So sánh an dụ và so sánh năm 2024

(1) Ẩn dụ thuộc lĩnh vực tri nhận, (2) Ẩn dụ tham gia vào quá trình sáng tạo và phát triển ngôn ngữ, (3) Ẩn dụ là một trong những phương thức sử dụng ngôn từ hiệu quả. Tuy nhiên, mặc dù xuất hiện và hoạt động rất sớm trong khuôn mặt ẩn dụ vẫn còn có những bí ẩn được tiếp tục khám phá. Trong quá trình đó có nhiều cách nhìn khác nhau: (4) Ẩn dụ là phép dùng từ so sánh đặc biệt, (5) Ẩn dụ là sự chuyển đổi ý nghĩa thuộc cấp độ từ vựng - ngữ nghĩa, (6) Ẩn dụ thuộc lĩnh vực dụng học, (7) Ẩn dụ ngữ pháp…. Khó có thể có được một vóc dáng đầy đủ của ẩn dụ, nhưng điểm lại những cách nhìn từ góc độ khác nhau chúng ta có thể hình dung được những đường nét tinh tế tạo ra khuôn mặt hấp dẫn của ẩn dụ như thế nào.

1. Ẩn dụ thuộc lĩnh vực tri nhận.Theo quan điểm của Aristotle (Sage: tr 2456, Encyclopedia, Volumn 5, 1994): “ Ẩn dụ là bộ phận của chủ đề rộng lớn hơn thuộc lĩnh vực tư duy”. Và, “ Ẩn dụ là cái gì đó tìm đến tính cân đối hoặc ngang bằng, nó đưa sự vật trước tầm nhìn của chúng ta”. Mặc dù khác với Aristotle về nhiều phương diện khi nói đến ẩn dụ, Plato (Sage: tr 1457, Encyclopedia, Volumn 5, 1994) cho rằng ẩn dụ là một công cụ tích cực của tư duy.Black (1962) coi ẩn dụ là “ công cụ tri nhận”. Lakoff (1987) và các đồng nghiệp của mình (Lakoff & Johnson, 1980; Lakoff & Turner, 1989) lập luận rằng Ẩn dụ vừa là một hệ thống dựa trên cơ sở tri nhận vừa là một hệ thống dựa trên cơ sở xã hội. Và : Hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta, mà trong khuôn khổ của nó chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ. Lý Toàn Thắng (2005) đồng tình với quan niệm này và giải thích thêm: Ẩn dụ không thể chỉ xem xét ở phạm vi từ ngữ mà phải cả các phạm vi tư duy và hành động.Nêu lại ví dụ sau đây do nhà tâm lý học tri nhận Clark (1973) giải thích, chúng ta có thể dễ dàng đồng ý rằng ẩn dụ thuộc lĩnh vực tri nhận Clark giải thích các ẩn dụ lên - xuống (up - down) bằng cách liên hệ cách sử dụng những ẩn dụ này với ba diện quy chiếu vật lí (physical reference planes) và ba hướng kết hợp (associated directions). Giao tiếp bình thường trong hội thoại nằm trong diện mặt đối mặt. Mắt, tai và chân của chúng ta đều hướng tới phía trước. Diện quy chiếu vật lí đầu tiên trong ba diện quy chiếu này là mặt đất. Mọi thứ trên mặt đất và được nhận thấy trên mặt đất đều ở phía trên và hướng dương (up and positive). Còn những thứ không nhìn thấy, dưới mặt đất là hướng âm. Cho nên việc sử dụng lêntheo nghĩa tích cực và xuốngtheo nghĩa tiêu cực về mặt giá trị được áp dụng cho nhiều mục đích. Chẳng hạn chúng ta nói về các trạng thái tĩnhvà mênhư là ở thế lênvà thế xuống,chẳng hạn từ thức dậy(wake up) đối lập với từ ngủ gật(fall sleep). Trong tiếng Việt chúng ta cũng có những cặp từ mang tính ẩn dụ theo hướng này như nền kinh tế đang lênhoặc nền kinh tế đang xuống. Clarkcho rằng hiện tượng tri nhận như vậy rất phổ biến, và kết luận rằng ẩn dụ trong ngôn ngữ đều có cơ chế mang tính tri nhận cho nên ẩn dụ mang tính phổ niệm trong ngôn ngữ. Tương tự cách nhận định này, Hatch & Brown (1995) khẳng định lại những kết quả nghiên cứu cụ thể của Shyu (1989) và Kelly (1989) rằng tất cả nhân loại đều có cùng hệ thống tri nhận như nhau, vì thế tìm hiểu hệ thống này cho ta biết rằng nhiều ẩn dụ mang tính phổ niệm trong tự nhiên.

