫn bằng đường link bên dưới:

Xem chi tiết: //ift.tt/1ayffTi

Và cuối cùng, nếu bạn vẫn nhận được exception SMTPAuthenticationError với mã lỗi 534, bạn sẽ cần phải thực hiện thêm một số bước nữa để đoạn code hoạt động trơn tru.

Để unlock Captcha: //ift.tt/1hVw7Zd

Cuối cùng, đoạn code hoàn chỉnh để đăng nhập Gmail như sau:

import smtplib gmail_user = '' gmail_password = 'P@ssword!' try: server = smtplib.SMTP_SSL['smtp.gmail.com', 465] server.ehlo[] server.login[gmail_user, gmail_password] except: print 'Something went wrong...'

Tiến hành gửi email

Như vậy, bạn đã thiết lập kết nối SMTP và ủy quyền truy cập ứng dụng của mình với Google thành công rồi, cuối cùng là tiến hành gửi mail qua Gmail bằng Python.

Sử dụng chuỗi email_text như ở trên và object server đã được kết nối/xác thực và gọi hàm .sendmail[] để gửi mail. Dưới đây là full code không che hoàn chỉnh.

import smtplib gmail_user = '' gmail_password = 'P@ssword!' sent_from = gmail_user to = ['', ''] subject = 'OMG Super Important Message' body = 'Hey, what's up?\n\n- You' email_text = """\ From: %s To: %s Subject: %s %s """ % [sent_from, ", ".join[to], subject, body] try: server = smtplib.SMTP_SSL['smtp.gmail.com', 465] server.ehlo[] server.login[gmail_user, gmail_password] server.sendmail[sent_from, to, email_text] server.close[] print ['Email sent!'] except: print ['Something went wrong...']

Kết luận

Ngoài các bước ủy quyền truy cập dành riêng cho Gmail [liên quan đến các ứng dụng kém an toàn], đoạn code trên cũng sẽ hoạt động đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ email nào khác có hỗ trợ truy cập SMTP, kể cả khi bạn tự dựng mail server và mở port SMTP là được.

Lưu ý khi sử dụng gmail: Gmail có áp dụng một số quy tắc hạn chế đối với những người gửi email bằng SMTP gmail. Tài khoản miễn phí sẽ chỉ có thể gửi được giới hạn 500 email mỗi ngày và bị giới hạn tốc độ vào khoảng 20 email mỗi giây thôi.

The post Hướng dẫn gửi email bằng Gmail với Python appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/gui-email-gmail-python.html

Có phải bạn đang cần tìm kiếm file cài đặt ISO windows 10 để cài đặt hệ điều hành cho máy tính của mình mà chưa biết tìm hay download ở đâu phải không? Mình cũng thế, đôi khi cần sử dụng windows 10 chạy trên máy ảo vmware workstastion mà chẳng biết download source ở đâu nhanh chóng, link sống và không bị giới hạn tốc độ download cả. Do đó, mình đã research và tìm thấy một cách để luôn có được file windows 10 ISO mới nhất luôn được update bởi Microsoft. Bởi file này được download thẳng từ server của Microsoft nên mình không còn cần phải update file ISO theo từng version nữa.

Trong bài viết này, VSUDO sẽ hướng dẫn bạn cách download file iso windows 10 từ link chính thức của Microsoft.

Download file ISO windows 10

Bước 1: Truy cập link sau để vào trang download file iso windows 10:

//www.microsoft.com/en-gb/software-download/windows10ISO

Bước 2: Tại mục Windows 10 English, lựa chọn phiên bản download là 32 bit hay 64 bit phù hợp với cấu hình máy tính của bạn. Sau đó bấm vào nút “64-bit Download” hoặc “32-bit Download” để tải file ISO về.

Tại thời điểm mình chia sẻ bài viết này, file ISO windows 10 có kích thước 5GB và thời gian download rất nhanh. Download tầm 10 phút là xong file 5GB rồi.

