Vì sao không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không có nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. 

   Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc văn động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. 

[ Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19/7/2007] 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 

Câu 2. Xác định câu rút gọn trong đoạn trích sau và cho biết câu vừa tìm được rút gọn thành phần nào? 

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.  

Câu 3. Khái quát nội dung chính văn bản trên bằng một câu văn đúng ngữ pháp.

Câu 4. Từ nội dung văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

II. TẠO LẬP VĂN BẢN 

  Câu 5. Viết đoạn văn [ khoảng 5 câu]  chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân. 

  Câu 6. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Đề thi thử Văn 2017 THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh lần 1 có đáp án gồm 4 câu đọc hiểu và 2 câu làm văn chuẩn cấu trúc đề thi THPT Quốc Gia môn Văn năm 2017 giúp các bạn sĩ tử tham khảo, ôn tập và hệ thống kiến thức, ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn đạt hiệu quả tốt

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn có nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi và cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc, mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy, nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công việc lớn.

[Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, Tạp chí điện tử tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007]

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa“?

Câu 3: Theo anh/chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập trong đoạn văn là gì?

Câu 4: Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

II. LÀM VĂN [ 7,0 điểm]

Câu 1 [2 điểm]: Hãy viết một văn bản ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sổng trí tuệ.”

Câu 2 [5,0 điểm]

Cảm nhận của anh /chị về cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng trong đoạn thơ sau:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm ảo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hôn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

[Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, 2012]

Hình ảnh: Đề thi thử Văn 2017 THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh lần 1

Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2017 môn VĂN

Đáp án đề thi thử Văn 2017 THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh lần 1






Mời quý thầy cô và các bạn học sinh tham khảo thêm đề thi thử thpt quốc gia các môn khác của trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh lần 1
Đề thi thử môn Lý 2017 THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh lần 1

Đề thi thử môn Sinh 2017 THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh lần 1

Đề thi thử Hóa 2017 THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh lần 1

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn. Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”? Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 

Căn cứ vào những kiến thức đã học về các phương thức biểu đạt. Có 6 phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

ĐỀ SỐ 23

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cẩu phía dưới:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách củng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đẩu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

[Theo Một đề nghị, Nguyên Ngọc, Tạp chí Điện tử tiasang.com.vn]

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?
Câu 3. Theo anh/ chị, việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?
Câu 4. Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

II. LÀM VĂN

Câu 1. Từ nội dung ở phẩn Đọc hiểu, anh/ chị viết đoạn văn ngắn [khoảng 200 từ] trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền.”
Câu 2. Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

        [Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1,

NXB Giáo dục, 2008]

Từ đoạn thơ trên, anh/ chị hãy chỉ ra nét tương đồng và khác biệt trong quan niệm về thời gian của Xuân Quỳnh và quan niệm về thời gian của Xuân Diệu qua bài thơ Vội vàng.

*GỢI Ý LÀM BÀI

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là nghị luận.

Câu 2. Tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa” vì “không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng”.

Câu 3. – Việc nhỏ là vận động đọc sách và từng nhà gây dựng tủ sách gia đình; mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách, một năm đọc lấy một cuốn sách.

– Công cuộc lớn là đọc sách trở thành ý thức, nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội; phấn đấu đưa việc đọc sách thành văn hóa đọc của quốc gia, của dân tộc.

Câu 4. Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích: Từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại, tác giả đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mỗi người.