2. Ẩn dụ tham gia vào quá trình sáng tạo và phát triển ngôn ngữ.Vico (1668 - 1774), nhà tư tưởng cấu trúc luận Ý, (The New Science, 1725), cho rằng ngôn ngữ khởi nguyên cùng với ẩn dụ, và ẩn dụ là phương thức số một trong bốn phương thức phổ quát để phát triển văn hoá (ngôn ngữ) của dân tộc: Ẩn dụ, hoán dụ, cảng dung,và châm biếm.Nietzsche (1873) cho rằng “ Bản thân ngôn ngữ đã mang tính ẩn dụ”. Embler (1966) khẳng định rằng ngôn ngữ phát triển thông qua các điều kiện xã hội và đến lượt mình ngôn ngữ trở lại tác động đến hành vi, thái độ của xã hội.Brooks & Warren (1961) viết: “ Ngôn ngữ thường phát triển bằng quá trình mở rộng ẩn dụ”. Sweeter (1990) phát biểu: “ Ẩn dụ là một lực lượng cấu trúc chính trong quá trình chuyển đổi nghĩa trong ngôn ngữ. Ẩn dụ hoạt động giữa các bình diện khác nhau nhưng tạo ra sự nối kết ngữ nghĩa. Ẩn dụ hoạt động có sức lan toả ngữ nghĩa đến nỗi người nói có thể thấy được mối liên hệ liên bình diện giữa tri thức và tầm nhìn, giữa thời gian và không gian, mối quan hệ này tự nhiên như thể sự gắn kết giữa ngón tay và bàn tay, giữa người đàn ông và người đàn bà vậy.

Hiện tượng dễ thấy và thuyết phục nhất để chứng minh rằng ẩn dụ tham gia vào quá trình sáng tạo và phát triển ngôn ngữ là: hiện tượng ẩn dụ chết, hay ẩn dụ trở thành phi ẩn dụ. Lycan (2000) đưa ra ví dụ A river’s mouthở giai đoạn đầu mang tính ẩn dụ là miệng sông,bây giờ từ này quá quen thuộc và trở thành cửa sông. Lakkoff và Johnson (1980) nhấn mạnh rằng sự phân biệt giữa ẩn dụ mớivà ẩn dụ chếtlà sự phân biệt về mức độ chứ không phải về chủng loại. Ẩn dụ mới đang trên đà mới được thiết lập và còn hiệu lực đến lúc nào đấy qua thời gian hằng thế kỷ chẳng hạn, những ẩn dụ này mờ nhạt dần chỉ còn sử dụng như một từ ngữ bình thường. Và các ẩn dụ mới khác lại xuất hiện.

3. Ẩn dụ là phương thức sử dụng ngôn từ hiệu quả. Langer (1942) cho rằng ẩn dụ là những dấu hiệu mang tính tượng trưng khi con người muốn mô phỏng một sự vật, hay sự tình nào đó. Chẳng hạn, khi ta dùng một động từ bùng lên(flare up) trong câu Cơn giận của nhà vua bùng lênlà ta nhận ra nghĩa bùng lêntừ nghĩa đen trong cách nói thông thường như thể ngọn lửa bùng lênhay làm bùng lên ngọn lửa. Langer (1942) cho rằng “ Trong ẩn dụ đúng nghĩa, thì hình ảnh của nghĩa đen chính là cái nghĩa tượng trưng của chúng ta tạo ra và nhận biết quakhúc xạ của nghĩa bóng, đó chính là cái không có tên gọi riêng cho chính nó”. Cách nói cơn giận bùng lênthường được cho là hiệu quả hơn là nói cơn giận nổi lên/ cơn giận tăng lên đột ngột…

Halliday (1976) nói: “ Dường như là, trong hầu hết các thể loại văn bản, cả nói và viết, chúng ta có xu hướng hoạt động ở một nơi nào đó giữa hai thái cực: tương thích trần trụi và ẩn dụ quá đáng. Một cái gì đó hoàn toàn tương thích thì dường như là quá bằng phẳng, trong khi cái gì đó hoàn toàn xa vời tương thích thì lại tỏ ra giả tạo, bịa đặt”. Ẩn dụ chính là hiện tượng ngôn ngữ nằm giữa hai thái cực này. Như vậy, hiện tượng bình thường của ẩn dụ chính là mang sức sống mới cho ngôn từ. Walter Nash (1980) ghi nhận: Ẩn dụ có một năng lực mô tả rất mạnh mẽ… Những văn bản quá hình thức, lạnh lùng dường như không dùng ẩn dụ; còn văn bản thông thường thì ngược lại, tận dụng ẩn dụ để tạo thêm sức mạnh diễn đạt. Waless (1990, 1995) cho rằng “ ẩn dụ không phải là cái gì riêng biệt, độc đáo thuộc ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ cận văn chương, hoặc ngôn ngữ quảng cáo. Chúng ta sử dụng hoặc cảm nhận hằng trăm lời ẩn dụ trong ngôn ngữ hàng ngày, cả trong tiếng lóng, trong bản tin…” Hatch & Brown (1995) viết: “ Ẩn dụ chúng ta sử dụng luôn phản ánh sự hiểu biết thông thường của chúng ta về thế giới, vì thế ẩn dụ hình thành những mẫu hình dân dã về cuộc đời, về học hỏi, về những trải nghiệm tình cảm”. Như vậy, ẩn dụ là hiện tượng bình thường nhưng một khi biết tận dụng nó chắc chắn ngôn từ trở nên giá trị hơn.