Sau khi download file ISO này về máy tính rồi, bạn đã có thể sử dụng công cụ tạo boot USD như rufus chẳng hạn để tạo boot được rồi đấy. Ngoài ra đây chỉ là file cài đặt mà thôi, và không có key – do đó bạn sẽ cần phải cung cấp key win 10 nữa để cài đặt và sử dụng windows 10 một cách trơn tru, an toàn.

The post Download file ISO windows 10 chính thức từ Microsoft appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/iso-windows-10.html

Có phải bạn vẫn đang băn khoăn câu hỏi tại sao Windows lại muốn bạn tạo tài khoản Microsoft để đăng nhập vào máy tính? Thực tế thì có rất nhiều lý do mà Microsoft muốn chúng ta sử dụng tài khoản của microsoft thì mới sử dụng được máy tính windows.

Đầu tiên, trên các máy tính windows sử dụng phiên bản windows 8 hay windows 10 – bạn sẽ thấy có các chương trình được cài đặt mặc định trên đó như: Skype, Onedrive, Microsoft Office, Outlook,… Danh sách các ứng dụng của microsoft được cài đặt mặc định trên hệ điều hành này cũng đang dần tăng nhanh. Và các chương trình này chỉ có thể sử dụng được “khi bạn có tài khoản microsoft“. Ví dụ, nếu bạn muốn lưu trữ tài liệu trong Onedrive với tài khoản microsoft của mình, bạn có thể sử dụng tài khoản đó để đăng nhập vào sử dụng trên các thiết bị khác cũng được – nghĩa là bạn có thể lưu trữ và sử dụng file tài liệu này ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào miễn là có internet.

Tương tự như vậy, bạn có thể thiết lập để danh bạ Skype của mình luôn được đồng bộ hóa giữa nhiều máy tính nếu như bạn có sử dụng tài khoản microsoft để đăng nhập.

Hơn nữa, bạn cũng có thể lưu trữ các địa chỉ web yêu thích, hình nền máy tính và các thông tin thiết lập cá nhân khác – trên bất kỳ thiết bị nào miễn là bạn sử dụng cùng tài khoản để đăng nhập trên tất cả các thiết bị.

Hướng dẫn cách tạo tài khoản microsoft nhanh gọn

Các bước để tạo tài khoản này khá nhanh chóng và dễ dàng nếu như bạn đơn giản chỉ cần thực hiện theo các bước theo hướng dẫn trong bài viết này của mình. Mình sẽ chụp ảnh màn hình các bước để show cho bạn thấy cách thực hiện đơn giản như thế nào.

Đầu tiên, truy cập vào địa chỉ login.live.com và bạn sẽ thấy trang web này có giao diện như sau:

Click vào phần “Create one!” để tạo tài khoản microsoft. Trong phần này, bạn cần phải nhập địa chỉ email hiện tại bạn đang sử dụng vào hoặc chọn “Use a phone number instead” để sử dụng số điện thoại thay vì email để liên kết với tài khoản microsoft mà bạn đang chuẩn bị tạo.

Đến bước này, bạn sẽ cần phải nhập mật khẩu mạnh vào để tiến hành bước tiếp theo.

Tới đây, bạn cần nhập thông tin họ tên của bạn sau đó bấm Next.

Nhập ngày tháng năm sinh và đất nước vào và bấm Next.

Tiếp đó là vô email của bạn để lấy mã xác nhận để nhập thông tin xác minh.

Cuối cùng bạn sẽ thấy màn hình hiển thị có dạng như ở trên – nghĩa là bạn sẽ phải nhập thông tin để xác minh bạn không phải robot.

Cuối cùng, sau khi nhập mã verify robot xong, bạn sẽ thấy màn hình hiển thị như thế này, nghĩa là bạn đã tạo thành công tài khoản microsoft rồi đấy!