II. LÀM VĂN

Câu 1
* Yêu cầu về hình thức Viết đúng một văn bản nghị luận [khoảng 200 từ] trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu…

* Yêu cầu vê nội dung


Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đạt các ý sau:

a. Giải thích – Thế nào là “sách tốt”? Tại sao ví “sách tốt là người bạn hiền”? + “Sách tốt” là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: Cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng…

+ Bạn hiền là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sổng, giúp ta vươn lên trong lao động, học tập. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà người ta đã ví “một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

b. Phân tích – chứng minh – Sách tốt là người bạn hiên + Sách kể cho ta bao điều yêu thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình. Sách giúp ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, bao mảnh đời bất hạnh. Sách giúp ta sống “người” hơn. [Dẫn chứng: Đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan,… ta hiểu sâu sắc hơn số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Trái tim ta sống với những cảm xúc con người: xót xa thương cảm, bất bình phẫn nộ, yêu thương, trân trọng…]. + Sách giúp ta khơi dậy những khát khao, đổng hành cùng ta vươn tới những chần trời ước mơ, những giá trị tốt đẹp… [Dẫn chứng: Thông qua con đường tự học qua sách, M. Gor-ki đã vươn tới ánh sáng văn hóa của nhân loại và trở thành một nhà văn lớn.. – Sách nâng đỡ tâm hồn ta + Đến với sách, ta như được chia sẻ, an ủi những nỗi niềm.

+ Đến với sách, ta được sống với những tình cảm, cảm xúc đẹp. [Dẫn chứng: Truyện cổ tích, thần thoại…].

c. Đánh giá – mở rộng – Câu nói thể hiện một quan niệm sâu sắc, hướng con người hình thành thói quen tốt trong cuộc sống – làm bạn với sách. – Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, có bạn tốt và bạn xấu nên phải biết chọn sách tốt để đọc cũng như tìm bạn tốt để kết tâm giao.

– Văn hóa đọc ở thời đại bùng nổ thông tin là vấn đề có ý nghĩa thời sự. Mỗi người cần có ý thức làm giàu có tâm hồn mình thông qua con đường đọc sách.

d. Bài học * Nhận thức: Từ bao đời nay, sách đồng hành với con người trong hành trình đến với cuộc sống văn minh.

* Hành động: Cần xây dựng thói quen đọc sách, biết chọn lựa sách để đọc, vun đắp tình yêu với sách…

Câu 2.

Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh và tác phẩm Sóng, anh/ chị có thể cảm nhận về đoạn thơ, từ đó so sánh quan niệm về thời gian của Xuân Quỳnh với quan niệm về thời gian của Xuân Diệu theo nhiều cách nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Tham khảo một số gợi ý sau để làm bài:

a] Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích – Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào Thơ trẻ chống Mĩ. – Sóng là một trong những bài thơ tình hay nhất của đời thơ Xuân Quỳnh.

– Giới thiệu đoạn trích.

