Tạo so sánh và đánh giá của 1 websie năm 2024

Trong thời đại 4.0, website được ví như bộ mặt của doanh nghiệp. Đối với 1 sản phẩm, dịch vụ, công ty hay thương hiệu, xu thế ngày nay không đơn thuần là tìm hiểu, tiếp cận trực tiếp mà là gián tiếp tham khảo thông tin từ nhiều nguồn. Trong đó, website chính là 1 trong những nơi cung cấp thông tin chính thống và gây được ấn tượng mạnh nhất đối với khách hàng, đối tác. Muốn website được đánh giá cao, hãy tham khảo những tiêu chí đánh giá một website chuyên nghiệp và thu hút sau đây.

Tốc độ tải nhanh

Tốc độ website chính là yếu tố đầu tiên cần quan tâm. Tốc độ là điều đầu tiên tác động đến đánh giá của khách hàng đối với 1 trang web. Một website tải nhanh, mượt đem lại thiện cảm, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và nhanh chóng nắm được những thông tin đăng tải bên trong web sẽ là lợi thế được đánh giá rất cao.

Tạo so sánh và đánh giá của 1 websie năm 2024

Website cần có tốc độ tải nhanh

Ngược lại, website có tốc độ càng chậm ít nhận được đánh giá cao từ khách hàng. Đa số chúng ta sẽ thoát ra ngoài nếu thời lượng tải trang quá 5s nếu trang web đó không thật sự có độ thu hút nhất định. Bởi thời gian cũng được ví như tiền vàng, nhất là đối với khách hàng, tiêu chí tốc độ chính là điều mà người lập trình, xây dựng website cần quan tâm.

Website hoạt động ổn định

Ổn định ở đây là việc website có thời gian vận hành thường xuyên, việc click chuyển nội dung cũng như các thao tác khác diễn ra tuần tự, mượt mà mà không xuất hiện lỗi hay màn hình chờ. Cũng như tốc độ, tính ổn định cũng cho thấy sự chuyên nghiệp và đầu tư của công ty đối với website của mình. Từ đó nâng cao được uy tín của website cũng như công ty.

Hình thức, giao diện chuyên nghiệp, bắt mắt

Website tiếp cận người dùng cũng như khách hàng thông qua giao diện trực quan, chính vì thế 1 web chuyên nghiệp cần có giao diện phù hợp, xứng tầm.

Ví dụ, website nhà hàng quan trọng là hình ảnh sắc nét, sử dụng hình ảnh các món ăn kích thích nhu cầu thưởng thức ẩm thực. Ngoài ra, màu sắc, thiết kế bố cục cần thể hiện được đặc trưng phong cách, thương hiệu của công ty.

Bố cục hợp lý

Bố cục hợp lý giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và tìm kiếm thông tin. Bố cục cần đầy đủ, dễ sử dụng, tổng quan, ít rườm rà.

Tạo so sánh và đánh giá của 1 websie năm 2024

Bố cục web hợp lý

Đối với web bán hàng, việc sắp xếp các danh mục sản phẩm, các nút kêu gọi hành động và nhiều thành phần khác có thể thúc đẩy mong muốn mua hàng của người truy cập. Bởi thế mà xây dựng cấu trúc, bố cục của website không phải chuyện đơn giản, nó có ý nghĩa sống còn, tạo nên nét thu hút cho website.

Khả năng tương tác cao

Tương tác là nét khác biệt của 1 website. Khả năng tương tác cao giúp website ghi điểm đối với khách hàng so với những trang có nội dung tương tự. Tương tác cũng nâng cao độ uy tín và tỷ lệ chuyển đổi, nó cũng thể hiện sự đầu tư và tâm huyết của doanh nghiệp đối với website.

Ví dụ, nếu website bán kính hoặc quần áo có thêm tính năng thử trực tiếp trên ảnh của khách hàng chắc chắn sẽ thu hút hơn những web chỉ đăng tải hình ảnh sản phẩm thông thường.

Cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác

Thông tin chính là điều khách hàng muốn có được khi truy cập 1 website. Chính vì thế, 1 website tốt phải tập trung đăng tải hình ảnh, thông tin, nội dung liên quan đến mình đầy đủ, chính xác, dễ hiểu và thu hút. Có như vậy mới được khách hàng đánh giá cao.

Website dễ sử dụng

Website có cách sử dụng quá dài dòng, phức tạp sẽ khó lòng nhận được sự yêu thích của khách hàng. Vì thế, hãy tập trung vào những nhu cầu thật sự mà bạn muốn khách hàng có được để giữ chân họ lại. Đừng để thao tác rườm rà vô tình “đuổi” khách đi.