4. Ẩn dụ là phép so sánh đặc biệt. Khi nói đến ẩn dụ người ta thường so sánh ẩn dụ với phép tương tự (Simile). Seyler (2002) giải thích: “Khi Korda viết rằng một nhà lãnh đạo giống như một chiếc gương soi,thì Korda dùng phép tương đương. Khi Loncoln nói rằng thế giới sẽ mãi không còn nhớ đến nữa,thì Loncoln sử dụng phép ẩn dụ”. Bởi vì thế giớilà một từ không thuộc nhóm thực thể có tri nhận, ở đây lại có thể thay cho cụm từ người đời, một thực thể tri nhận. Ẩn dụvà phép tương tựcó những điểm giống nhau hơn là khác nhau. Nói khác đi, ẩn dụ là diễn đạt so sánh trực tiếp hay ám chỉ; còn tương tự thì mô tả so sánh bằng cách sử dụng thêm các yếu tố so sánh như như, giống như, ví nhưtrong tiếng Việt và like, asnhư trong tiếng Anh. Tuy nhiên, cho rằng ẩn dụ là phép so sánh đặc biệt gây ra nhiều tranh luận.

Kates (1980) phê phán những quan điểm cho rằng ẩn dụ là cách gọi tên sự vật này qua tên của sự vật khác trên cơ sở so sánh : Nói rằng ẩn dụ là phép nhận thức sự vật qua so sánh tương tự sẽ dẫn đến kết luận rằng những lời nói có tính ẩn dụ đều có thể bao hàm hai nhận định có nghĩa đen khác biệt nhau: Một đúng và một sai.

Ví dụ, trong lời nói ẩn dụ “ người là chó sói” ta có (1) một nhận định có nghĩa đen rằng người đúng là chó sói; hiểu y hệt nghĩa đen như vậy thì nhận định này là một nhận định sai, vì trong thực tế người không phải là chó sói. (2) một nhận định khác có nghĩa đen là người tương tự như chó sói ít nhất ở một số khía cạnh nào đó; hiểu nghĩa đen như vậy sẽ là một nhận định đúng. Đây là nhận định của lời ẩn dụ theo quan niệm cấu trúc so sánh tương tự. Nhưng như vậy thì cái gì khác nhau giữa A như Bvà A là B?giữa người như là chó sóivà người là chó sói? Nếu muốn nói rằng người như chó sóithì tại sao không nói thẳng như vậy mà lại nói người là chó sói?Hơn nữa, nói rằng người có đặc điểm hung ác như chó sói, thì tại sao không nói người hung ác như là chó sói,mà ta nói người là chó sói?

5. Ẩn dụ là sự chuyển ý nghĩa chứ không phải là sự thay đổi ý nghĩa. Ẩn dụ không chỉ giới hạn ở chỗ cấu tạo trong một kiểu câu quan hệ để chỉ sự đồng nhất hai thực thể có tên gọi khác thành một ý niệm lâm thời nào đó, hay là sử dụng từ nào đó thay cho một từ nào đó bằng tên gọi nào đó. Mà, trước hết, bản chất ẩn dụ là sự chuyển nghĩa như nó vốn được nhìn nhận ngay trong tên gọi bản thân nó ở tiếng Hi Lạp là “chuyển nghĩa” transfer, trope, turning).

Aristotle (theo Kates) định nghĩa ẩn dụ như một phép chuyển nghĩa (trope) “ cho sự vật một cái tên mà cái tên này được gọi cho một sự vật khác rồi; ẩn dụ là phép biến chuyển từ cái phổ quát (giống) đến cái cụ thể (loài), hoặc từ cái cụ thể đến cái phổ quát, hoặc từ cái cụ thể đến cái cụ thể, hoặc trên nền tảng của sự so sánh tương tự”.

Nguyễn Đức Tồn (Ngôn ngữ số 9/07, tr 68) nhấn mạnh đến khía cạnh chuyển nghĩa của ẩn dụ hơn là trói buộc ẩn dụ ở phép dùng từ: “ Ẩn dụ là phép thay thế tên gọi hoặc chuyển đặc điểm, thuộc tính của sự vật, hiện tượng khác loại dựa trên cơ sở sự liên tưởng đồng nhất hoá chúng theo đặc điểm, thuộc tính nào đó cùng có ở chúng”.