The post Hướng dẫn tạo tài khoản microsoft trong 5 phút appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/tao-tai-khoan-microsoft.html

Lệnh source là một shell command được tích hợp sẵn, được sử dụng để đọc và thực thi các lệnh chứa trong một file ở shell session hiện tại. Lệnh source thường được sử dụng để giữ lại hoặc thay đổi biến môi trường trong shell session hiện tại. Nói một cách ngắn gọn, đây là lệnh được sử dụng để thực thi các commands trong shell hiện tại.

Xem thêm: shell là gì

Lệnh command rất hữu ích trong những trường hợp như:

  • Làm mới các biến môi trường trong shell session hiện tại
  • Thực thi một đoạn shell script trong môi trường shell session hiện tại
  • Để import một hàm shell vào script của bạn
  • Đọc biến từ shell script

Cú pháp sử dụng lệnh source

Cú pháp được tích hợp sẵn trong shell command rất human-readable. Đối số đầu tiên khi sử dụng lệnh shell chính là file truyền vào và nếu các đối số sau đó được cung cấp – nó sẽ đóng vai trò như tham số đầu vào cho file script.

source FILENAME [ARGUMENTS]

Dấu chấm [.] cũng có thể được sử dụng để thay thế cho lệnh source

. FILENAME [ARGUMENTS]

Hướng dẫn sử dụng lệnh source

Dưới đây mình sẽ giải thích bằng một số ví dụ cụ thể về cách sử dụng lệnh source

1. Làm mới môi trường shell hiện tại

Khi sử dụng linux, một user có thể định nghĩa alias trong môi trường shell hiện tại. Để định nghĩa alias ngắn gọn thay vì sử dụng lệnh “ls -l” dài dòng để kiểm tra thông tin chi tiết file và folder trong folder bạn đang đứng:

alias ll = 'ls -l'

Để sử dụng alias vừa khai báo, gõ vào terminal:

ll

Để làm mới môi trường shell hiện tại, gõ vào lệnh sau:

source ~/.bashrc

Nghĩa là khi làm mới môi trường shell hiện tại, thì alias “ll” bạn khai báo bên trên sẽ không sử dụng được nữa.

2. Thực thi shell script trong môi trường shell hiện tại

Shell script không thể nào biết được các biến mà bạn định nghĩa trong môi trường shell hiện tại. Lệnh source có thể được sử dụng để thực thi shell script trong shell session hiện tại.

Để định nghĩa một biến tạm thời trong môi trường shell hiện tại:

WEBSITE = example.com

Tạo một đoạn shell script:

#!/bin/bash echo $WEBSITE

Lưu file ở trên lại với tên script.sh và chmod để thực thi file shell script này sau khi đã thực hiện 2 bước trên:

source ./script.sh

Kết quả hiển thị sau khi sử dụng lệnh source sẽ là:

example.com

3. Import một hàm shell

Định nghĩa một đoạn shell script:

!#/bin/bash foo[] { echo "test" }

Lưu file lại với tên script.sh

Để improt hàm foo[] từ đoạn script trên vào phiên shell hiện tại, gõ lệnh:

source script.sh

Để sử dụng hàm shell đã khai báo trên, gõ vào:

foo

Khi đó, kết quả output sau khi gõ lệnh trên sẽ là:

test

4. Đọc biến từ shell script

Để tạo một shell script chứa nhiều biến khác nhau, tạo file:

#!/bin/bash a=1 b=2 c=3

Để đọc các biến từ shell script trên từ một đoạn shell khác, nội dung đoạn script sẽ là:

#!/bin/bash source abovescript.sh echo $a, $b, $c

Nội dung đoạn output sau khi thực thi đoạn script trên sẽ là:

1, 2, 3

5. Đọc và thực thi command

Lệnh shell cũng có thể đọc và thực thi các commands từ một file. Giả sử bạn có một file text chứa các command như sau:

pwd date

Khi sử dụng lệnh source để đọc và thực thi command từ file dạng txt dạng như sau:

$ source example.txt /home/vsudo Sat May 15 09:38:12 +07 2021

6. Truyền tham số vào hàm shell

Giờ mình sẽ giải thích cách để truyền các tham số vào hàm shell thông qua lệnh source

File function.sh

!/usr /bin/bash var1=$1 var2=$2

File execute.sh

!/usr/bin/bash source functions.sh 10 AA echo “var1 = $var1” echo “var2 = $var2”

Khi thực thi file excute.sh kết quả sẽ như sau:

var1 = 10 var2 = AA

Kết luận

Lệnh source thường được sử dụng để thực thi các shell script trong phiên shell hiện tại, trong khi đó lệnh exec được sử dụng để chạy các lệnh trong một shell mới. Thông qua bài viết này, bạn đã biết thêm một số ví dụ thực tế cụ thể khi sử dụng lệnh source rồi đấy.

The post Hướng dẫn sử dụng lệnh source trong Linux appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/source-command.html

Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn dùng command line trong linux để đếm số lượng địa chỉ IP duy nhất trong file log [web server bất kỳ như nginx hay apache] và sắp xếp chúng lại dựa trên số lượng request HTTP. Đây là một cách rất hữu ích để kiểm tra xem địa chỉ IP nào là nguồn tạo request nhiều nhất – có thể là nguồn tấn công flood hoặc DDoS vào website của bạn.

Để lấy danh sách tất cả địa chỉ IP trong file log, các bạn có thể sử dụng câu lệnh sau:

cat access.log | awk '{print $1}'

Để lấy danh sách các địa chỉ IP duy nhất từ file log

cat access.log | awk '{print $1}' | sort | uniq

Để lấy danh sách địa chỉ IP duy nhất, sau đó đếm số lượng địa chỉ IP này

cat access.log | awk '{print $1}' | sort | uniq -c | sort -nr

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng câu lệnh sau:

cat access.log | cut -f1 -d ' ' | sort | uniq -c | sort -nr

Sau đó bạn sẽ nhận được output có dạng như sau:

38473 222.255.239.XXX 3322 222.255.239.XXX 345 222.255.239.XXX 22 118.102.1.XXX 4 118.102.1.XXX

The post Hướng dẫn đếm số lượng địa chỉ IP duy nhất từ file log appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/dem-so-luong-dia-chi-ip-duy-nhat-tu-log.html

Vấn đề “state Down” khi cluster swarm của bạn chỉ có duy nhất một manager [có thể kiêm cả worker] và cluster của bạn không có quorum nên không thể bầu chọn leader được. Và trong trường hợp server của bạn cần phải reboot để thay ram hoặc mất điện thì sẽ không thể nào start cluster swarm lên được.

ID HOSTNAME STATUS AVAILABILITY MANAGER STATUS ENGINE VERSION qz0cen9fshc7ncqjuxvdxz1ak * WORKER-NODE Ready Active Leader 19.03.8

Có một cách sau đây mà vẫn có thể start swarm cluster và tiếp tục giữ các service stack đã tạo trước đó chạy được trong docker swarm như sau:

Cách khắc phục

Bước 1: Xóa file tasks.db

Đây là file cache database được sử dụng để lưu giữ thông tin về tasks đã được khởi chạy và có thể cần thiết nếu có sự cố network nào đó giữa worker và manager. Và nó cũng có thể chứa những thông tin như các tasks khởi chạy không thành công [sử dụng command docker service ps để xem].

sudo rm /var/lib/docker/swarm/worker/tasks.db

Bước 2: Start docker

Chạy lệnh sau để start docker swarm

sudo service docker start

The post Cách khắc phục single manager docker swarm bị state Down sau khi reboot appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/khac-phuc-single-manager-docker-swarm-state-down.html

Nếu bạn là một system admin có trách nhiệm quản trị docker, chắc chắn bạn sẽ cần phải biết cách start và stop container trong docker. Quy trình stop container hơi khác một chút so với việc stop các process chạy trên hệ thống. Đó là, bạn sẽ cần phải dùng lệnh “docker stop” và chỉ ra ID container nào cần stop.

Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách stop docker container theo 2 cách khác nhau:

Cú pháp stop container

Dưới đây là một số cú pháp cơ bản để stop container

docker container stop [OPTIONS] CONTAINER [CONTAINER...]

Hoặc

docker container kill [OPTIONS] CONTAINER [CONTAINER...]

Sử dụng một trong hai lệnh trên, bạn có thể stop một container hoặc nhiều container chỉ với một dòng lệnh

Stop một container

Trước khi stop bất kỳ một container nào trong docker, bạn sẽ cần phải xác định được ID hoặc name của container đó, bằng cách chạy câu lệnh sau:

sudo docker ps

Như ở trên, bạn sẽ thấy có rất nhiều các container đang chạy – có chứa tên và ID của mỗi container.

Tiếp theo, để stop một container có tên calibre-web và ID là dbeabf0aa6b3, bạn có thể stop docker container bằng cách chạy câu lệnh sau:

sudo docker container stop calibre-web

Hoặc

sudo docker container stop calibre-web

Bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng tham số kill thay vì stop

docker container kill calibre-web

Hoặc

docker container kill calibre-web

Tiếp theo, để xác nhận trạng thái hiện tại của container, bạn có thể sử dụng câu lệnh sau để kiểm tra:

sudo docker ps --filter "status=exited" | grep calibre-web

Sau khi chạy câu lệnh trên, bạn sẽ nhận được output có dạng như sau:

3e5cddafb61d technosoft2000/calibre-web:v1.1.9 "/bin/bash -c /init/…" 20 hours ago Exited [137] 33 seconds ago calibre-web

Stop nhiều container

Bạn hoàn toàn có thể stop nhiều container chỉ với cùng một câu lệnh bằng cách thêm nhiều tên container trong cùng một câu lệnh. Ví dụ: để stop 2 container có name là abc và cdf, sử dụng câu lệnh sau:

sudo docker container stop abc cdf

Stop tất cả container đang chạy

Bạn cũng có thể stop toàn bộ container đang chạy bằng cách sử dụng option “docker container ls -aq” kết hợp với câu lệnh “docker container stop”. Câu lệnh sau sẽ tạo ra một danh sách các container đang chạy và stop tất cả các container đó:

docker container stop $[docker container ls -aq]

Để xác nhận lại có còn container nào đang chạy trên hệ thống của bạn không, bạn có thể sử dụng câu lệnh sau đây:

sudo docker ps --filter "status=exited"

Sau khi chạy câu lệnh trên, bạn sẽ nhận được output có dạng như sau:

CONTAINER ID IMAGE COMMAND CREATED STATUS PORTS NAMES 592b9fe9f478 drupal "docker-php-entrypoi…" 2 hours ago Exited [0] 25 seconds ago mystifying_cartwright 9392aab37f99 wordpress "docker-entrypoint.s…" 2 hours ago Exited [128] 17 minutes ago 0.0.0.0:8081->80/tcp wpcontainer bcbc64840b0a mariadb "docker-entrypoint.s…" 2 hours ago Exited [0] 25 seconds ago wordpressdb 3e5cddafb61d technosoft2000/calibre-web:v1.1.9 "/bin/bash -c /init/…" 21 hours ago Exited [137] 16 seconds ago calibre-web

The post Hướng dẫn stop container trong docker appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/stop-container-docker.html

