So sánh cách chức và giáng chức năm 2024

Cách chức là một khái niệm có lẽ đã không còn xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cách chức cùng những quy định có liên quan đến vấn đề này.

Hiểu đơn giản nhất thì cách chức chính là việc người có thẩm quyền trong tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan đưa ra quyết định để cho người được bổ nhiệm giữ chức vụ nhất định nào đó thôi không còn giữ chức vụ đó nữa vì lý do vi phạm về pháp luật hay các quy định liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của người đó. Đồng thời, người đó sẽ không còn xứng đáng với sự tín nhiệm cùng trách nhiệm được giao cho vị trí chức vụ đã từng được bổ nhiệm.

So sánh cách chức và giáng chức năm 2024
Giải đáp cách chức là gì?

Cách chức được biết đến là một trong năm chế tài kỷ luật tại tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hiện nay bao gồm có khiển trách, cảnh cáo, hạ tầng, công tác, cách chức và buộc thôi việc. Thẩm quyền và thủ tục áp dụng chế tài kỷ luật về cách chức với các chức vụ đã được quy định rất chi tiết, rõ ràng trong Hiến pháp, các văn bản quy phạm pháp luật về luật tổ chức bộ máy nhà nước hay điều lệ của các cơ quan, các tổ chức đều đã quy định.

Cụ thể, theo khoản 8 điều 103 Hiến pháp đưa ra năm 1992 thì đã quy định Chủ tịch nước có quyền cách chức các vị trí phó chánh án, thẩm phán tòa án nhân dân tối cao, phó viện trưởng, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo quy định tại khoản 3 điều số 114 trong Hiến pháp đưa ra năm 1992 thì Thủ tướng chính phủ sẽ có quyền được cách chức các thứ trưởng cùng các chức vụ tương đương.

Riêng đối với một số chức danh nhất định thì quyết định liên quan đến cách chức sẽ cần phải có sự phê chuẩn rõ ràng, cụ thể. Ví dụ như là theo khoản 7 điều số 2 của Luật tổ chức Quốc hội năm 2001 thì Quốc hội sẽ có quyền được phê chuẩn các đề nghị của Thủ tướng chính phủ về việc cách chức phó thủ tướng, bộ trưởng cùng các thành viên khác của Chính phủ.

So sánh cách chức và giáng chức năm 2024
Các vấn đề liên quan đến cách chức

Các đối tượng bị cách chức sẽ được bố trí công tác, làm việc ở bộ phận, vị trí khác... và không được phép bổ nhiệm vào các vị trí chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất là 1 năm kể từ khi có quyết định về việc cách chức, kỷ luật. Đồng thời, nếu bị cách chức thì đối tượng đó còn bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm 1 năm nữa.

2. Phân biệt giữa cách chức, giáng chức và từ chức

Hiện nay, có rất nhiều khái niệm được sử dụng liên quan đến việc thay đổi chức vụ cho các đối tượng làm việc tại cơ quan, tổ chức như là cách chức, giáng chức hay từ chức,… Vậy các khái niệm này có gì khác nhau?

Xét về khái niệm

- Cách chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý sẽ không được phép tiếp tục giữ chức vụ đang thực hiện dù chưa hết nhiệm kỳ hay chưa hết thời hạn được bổ nhiệm.

- Giáng chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, cấp quản lý bị hạ xuống vị trí chức vụ thấp hơn.

- Từ chức là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý tự đưa ra đề nghị thôi không giữ vị trí chức vụ đang làm khi chưa hết nhiệm kỳ hay thời gian được bổ nhiệm.

So sánh cách chức và giáng chức năm 2024
Phân biệt giữa cách chức, giáng chức và từ chức

Xét về bản chất của các hình thức

- Đối với cách chức, giáng chức thì chỉ là một hình thức kỷ luật về việc các đối tượng vi phạm pháp luật hay quy định về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong thời gian đảm nhiệm vị trí chức vụ.

- Còn đối với từ chức là hình thức giải quyết cho thôi giữ chức vụ, chức danh.

Xét về điều kiện đưa ra các quyết định

- Với cách chức thì để đưa ra quyết định sẽ cần có các điều kiện sau:

+ Đối tượng vi phạm pháp luật có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

+ Đối tượng không còn xứng đáng với sự tín nhiệm cũng như trách nhiệm công việc được giao.

+ Cách chức sẽ chỉ áp dụng cho các cán bộ được phê chuẩn về việc giữ chức vụ theo các nhiệm kỳ và các đối tượng là công chức giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo.

- Với giáng chức thì điều kiện để đưa ra các quyết định đó là:

So sánh cách chức và giáng chức năm 2024
Xét về điều kiện đưa ra các quyết định

+ Không hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến quản lý, điều hành công việc theo sự phân công của cấp trên mà không có lý do chính đáng, đồng thời có để lại hậu quả nghiêm trọng.