Searle (1991) sau khi công nhận những điểm mạnh của lí thuyết so sánh và lý thuyết tương tác ngữ nghĩa về phép ẩn dụ đã phê phán như sau:

Nói rằng trong lời ẩn dụ có sự thay đổi về nghĩa, chí ít là sự chuyển đổi về cách hiểu về các ý nghĩa vốn có được thực hiện trong lời mà thôi. Vì vấn đề chính của ẩn dụ là phải giải thích nghĩa của lời và nghĩa của câu khác nhau thế nào và chúng lại liên hệ với nhau như thế nào. Sẽ không thể nào giải thích được điều này nếu chúng ta cứ cho rằng nghĩa của từ cũng như nghĩa của câu thay đổi trong lời nói ẩn dụ. Ví dụ, ta nói:

Sally là một tảng băng. (Sally is a block of ice)

Chúng ta không nhất thiết quan tâm đến khối lượng tảng băng, mà cốt để người nói cũng như người nghe qua cách so sánh không thực tế này để phải tìm cách hiểu khác qua sự liên tưởng ý niệm từ khối băng vô tri lạnh lẻo đến tính cách lạnh lùng, vô cảm của Sally.

Đó là chúng ta dựa trên nền tảng nghĩa đen của tảng băng mà hướng đến những tính chất nào đó phù hợp với đối tượng được mô tả Sally. Nói khác đi, so sánh để liên tưởng và nhận diện đối tượng mô tả - nơi ẩn dụ xuất hiện, là một chiến lược nhận biếtchứ không phải là một yếu tố ý nghĩa phục vụ sự nhận biết.

Thuyết tương tác ngữ nghĩa cho rằng mọi câu ẩn dụ như “Sallylà một tảng băng”, đều có cấu trúc so sánh gồm phần nguồn và phần đích. Trên nền cấu trúc này, các yếu tố trong cấu trúc dựa trên nghĩa của mình để cùng tương tác mà tạo ra một sự hiểu biết mới khác với nghĩa đen ban đầu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ẩn dụ xuất hiện qua nhiều dạng cấu trúc, chứ không chỉ ở dạng cấu trúc so sánh. Hơn nữa, Sally cũng chẳng phải là phần trung tâm của ý nghĩa bởi lẽ Sally chỉ là một tên gọi mà thôi, nó chẳng có những cấu tạo nghĩa nào đó để tương tác với phần so sánh sau đó. Nhưng nó là một thực thể được mô tả và nhận diện.

Thuyết tương tác ngữ nghĩa có những hạn chế nhất định. Cho rằng hiện tượng ẩn dụ “ người là chó sói”, do tương tác ngữ nghĩa mà có là không thoả đáng. Nếu sự tương tác ngữ nghĩa xảy ra để nhận thức rằng khi nói “ người là chó sói” thì hiểu theo hướng tương tác rằng lớp chỉ con người bao gộp với lớp chỉ chó sói, như thế là một nhận định sai, nên sự tương tác cho phép hiểu cách khác: chó sói trong trường hợp này chỉ được nhấn mạnh đến điểm hung ác của nó mà thôi. Như thế nói người là chó sóithì chó sói chỉ được nhấn mạnh đến một khía cạnh nghĩa của nó mà thôi. Như vậy theo thuyết tương tác ngữ nghĩa đây là lời ẩn dụ đúng. Vậy thì con người luôn là ác độc như chó sói sao? Nguyên tắc tác động ngữ nghĩa theo hướng này không phù hợp với bản chất của ẩn dụ.

6. Ẩn dụ dụng học.Ẩn dụ không chỉ nằm trong khuôn khổ của cấu trúc mang tính so sánh, và không chỉ là sự tương tác ngữ nghĩa. Cần lí giải ẩn dụ trên cơ sở dụng học nữa. Bời vì, khi nói đến ẩn dụ là phải nói đến các chiến lược đàm phán về nghĩa giữa các bên tham thoại, là nói đến chiến lược nhận biết nghĩa qua lời cụ thể. Khi nói đến chiến lược nhận biết là nói đến chiến lược hành ngôn và chiến lược thụ ngôn là nói đến các nguyên tắc cơ bản của dụng học.

Searle (1982) đặt ra một số câu hỏi: Ẩn dụ khác với hình thức biểu đạt của lời nói mang nghĩa đen và các lời nói khác mang nghĩa bóng như thế nào? Tạo sao chúng ta sử dụng các hình thức diễn đạt một cách ẩn dụ mà không nói thẳng, nói chính xác theo cái nghĩa đen về cái ta muốn nói? Lời nói ẩn dụ hoạt động như thế nào? Tại sao một số ẩn dụ hoạt động còn một số khác lại không còn hoạt động vốn như tính ẩn dụ của nó?

Searle đề nghị: trả lời những câu hỏi này trước hết (1) phân biệt nghĩa của lời khác với nghĩa của câu, của từ vốn có trong hệ thống ngôn ngữ và (2) nghĩa ẩn dụ bao giờ cũng nằm ở phía nghĩa của lời nói.

Nhưng khi nào ta biết được nghĩa phía bên lời nói có tính ẩn dụ? Để làm rõ điều này Searle đề nghi: Trước hết xem xét ba đặc điểm khi chúng ta lưu ý đến lời nói ẩn dụ:

(1) Trong lời nói nghĩa đen thì người nói nói thẳng những gì anh ta muốn nói. Trong trường hợp này thì nghĩa của câu và nghĩa của lời nói là trùng khớp nhau. Ví dụ:

(a) Sally cao.

