So sánh lớp vỏ ở mặt đất và đươi nước

So sánh lớp vỏ ở mặt đất và đươi nước
Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau. - Phân biệt: + Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) có chiều dày khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa). Thành phần vật chất của lớp vỏ địa lí bao gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau. + Lớp vỏ Trái Đất là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan) hihi

Những hạt cát sần sật cố chen vào từng kẽ chân của ông ấy, trong khi nước bị ép ra khỏi lớp vỏ Trái đất đã nhấn chìm được một nửa bàn chân.

Nhà khoa học hành tinh làm việc tại Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tự hỏi: Ngay dưới chân mình lúc này là gì? Nó chẳng phải là hai nguyên tố chiếm lĩnh phần lớn lớp vỏ địa cầu, nơi ông ấy và hơn 7 tỷ người khác đang sống hay sao?

Nhưng hàng km sâu xuống lớp vỏ ấy, Trái đất còn những nguyên tố nào khác nữa? Và nếu ông có thể gọt lớp vỏ của hành tinh như gọt một quả cam, thì bên dưới lớp cùi sẽ trông như thế nào?

Đó là năm 2019 và James O'Donoghue đã đem những câu hỏi của mình gửi tới Tiến sĩ Christine Houser, một nhà địa vật lý và địa chấn học tại Viện Khoa học Sự sống Trái đất của Nhật Bản. Houser ngay lập tức nảy ra một ý tưởng: Ông ấy muốn làm một video minh họa cấu tạo của lớp vỏ Trái đất, để cho mọi người thấy nó mỏng đến nhường nào.

"Trong khi chúng ta đã có rất nhiều hình ảnh sống động cho thấy Trái đất là một quả cầu nước màu xanh, chưa có bất kỳ hình ảnh nào thể hiện lớp vỏ của nó và bên dưới", O'Donoghue nói với Business Insider trong một email.

Và thực sự thì Trái đất không hẳn là một viên bi xanh sau khi lớp vỏ của nó đã được lột bỏ. Dưới đây là đoạn video minh họa được thực hiện bởi Tiến sĩ Christine Houser và James O'Donoghue cho chúng ta thấy bên dưới bề mặt hành tinh chúng ta có gì:

Mặc dù O'Donoghue là một nhà khoa học hành tinh, nhưng những thông tin mà tiến sĩ Houser chia sẻ vẫn khiến ông phải ngạc nhiên. "Lớp áo (mantle) của Trái đất có màu xanh lá và tôi chưa từng biết điều đó", O'Donoghue nói. "Mặc dù ở đó rất nóng, nhưng chưa đủ nóng để khiến nó cháy đỏ rực".

Lớp Mantle hay lớp áo của Trái đất mà O'Donoghue nhắc tới là một lớp ngăn cách lớp vỏ và lớp lõi của hành tinh. Mantle thường có thành phần từ đá hoặc băng và đối với Trái đất, nó có một màu như màu xanh lá.

Phía trên lớp áo mantle là vỏ của Trái đất, dày khoảng 50km. Để so sánh, điểm sâu nhất của đại dương mới chỉ cắt được vào một phần mười lớp vỏ này, ở khoảng 5km. Thành phần chủ yếu của vỏ Trái đất chính là silicon dioxide - còn được gọi là silica, một hợp chất tạo nên phần lớn cát trên thế giới.

Ngoài ra, nó còn chứa 15,1% nhôm oxide, 6,1% canxi oxide, 4,9% sắt oxide, 4,8% là nước, 4,5% magie oxide và 6,9% là các hợp chất khác. Mặc dù vậy, tất cả những vật chất trên lớp vỏ cộng lại mới chỉ chiếm 0,49% khối lượng Trái đất.

O'Donoghue viết trên Twitter: "Hãy nhớ bề mặt Trái đất chính lớp mà mọi sinh vật (được biết đến) đã từng sống". Lớp đá và nước mỏng đó cũng là nơi xảy ra các trận động đất khủng khiếp và là nơi mà con người đang cắt vào bề mặt hành tinh để khai thác khoáng sản.

Tất cả những gì có thể khiến một nhà khoa học hành tinh như O'Donoghue ngạc nhiên "không phải là các thành phần của vỏ Trái đất (tôi đã biết sơ sơ về chúng), thực ra lại là sự đối lập giữa sự to lớn của nó so với một phần nhỏ khối lượng của Trái đất. Tôi nghĩ nhiều người khác sẽ ngạc nhiên về sự vắng mặt của những thứ như natri và carbon, v.v., những nguyên tố phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta".

Nhưng sự thật là những nguyên tố của sự sống đang luân chuyển khắp bề mặt Trái đất, từ nước, sinh vật sống và bầu khí quyển, chúng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong lớp vỏ của hành tinh. Chúng ta chỉ đang nhìn thấy chưa đến 0,5% Trái đất, hay ngôi nhà chung của chính bản thân mình mà thôi.

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

  • Câu hỏi trang 70 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày khái niệm quy luật thống nhất và hoàn chỉnh ....
  • Câu hỏi trang 70 Địa Lí 10: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy cho ví dụ về mối quan hệ qua lại ....
  • Câu hỏi trang 70 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết, con người cần khai thác ....
  • Luyện tập 1 trang 70 Địa Lí 10: Cho ví dụ về sự thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến chế độ nước của sông ....
  • Luyện tập 2 trang 70 Địa Lí 10: Việc nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí trước khi khai thác lãnh thổ ....
  • Vận dụng trang 70 Địa Lí 10: Em hãy sưu tầm tư liệu để viết một báo cáo ngắn về hậu quả của việc phá rừng ....
  • So sánh lớp vỏ ở mặt đất và đươi nước
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

So sánh lớp vỏ ở mặt đất và đươi nước

So sánh lớp vỏ ở mặt đất và đươi nước

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.