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ bài viết hướng dẫn các bạn lướt web dưới dạng text bằng terminal. Có thể bạn sẽ thắc mắc “tại sao phải lướt web dưới dạng text trong khi tất cả các trình duyệt web hiện nay đều có giao diện người dùng?“. Tuy nhiên, có một số lý do đôi khi bạn sẽ muốn lướt web bằng terminal dưới dạng text, có thể bởi một số người đã quá quen thuộc với Terminal rồi nên họ muốn làm mọi thứ trên terminal. Hoặc cũng có thể trong một số trường hợp sử dụng kết nối internet bị chậm và chứa các quảng cáo gây khó chịu trên các trình duyệt GUI. Do đó, các trình duyệt web dựa trên dạng text có thể giúp bạn truy cập website nhanh hơn mà không gặp nhiều quảng cáo khó chịu.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ một số cách cài đặt và sử dụng trình duyệt web-text trên terminal.

Links là một trình duyệt web dạng text mã muồn mở cho hệ điều hành Linux và bạn có thể sử dụng nó từ terminal được. Để cài đặt links, chạy câu lệnh sau đây vào terminal.

$ sudo apt-get install links -y

Sau khi chạy câu lệnh trên thành công rồi, sử dụng câu lệnh với cú pháp sau để lướt web.

$ links [URL]

Giả sử, mình muốn truy cập vào trang google sử dụng trình duyệt links, chạy câu lệnh dưới đây:

$ links www.google.com

Có một số phím tắt khá hữu ích khi sử dụng trình duyệt links:

  • Để mở một tab mới: nhấn Shift+T
  • Để điều hướng: bấm phím lên và xuống
  • Để mở một link:bấm phím bên phải
  • Để quay trở lại một trang: bấm phím trái
  • Để thoát khỏi chương trình: bấm Q

Trình duyệt web W3m

W3m là một trình duyệt web dạng text mã nguồn mở khác trên Linux. Để cài đặt, chạy câu lệnh bên dưới vào terminal.

$ sudo apt-get install w3m w3m-img -y

Sau khi chạy xong câu lệnh trên, chạy lệnh sau để truy cập bất kỳ website nào.

$ w3m [URL]

Ví dụ, để truy cập vào website google.com, chạy lệnh sau vào terminal.

$ w3m www.google.com

Để tìm kiếm từ khóa nào đấy, bấm phím xuống phần input và nhập vào từ khóa mà bạn muốn tìm.

Một số phím tắt hữu ích khi sử dụng W3m.

  • Để mở một tab mới: bấm shift+T
  • Để mở một link mới: bấm Enter
  • Để load url mới: Shift+U
  • Để quay trở lại trang trước đó: Shift+B
  • Để thoát khỏi chương trình: Shift+Q

Trình duyệt web Lynx

Lynx cũng là một trình duyệt web dựa trên text để truy cập website từ terminal. Tương tự như các trình duyệt web khác, trình duyệt web Lynx đem đến một số tùy chọn hữu ích cũng như hỗ trợ một số protocol như: HTTP, HTTPS, FTP,…. và nó là một trong những trình duyệt web lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Để cài đặt trình duyệt Lynx, chạy câu lệnh sau vào terminal:

$ sudo apt-get install lynx -y

Sau khi đã hoàn thành việc cài đặt Lynx, sử dụng cú pháp sau để truy cập website.

$ lynx [URL]

Ví dụ, để truy cập vào trang web google.com, thực hiện câu lệnh sau vào terminal

$ lynx www.google.com

Một số phím tắt hữu ích khi sử dụng Lynx:

  • Để load một link: bấm phím mũi tên phải
  • Để điều hướng: bấm phím lên xuống
  • Để quay trở lại trang trước đó: bấm phím trái
  • Để thoát chương trình: Q

Như vậy là mình đã trình bày một số cách khác nhau để cài đặt trình duyệt web trên terminal không có giao diện người dùng rồi đấy. Let’s try it for fun!