(b) Con mèo nằm trên chiếu.

(c) Ở đây trời nóng.

(2) Nói chung, nghĩa đen của câu chỉ xác định độ chân thật của sự tình trong quan hệ với những khung giả định của kinh nghiệm, mà điều này không nằm trong nội dung ngữ nghĩa của câu. Ví dụ: Chân lí các câu (a), (b) và (c) được khẳng định là đúng khi ta liên hệ đến kinh nghiệm thông thường trong các nghĩa của từ như cao/ thấp đối với con người, nóng/ lạnh đối với thời tiết, vị trí quen thuộc đối với chỗ nằm của con mèo.

(3) Ý niệm “tương tự” đóng một vai trò cơ yếu trong bất kỳ tính toán nào đến nghĩa đen của sự tình.

Thứ đến, ta trở lại các trường hợp mà ở đó nghĩa của lời nói và nghĩa của câu khác biệt nhau. Có nhiều trường hợp, ví dụ:

Ở (c) có thể không chỉ nói với ai đó rằng thời tiết đang nóng lên ở tại địa điểm đang nói, mà rất có thể là lời yêu cầu ai đó là mở cửa sổ ra(Hành động lời nói gián tiếp), hoặc đây là lời than phiền vì trời lạnh quá(lời nói mỉa mai), hoặc cũng có thể là lời nhận xét về không khí rôm rảcủa một vấn đề đang tranh luận (lời ẩn dụ).

Khi nhận định đến lời ẩn dụ, chúng ta không chỉ tính đến sự phân biệt giữa lời ẩn dụ và lời có nghĩa đen, mà còn phải phân biệt ẩn dụ khác với các kiểu lời nói khác khi hoạt động thì xuất phát từ nghĩa đen, hoặc vượt qua trên nền nghĩa đen bằng cách này hay cách khác.

Ta lấy ví dụ (c), nếu hiểu theo nghĩa ẩn dụ:

(c) Vấn đề đang nóng lên tại đây.

Tương ứng với cách diễn đạt lại theo nghĩa đen:

(c) 1, Vấn đề thảo luận đang diễn ra trở nên rôm rả hơn.

Hoặc (d): Sally là một tảng băng.

Được hiểu tương ứng theo nghĩa đen:

(d) 1, Sally là con người cực kỳ vô cảm vô tâm.

Khi kiến tạo lại cách diễn đạt theo hướng nghĩa đen như ở (c) 1 và (d) 1 ta thấy có cái gì đó còn thiếu hụt, chưa hoàn toàn lấp đầy cái ý nghĩa ẩn dụ theo cách nói như ở (c) và (d). Vì vậy ta chọn cách ẩn dụ như (c) và (d). Nhưng tại sao nói S là Pmà hiểu là S là R?Rõ ràng có sự quan hệ nào đó giữa các yếu tố S, P và R. Trước hết, có sự diễn đạt về chủ thể S ứng với một hoặc nhiều đối thể được sử dụng để tham chiếu trở lại. Ví dụ: Sự diễn đạt về chủ thể S, tức tên gọi Sally với một đối thể là một người phụ nữ. Thứ đến, có sự diễn đạt vị ngữ P qua lời nói và nghĩa đen của hình thức diễn đạt này ứng với những điều kiện chân lý đúng sai. Ví dụ: một tảng băng là sự biểu đạt của vị ngữ hoá, ứng với Sally, và có nghĩa rằng Sally là một tảng băng, điều kiện chân lý của mối quan hệ kết cấu này do tính tương thích hay không tương thích quy định. Rõ ràng là không tương thích vì Sally là người thì không thể là tảng băng. Thứ ba, có ý nghĩa từ lời nói của chủ ngôn S là Pvà điều kiện chân lí đúng sai của lời nói này được quy định bởi ý nghĩa của lời(chứ không phải là câu) quy định. Ví dụ, vì S là Pkhông tương thích, điều kiện chân lí không đảm bảo cho nên phải chuyển sang cách hiểu S là Rtrên cơ sở nghĩa của lời. Bước biến chuyển từ S là Pđến S là Rmang tính nguyên tắc:

Trước hết phải đặc tính hoá các mối quan hệ giữa 3 yếu tố S, P và R. Sau đó là cụ thể hoá các thông tin khác cũng như các nguyên tắc được người nói và người nghe sử dụng theo hướng nào đó khả dĩ có thể lý giải được hiện tượng nói S là Pnhưng hiểu là S là R.Khi nghe một lời S là P và để hiểu S là R, người nghe phải đi qua ít nhất 3 bước: Một, anh ta phải có một chiến lược nào đó để xác định liệu anh ta phải hay chẳng phải tìm cách hiểu lời nói đó như là một ẩn dụ hay không. Hai, nếu xác định phải hiểu lời nói đó qua cách ẩn dụ thì lập tức anh ta phải có một hệ thống chiến lược, hoặc nguyên tắc nào đó để hiểu những giá trị có thể có được của R. Ba, anh phải có một hệ thống chiến lược hoặc nguyên tắc nào đó để giới hạn tầm giá trị của R, tầm giá trị được giới hạn của R chính là những gì mà rất có thể người nói đang khoác lên cho S.