+ Vi phạm ở mức độ vô cùng nghiêm trọng các quy định về pháp luật liên quan đến tham nhũng, bình đẳng giới, tệ nạn xã hội hay các quy định khác về công chức nhưng có sự thành khẩn kiểm điểm khi xem xét xử lý kỷ luật.

+ Giáng chức đối với những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, các đơn vị khi xảy ra các hành vị liên quan đến vi phạm pháp luật ở mức nghiêm trọng mà không có biện pháp để ngăn chặn.

- Còn với từ chức thì các cán bộ, công chức có thể từ chức trong các trường hợp sau:

+ Các cán bộ, công chức không đủ sức khỏe để thực hiện công việc.

+ Cán bộ, công chức không có đủ năng lực và uy tín để tiếp tục công việc.

+ Từ chức theo các yêu cầu nhiệm vụ hoặc là các lý do chính đáng khác.

Xét về hậu quả pháp lý

So sánh cách chức và giáng chức năm 2024
Xét về hậu quả pháp lý

- Với các cán bộ, quản lý, lãnh đạo bị cách chức thì sẽ phải tuân thủ theo quy định là:

+ Thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài thêm 12 tháng bắt đầu từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

+ Khi đã bị cách chức thì sẽ không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo hay bổ nhiệm trong thời gian là 2 năm kể từ khi có quyết định.

+ Các cán bộ, công chức nếu bị kỷ luật cách chức vì lý do tham nhũng thì sẽ không được phép bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

+ Các cán bộ, công chức trong thời gian bị kỷ luật thì sẽ không được đề cử, ứng cử hay điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng hay thôi việc.

- Với việc bị cách chức thì hậu quả về pháp lý sẽ là:

+ Cán bộ, công chức sẽ bị hạ xuống bậc thấp hơn trong tổ chức.

+ Trường hợp không còn vị trí chức vụ lãnh đạo, quản lý nào thấp hơn nữa thì sẽ bị giáng xuống không còn chức vụ.

- Còn với việc từ chức thì hậu quả về pháp lý sẽ như sau:

So sánh cách chức và giáng chức năm 2024
Cán bộ từ chức sẽ phải thực hiện những gì?

+ Công chức lãnh đạo sau khi từ chức thì sẽ được bố trí công tác khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Công chức lãnh đạo có thể thuộc diện nghỉ hưu.

+ Công chức lãnh đạo sẽ được quyết định cho thôi việc.

+ Riêng đối với các công chức lãnh đạo, quản lý mà xin từ chức nhưng chưa được cấp thẩm quyền chấp nhận thì sẽ vẫn phải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định.

Việc làm công chức - viên chức

3. Công chức bị cách chức có được xét bổ nhiệm lại hay không?

Rất nhiều người hiện nay thắc mắc rằng liệu công chức đã bị cách chức thì có được xét bổ nhiệm lại vị trí cũ hay không?

Trên thực tế, theo quy định trong điều 82 của văn bản hợp nhất 25/VBHN – VPQH vào năm 2019 đã quy định về trường hợp bổ nhiệm lại công chức sau khi bị cách chức đó là những cán bộ, công chức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì sẽ không được nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo hay bổ nhiệm trong thời gian là 2 năm từ khi quyết định có hiệu lực. Điều này đồng nghĩa với việc các đối tượng này sẽ không được bổ nhiệm vào các vị trí cao hơn, tuy nhiên thì vẫn có thể xem xét để bổ nhiệm lại vị trí chức vụ cũ hoặc là các vị trí thấp hơn.

So sánh cách chức và giáng chức năm 2024
Công chức bị cách chức có được xét bổ nhiệm lại hay không?

Trường hợp trong thời gian xử lý kỷ luật mà cán bộ, công chức không vi phạm các quy định đến mức phải xử lý về kỷ luật thì khi hết thời hạn sẽ tiếp tục được nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo hay bổ nhiệm theo đúng quy định.

Như vậy, qua bài viết trên đây của timviec365.vn, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về cách chức là gì cùng các vấn đề liên quan đến khái niệm này rồi phải không? Hy vọng rằng các thông tin này sẽ hữu ích và giúp cho các đối tượng cán bộ, công chức có thể thực hiện đúng theo quy định, tránh trường hợp bị cách chức hay chịu các hình thức kỷ luật trong quá trình công tác.

Bổ nhiệm được định nghĩa như thế nào?

Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.

Chức danh công chức là gì?

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên ...

Hình thức cách chức là gì?

Cách chức là quyết định của người có thẩm quyền trong tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan, đưa ra quyết định thôi chức vụ của một người từ vị trí được bổ nhiệm trước đó. Nguyên nhân có thể là vi phạm pháp luật hoặc làm sai các quy định liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn của người đó.

Khi nào thì bị cách chức?

Cụ thể theo Chương III Quy định 69-QĐ/TW năm 2022, trường hợp đảng viên đã kỷ luật bằng hình thức khiển trách nhưng mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp theo quy định thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.