b] Cảm nhận về vẻ đẹp của đoạn trích – Về nghệ thuật: Thể thơ năm chữ với những câu thơ không ngắt nhịp, hình ảnh hoán dụ giàu sức liên tưởng [cuộc đời, năm tháng, biển, mây]-, ẩn dụ [sóng, biển lớn tình yêu…]; số từ {trăm, ngàn]; giọng điệu thiết tha, chần thành… – Về nội dung: Nhân vật trữ tình “em” với những trăn trở về sự hữu hạn của cuộc đời, của tình yêu và khát vọng được dâng hiến hết mình cho tình yêu. Đoạn 1: + Cuộc đời – năm tháng là hoán dụ chỉ thời gian [thời gian của đời người và thời gian của vũ trụ]; biển – mây là hoán dụ chỉ không gian [không gian mênh mông và không gian nhỏ bé]. Cuộc đời con người dẫu có dài đến một trăm năm hoặc lâu hơn nữa thì so với thời gian vô cùng vô tận của vũ trụ cũng chỉ là khoảnh khắc hữu hạn. Biển tưởng như rộng lớn vô cùng nhưng vẫn bị giới hạn bởi bờ cõi, trong khi đó, áng mây nhỏ bé lại có thể bay từ bầu trời này qua bầu trời khác, có thể bay trên khắp mặt biển, đại dương. + Năm tháng là dòng thời gian vô thủy vô chung, con đường bay của mây gợi đến khống gian vô cùng vô tận; còn cuộc đời là quỹ thời gian hữu hạn, ngắn ngủi, biển gợi đến cái nhỏ bé. -> Khổ thơ là suy tư, chiêm nghiệm của Xuân Quỳnh vẽ nỗi âu lo của con người muôn kiếp: sự hữu hạn của cuộc đời và sự mong manh, nhỏ bé của kiếp người, của thân phận tình yêu. Liên hệ: Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai/ Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn; Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già [Xuân Diệu]. Đoạn 2: + Cấu trúc nghi vấn cầu khiến [Làm sao được tan ra] diễn tả nỗi trăn trở và ước muốn chân thành, tha thiết, mãnh liệt của “em”. + Tan ra: khát vọng hi sinh, dâng hiến trọn vẹn cho tình yêu, là sống hết mình, yêu hết mình, dâng hiến hết mình cho tình yêu. -> Giải pháp thể hiện trái tim nhân hậu, vị tha, giàu đức hi sinh, bao dung vô cùng của người phụ nữ trong tình yêu khi không thể kéo dài năm tháng, khi bối rối, lo âu trước cái ngắn ngủi của tình yêu. [Liên hệ với bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu để thấy khát vọng tình yêu trong Sóng dâng trào mãnh liệt, cuồng nhiệt còn khát vọng hi sinh, dâng hiến hết mình cho tình yêu của Xuân Quỳnh vẫn mang vẻ đẹp nữ tính.] + Khi tan ra, khi dâng hiến tận độ cho tình yêu, “em” dường như đã chiến thắng cái hữu hạn của cả thời gian [ngàn năm – vĩnh hằng] và không gian [biển lớn – vô cùng]. Do đó, tình yêu của “em” được vĩnh hằng cùng vô biên năm tháng. Liên hệ: Em trở vê đúng nghĩa trái tỉm em/ Là máu thịt đời thường ai chẳng có/ Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/ Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. [Xuân Quỳnh]

Xuân Quỳnh đã bất tử hóa, vĩnh viễn hóa tình yêu của mình ngay trong cái hữu hạn rất khắc nghiệt của cuộc đời.

c] So sánh với quan niệm về thời gian trong “Vội vàng” của Xuân Diệu – Tương đồng: Cả hai nhà thơ cùng thể hiện nhận thức về thời gian của đời người. [Trong Vội vàng của Xuân Diệu, xuân vừa là hoán dụ chỉ mùa đầu tiên trong năm, vừa là ẩn dụ cho tuổi trẻ, thời gian đẹp nhất của đời người]. – Khác biệt: + Cảm thức về thời gian trong thơ Xuân Quỳnh gắn liền với sự ngắn ngủi, hữu hạn [các hoán dụ cuộc đời, năm tháng]. + Cảm thức về thời gian trong thơ Xuân Diệu gắn liền với sự trôi chảy rất nhanh, một đi không trở lại [ẩn dụ xuân; cách định nghĩa đương tới nghĩa là đương qua, còn non nghĩa là sẽ già]. – Ý nghĩa/ giá trị của quan niệm thời gian trong thơ Xuân Diệu và Xuân Quỳnh: + Quan niệm về thời gian của hai nhà thơ hết sức đúng đắn, biện chứng; thể hiện sự trân quý của mỗi thi nhân đối với cuộc đời con người.

+ Nhận thức về thời gian của mỗi nhà thơ là cội nguồn/ động lực của lối sống/ cách ứng xử đầy nhân văn: Xuân Diệu lựa chọn lối sống vội vàng, gấp gáp để dâng hiến và tận hưởng cuộc sống ngay khi nó còn xanh non, biếc rờn [Nguyễn Đăng Mạnh]; còn Xuân Quỳnh muốn được hi sinh, dâng hiến hết mình cho tình yêu [Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ/ Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ].

>>> Xem thêm: Đề luyện thi THPT Quốc gia – Môn Ngữ văn – MD100123

Related

Tags:Ngữ Văn 12 · Ôn thi THPT Quốc gia

Video liên quan

Chủ Đề