Ví dụ khi nghe: Sam là con lợn, người nghe hiểu ngay rằng lời nói này không thể hiểu bằng con đường nghĩa đen. Vì hiểu theo nghĩa tương thích thì đây là một lời nói sai lệch về ngữ nghĩa, vi phạm các nguyên tắc hội thoại… Trong trường hợp như vậy, ta thực hiện chiến lược ba bước như sau: (1) Khi hiểu lời nói (Sam là con lợn) theo nghĩa đen, ta thấy nó khiếm khuyết, nên phải tìm nghĩa của lời khác nghĩa của câu.Kế đến , để tìm các giá trị nào đó của R, người nghe phải xác định phương thức nào đó cho biết S có thể là như P, và để lấp đầy những giá trị tương thích về một phương diện nào đó để cho rằng S có thể là P thì hãy tìm những đặc trưng nổi trội nhất của nhóm P.Cuối cùng, trở lại với tên gọi S để xác định cái nào trong nhiều giá trị của R có khả năng tương tích với những đặc điểm của S.Trong trường hợp này S là tên gọi của một người, cho nên trong số những đặc trưng của R ta thấy (lợn) có những đặc trưng như xấu xí (filthy), dễ dãi (glutonuos), luộm thuộm (sloppy)… có thể ‘tương thích’ ở mức độ nào đấy với S và hiểu Sam là như vậy.

Nhưng nếu ta trở lại với tên gọi S trong lời nói: Chiếc xe của Sam là một con lợnthì rõ ràng trong nhiều giá trị của R đã chọn trước đó không phù hợp nữa mà phải chọn các giá trị khác như hình thù con lợn, cách ăn tạp của con lợn… và hiểu rằng xe của Sam có hình như con lợn,hoặc xe của Sam uống nhiên liệu như lợn ăn…

Chúng ta đưa ra một vài ví dụ khác để thấy rằng Searle nói đúng: Ví dụ

(5) Thầy lại lên lớp rồi thầy ơi!

Tự thân nghĩa của cân này có thể hiểu theo nghĩa đen và cũng có thể hiểu theo nghĩa ẩn dụ.

(5) a, Nghĩa đen: Trong phòng giáo viên, chuông báo giờ dạy. Có người nhắc: Thầy lại lên lớp rồi thầy ơi! ( Thầyvà lên lớpđúng nghĩa đen của nó).

(5) b, Ẩn dụ: Có cặp tình nhân đang nói chuyện, anh chàng say sưa chỉ vẽ người yêu nên như thế này như thế khác, và cô ta thốt lên: Thầy lại lên lớp rồi thầy ơi! ( Thầy lên lớnthực tế không phải là thầy,không hề lên lớp).

Berman (1982) nói: Khi một câu được dùng với tư cách là ẩn dụ thì nó bao hàm một số nghĩa tiềm năng có mục đích của chủ ngôn và phụ thuộc vào ngữ cảnh.Davidson (1978), phủ nhận ý nghĩa ẩn dụ mà quan tâm nhiều đến cách thức sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống có nguyên nhân (causal theory): Ẩn dụ được phân định không phải bám vào ngữ nghĩa mà là cách sử dụng ý nghĩa ấy:Hay : Ẩn dụ làm cho chúng ta nhìn nhận sự vật này như thể là sự vật khác bằng cách tạo ra những nhận định mang nghĩa đen – những nhận định này gợi lên cho chúng ta nhận ra các thuộc tính của vật mô tả.

Một vài quan điểm vừa nêu ở trên cho thấy dù là những quan điểm này khác nhau ở nhiều góc độ, nhưng có một điểm chung lớn nhất là ẩn dụ hoạt động rất đa diện và tinh tế. Vấn đề nghĩa ẩn dụ vẫn còn là vấn đề lớn. Ẩn dụ là sự biến chuyển ngữ nghĩa hay là cách thức sử dụng ý nghĩa? Lấy dụng học để giải toả những vấn đề như vừa nêu là không thể thoả đáng được. Nhưng dẫu sao, dụng học đã mở ra một chân trời mới để nhìn nhận lại ẩn dụ ở nhiều góc độ, nhất là áp lực của ngữ cảnh đã làm thay đổi ý nghĩa câu thành ý nghĩa lời. Từ ý nghĩa lời, nghĩa ẩn dụ sẽ xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể của các tình huống cụ thể.

Tuy nhiên, ẩn dụ cần đặt trong bối cảnh sâu xa hơn ngữ cảnh; đó là tìm hiểu và xác định các phương thức lập ngôn, các vấn đề gắn liền với tri nhận và ngôn ngữ. Có lẽ vì thế mà ẩn dụ ngữ pháp ra đời.