The post Hướng dẫn lướt web bằng terminal – just for fun appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/luot-web-tren-terminal.html


VMWare Fusion là một phần mềm tạo máy ảo chạy trên hệ điều hành macOS, tương tự như VMWare Workstation – là trình giả lập dành cho máy tính chạy hệ điều hành Windows và Linux. VMWare là ứng dụng mà bạn có thể chi tiền ra mua một lần và sử dụng mãi mãi. Đối với hầu hết những người làm trong lĩnh vực công nghệ và am hiểu nhiều về ảo hóa [virtualization] thì VMWare vẫn là lựa chọn hàng đầu của họ.

Khi bạn khởi chạy hệ điều hành Windows trên VMWare Fusion, trải nghiệm có thể sẽ khác nhiều so với việc bạn chạy hệ điều hành ảo trên các công cụ khác như VirtualBox hay Parallels. Trên các dòng máy tính như Macbook Pro 2015 trở về sau, khi khởi động hệ điều hành Windows 10 lên bạn tầm 1 phút. Trong khi đó các đối thủ khác của VMWare như VirtualBox và Parallels chỉ mất có 35s để khởi động hoàn toàn. Một phần Virtualbox khởi động nhanh hơn vì nó bỏ qua quá trình setup printer và các chức năng tích hợp khác nữa. Hơn nữa cũng bởi Virtualbox là open-source nên sẽ không có nhiều các tính năng cao cấp trả về như VMWare – nên sẽ khá nhẹ nhàng để khởi động hệ thống.

Parallels thậm chí còn chạy nhanh hơn cả Virtualbox vì nó mô phỏng Fast Start BIOS – được hỗ trợ bởi phần cứng máy tính thực sự. Điểm khác biệt của Parallels khi so sánh với VMWare có không có gì đặc sắc, nhưng rất dễ để nhận thấy. Về nhược điểm của Parallels đó là khi khởi động nó sẽ mặc định bật tất cả các tính năng mặc dù những tính năng đó cực kỳ khó chịu. Ví dụ: nó đặt shorcut trên desktop máy tính mac của bạn thậm chí các phím tắt này chẳng có ý nghĩa gì nhiều khi người dùng đã quen sử dụng macOS.

Tính năng nổi bật có trên VMWare Fusion

Giả lập mạnh mẽ

Giống như các đối thủ của VMWare Fusion, phần mềm này có thể chạy giả lập bất kỳ hệ điều hành nào. Từ windows 95 cho đến phiên bản mới nhất là windows 10, chạy một phiên bản macOS giả lập khác, cho đến mọi phiên bản Linux, Solaris, FreeBSD.

Khi sử dụng VMWare, bạn có thể tạo cho mình nhiều máy tính giả lập khác nhau cùng chạy trên máy tính mac thật sự của bạn. Bạn có thể chỉ định khởi chạy máy tính giả lập nào khi mở Fusion lên hoặc cửa sổ thư viện.

Linh hoạt

VMWare Fusion không có giải thưởng nào về tốc độ, nhưng nó có thể được xếp hạng nhất về sự linh hoạt, sức mạnh và các tính năng thân thiện khác với các nhà phát triển và doanh nghiệp.

Download VMWare Fusion

Phiên bản Fusion 12.1.1

Download: Link

Key:

ZF3R0-FHED2-M80TY-8QYGC-NPKYF YF390-0HF8P-M81RQ-2DXQE-M2UT6 ZF71R-DMX85-08DQY-8YMNC-PPHV8

Kết luận

VMWare là một giải pháp giả lập hệ điều hành đáng tin cậy – cho phép bạn tùy chỉnh hàng loạt các tính năng cao cấp khác nhau khi khởi chạy hệ điều hành Windows giả lập và mọi hệ điều hành khác. Mặc dù nó chậm hơn một chút so với các đối thủ cạnh tranh, nhưng so về tính năng và sự ổn định thì VMWare chấp xa các đối thủ khác.

The post Download VMWare Fusion – Giả lập windows trên macOS appeared first on VSUDO Blog.

source //vsudo.net/blog/vmware-fusion.html

See this in the app Show more

Video liên quan

Chủ Đề