7. Ẩn dụ ngữ pháp.Hlliday (1976) đề xuất: Không nên hỏi: Từ này được dùng như thế nào? mà nên hỏi: Nghĩa này được diễn đạt như thế nào?... Như vậy, ẩn dụ là sự biến đổi trong quá trình diễn đạt ý nghĩa. Nhận thức như vậy chúng ta sẽ thấy rằng sự chọn lựa từ vựng chỉ là một khía cạnh của sự chọn lựa từ vựng ngữ pháp hoặc của quá trình lập ngôn. Và sự biến đổi ẩn dụ mang tính từ vựng ngữ pháp hơn là thuần tuý từ vựng.

Hallidây đưa ra hai loại ẩn dụ ngữ pháp trong cú: ẩn dụ thức (metaphor of mood) và ẩn dụ chuyển tác (metaphôr of transitivity). Mỗi loại ẩn dụ tương ứng với mô hình ẩn dụ liên nhân, còn ẩn dụ chuyển tác ứng với hô hình ẩn dụ ý niệm. Để rõ hơn, chúng ta trở lại vấn đề có tính nguyên tắc trong ngữ pháp chức năng của Halliday. Halliday tuyên bố rằng ngữ pháp chức năng là một loại ngữ pháp được đặt trong hướng ngữ nghĩa học. Theo hướng này, Halliday đưa ra ba loại nghĩa: Nghĩa văn bản ứng với cú như một trao đổi, và nghĩa nội dung hay nghĩa ý niệm ứng với cú như một sự thể hiện. Khi đưa ra hai loại ẩn dụ ngữ pháp: Ẩn dụ thức và ẩn dụ chuyển tác: (1) ẩn dụ thức ứng với ẩn dụ liên nhân, tức là phần trên nền cấu trúc lập ngôn gồm thức + phần dư. (2) ẩn dụ chuyển tác ứng với ẩn dụ ý niệm trên nền cấu trúc lập ngôn là các loại diễn trình.

Cụ thể hơn, ta hãy xem ẩn dụ chuyển tác được thể hiện như thế nào trên mô hình lí thuyết ẩn dụ ý niệm:

Trong mô hình ẩn dụ ý niệm, có ba bước quan hệ hệ thống như sau:

(1) Chọn lựa loại diễn trình: vật chất, tinh thần, quan hệ… được thể hiện qua:

(2) Sắp xếp các chức năng chuyển tác: Hành thể, đích thể, cảm thể, cách thể… biểu hiện quá trình, tham thể, thành phần chu cảnh; được thể hiện qua:

(3) Trình tự các lớp cú đoạn - cụm từ: cụm động từ, cụm danh từ, cụm trạng từ, cú đoạn và các tiểu lớp khác.

Khung lí thuyết này là đường dẫn chúng ta đi từ ý nghĩa đến lập ngôn. Tức là chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi “ Nghĩa này được diễn đạt như thế nào?”. Và một khi chúng ta muốn thể hiện ý nghĩa theo hướng ẩn dụ thì chúng ta sẽ chọn phương thức lập ngôn ẩn dụ. Và kết quả là ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện như một phương thức lập ngôn để làm chức năng diễn đạt ý nghĩa. Ví dụ, thay vì nói theo kiểu tương thích (ít tính ẩn dụ) như: (hình 1):

Người ta chuyển nghĩa mang tính ẩn dụ hơn qua cách lập ngôn như sau: (Hình 2)

Cách nói tương thích thông thường là cách nói trực tiếp như ở (1). Và cách nói ẩn dụ là cách nói gián tiếp như ở (2).

Đối với ẩn dụ thức cũng như ẩn dụ tình thái trong mô hình ẩn dụ liên nhân, mô hình tổ chức này cơ bản là hệ thống trao đổi - cho và yêu cầu thông tin hoặc hàng hoá và dịch vụ, được cụ thể hoá trong 2 thành phần của cú: Thức + Phần dư. Ví dụ ở ẩn dụ liên nhân (Hình 3).

Sự khác nhau ở (3) và (4) là ở (3) tình thái được diễn đạt trong phạm trù khách quan, ẩn ngôn, không có sự xuất hiện của cái “tôi”. Ngược lại ở (4) tình thái được diễn đạt ở phạm trù chủ quan và hiểu ngôn, cái tôi hiện rõ. Hơn nữa, ở (4) phán đoán được thể hiện ở cú phóng chiếu còn ở (3) chỉ có một thành phần tình thái trong cú đơn mà thôi.

Nhưng Halliday cũng cho rằng không thể có một đường ranh giới rạch ròi giữa cách diễn đạt tương thích và cách diễn đạt ẩn dụ trong ngôn ngữ nói chung. Bởi lẽ, một khi cách biểu diễn hiện ẩn dụ đã ổn định và tồn tại lâu trong đời sống ngôn ngữ thì chính nó trở thành cách biểu hiện tương thích. Và như thế, ẩn dụ ngữ pháp chính là con đường lập ngôn luôn giúp con người tạo ra những cách biểu hiện ẩn dụ mới, làm cho ngôn ngữ hành chức luôn sống động. Phải chăng vì thế Halliday khẳng định rằng ẩn dụ ngữ pháp là một nét nổi bật trong ngôn ngữ người lớn?

Kết luận

Ẩn dụ là một khái niệm rất rộng lớn. Ẩn dụ không chỉ giới hạn ở phương thức dùng từ trong các mô hình có nguồn gốc so sánh, nhất là so sánh tương tự. Ẩn dụ không chỉ là các biện pháp tu từ thông thường trong phong cách học. Ẩn dụ cũng không chỉ xuất phát từ dụng học. Ẩn dụ còn là một hoạt động ngữ pháp nhằm chuyển tải ý niệm trong tư duy hay nghĩa trong tâm thức con ngưoiừ đến với ngôn ngữ đúng với sở nguyện của chủ thể lập ngôn. Nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp giúp chúng ta không dừng lại ở chỗ tìm hiểu ẩn dụ là gì mà tìm hiểu và xác định rằng ẩn dụ hoạt động thế nào và tác động ra sao trong mọi thể loại văn bản. Ẩn dụ là công cụ quan trọng hơn là biện pháp đặc biệt để chuyền đạt kinh nghiệm của chúng ta qua những cách nhìn mới về thế giới hiện thực cũng như thế giới tưởng tưởng. Đoạn văn sau có thể là một ví dụ khẳng định rằng ẩn dụ không chỉ là vấn đề so sánh tương tự (cấp độ từ vựng, từ vựng - ngữ pháp), dụng học, mà còn là vấn đề ngữ pháp, vừa mang tính chuyển tác vừa mang tính nối kết, mạch lạc trong văn bản, phản ánh một cách nhìn sâu thẳm của tư duy:

Tây Âu là con bệnh hô hấp bằng phổi nhân tạo. Sự giúp đỡ về quân sự và kinh tế của Mĩ đã cung cấp cho Tây Âu oxygen, nhưng nó không thể tự cầm cự cuộc sống và không thể hít thở được nữa. Căn bệnh đang làm tê liệt Tây Âu không xuất phát từ bản chất của nền kinh tế. Cũng không phải vì những mâu thuẫn xã hội. Đây là những triệu chứng của cơn bệnh, chứ không phải là nguyên nhân của nó. Nguyên nhân của cơn bệnh vừa sâu xa vừa đơn giản: Châu Âu đã đánh mất niềm tin và chính mình.

Hatch & Brown (1995) nói không sai: “ Ẩn dụ thẩm thấu trong toàn bộ ngôn ngữ con người, ẩn dụ phản ánh cách thức chúng ta nhìn nhận thế giới và cũng từ đó ẩn dụ giúp người khác hiểu được chúng ta”.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Cơ - Nhận thức, tri nhận - Hai mà một,t/c Ngôn ngữ, số 7, 2007, tr 19 - 23.

2. Phan Thế Hưng - Ẩn dụ ý niệm,T/c Ngôn ngữ, số 7, 2007, tr 9 - 18.

3. Lý Toàn Thắng - Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005.

4. Lê Quang Thiêm - Về khuynh hướng ngữ nghĩa học tri nhận, T/c Ngôn ngữ, số 11, 2006.

5. Nguyễn Đức Tồn - Bản chất của ẩn dụ,T/c Ngôn ngữ số 10, 2007, tr 1 - 9.

6. Hoàng Văn Vân - Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Hà Nội, 2000.

7. Bach, K., & Harnish, R.M., Linguistic Communication and Speech Acts,The MIT Press, London , 1984.

8. Bermann, M., Metaphorical Assertions,Philosophical Review 91m 1982.

9. Davison, D., What Metaphors Mean, Universityof Chicago, 1978.

10. D’andrade, R., The Development of Cognitive Anthropology, Cambridge University Press, 1995.

11. Embler, W.B., Metaphor and Meaning, Everett/ Edwardg, Florida, 1966.

12. Halliday, M.A.K, An Introduction to Functional Grammar,Edward Arnold, London , 1976.

13. Hatch, E. & Brown C., Vocabulary, Semantics and Language Education, Cambridge University Press, 1995.

14. Jackson, Howard, Words, Meanings and Vocabulary, London& New York , 2000.

15. Kates, A. Carol, Pragmatics and Semanticcs - An Empiricist Theory, Cornell University Press, 1980.

Ẩn dụ và so sánh khác nhau như thế nào?

So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng. + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm.

Ẩn dụ và hoán dụ có điểm gì giống nhau và khác nhau?

Điểm giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ + Đều lấy tên sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác . Về mặt hình thức hoán dụ giống ẩn dụ ở chỗ chi có một vế (vế biểu hiện), còn vế kia(vế được biểu hiện) bị che lấp đi.

Phương thức biểu đạt hoán dụ là gì?

- Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Dấu hiệu nhận biết ẩn dụ là gì?

- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức; Ẩn dụ cách thức; Ẩn dụ phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.