Tạo so sánh và đánh giá của 1 websie năm 2024

Website dễ sử dụng sẽ được khách hàng đánh giá tốt hơn

Website có tính tổng quát

Đây chính là tiêu chí đánh giá website cuối cùng. Nhìn chung, web cần đảm bảo vừa cung cấp thông tin, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đồng thời cũng trở thành công cụ thúc đẩy doanh số, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

8 tiêu chí đánh giá một website chuyên nghiệp và thu hút trên đây hi vọng đã đem đến cho bạn định hướng tốt và hiệu quả hơn trước khi bắt tay vào việc xây dựng và phát triển website dành riêng cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Hãy lưu ý tất cả những tiêu chí nêu trên để biến website trở thành kênh thông tin và bán hàng cho mình trong thời đại công nghệ này.

Là một người chủ sở hữu website, việc phân tích và đánh giá website là một trong những nhiệm vụ mà bạn cần phải thực hiện thường xuyên. Các kết quả phân tích này sẽ giúp bạn nắm rõ được hiện trạng website của mình đang như thế nào, vị thế so sánh với đối thủ cạnh tranh ra sao. Từ đó, mới có được các quyết định đầu tư chính xác. Dưới đây là những công cụ phổ biến nhất được các chủ website tin dùng.

Google Analytics – công cụ đánh giá website phổ biến hàng đầu

Có đến hơn 90% marketers yêu cầu cài đặt Google Analytics vào website để phục vụ cho mục tiêu đo lường hiệu quả các công cụ marketing của mình. Điều đó cho thấy mức độ phổ biến của công cụ tiện ích được cung cấp bởi Google này.

Google Analytics sẽ cung cấp bản phân tích website từ tổng quát đến chi tiết về các yếu tố như: traffic, trang truy cập của người dùng, thời gian người dùng ở lại trên trang, các kênh marketing mang lại nguồn traffic, tỷ lệ thoát của trang, … một cách chi tiết nhất. Thậm chí bạn có thể biết được trang nào trên website của mình đang có lượt truy cập lớn nhất hay mang về tỷ lệ chuyển đổi cao nhất.

Tạo so sánh và đánh giá của 1 websie năm 2024

Giao diện màn hình báo cáo của Google Analytics

Ngoài ra, bạn còn có thể đánh giá website thông qua việc đo lường các mục tiêu về chuyển đổi. Các chuyển đổi này có thể là số lượng người dùng click vào nút CTA trên web, số người dùng điền thông tin, số người dùng click gọi hotline hay số lượng người dùng đã mua hàng thành công, … Các dữ liệu được cung cấp này là những tài sản quý giá để bạn đưa ra được kế hoạch tối ưu website. Công cụ này được sử dụng hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm: Tiêu chuẩn đánh giá website du lịch chuyên nghiệp

Semrush – công cụ phân tích website chuyên dành cho Marketers

Semrush là một công cụ được cung cấp bởi nước ngoài với các bộ công cụ về các mảng SEO, Social, Content và quảng cáo. Trong đó, điểm nổi bật nhất của Semrush chính là ở mảng SEO. Khi Semrush có hàng loạt các tính năng như: phân tích và gợi ý ý tưởng từ khóa, so sánh thứ hạng từ khóa với đối thủ cạnh tranh, phân tích backlink, đánh giá nội dung website, ...

Điều đó giúp bạn không chỉ có cái nhìn tốt nhất về chính mình mà còn được so sánh trực diện với đối thủ. Bạn sẽ biết đâu là những điểm mình đã làm tốt so với đối thủ và ngược lại.

Tạo so sánh và đánh giá của 1 websie năm 2024

Giao diện của Semrush

Ngoài ra, Semrush còn mang lại sự khác biệt ở chỗ bạn có thể kết nối toàn bộ hệ thống các kênh marketing của mình vào để trực tiếp quản lý và thực hiện các chiến dịch tại đây. Từ SEO, Google Ads, Content đến cả Social. Cụ thể, bạn có thể set up trực tiếp nghiên cứu chiến dịch quảng cáo của đối thủ, lên ý tưởng nội dung và set up trên Semrush. Hay bạn có thể kết nối tài khoản Facebook để theo dõi mức độ tương tác của từng nội dung cũng như lên kế hoạch và post bài trực tiếp thông qua Semrush.

Với các phân tích chuyên sâu hữu ích, bạn phải đăng ký tài khoản và trả phí để sử dụng Semrush. Hệ thống này cũng cung cấp gói dùng thử 14 ngày để bạn trải nghiệm.

Google Pagespeed Insight tập trung đánh giá website về yếu tố tốc độ

Để website đáp ứng được các yếu tố về mặt trải nghiệm người dùng giúp người dùng ở lại website lâu hơn hay tương tác nhiều hơn. Google Pagespeed Insight sẽ giúp bạn đánh giá website với các yếu tố về tốc độ website chủ yếu trên giao diện desktop và mobile. Tốc độ này cho phép bạn biết được rằng mình có cần cải thiện tốc độ hay không. Vì tốc độ load trang là một trong những yếu tố quyết định khách hàng có rời bỏ website hay không. Khách hàng thường không kiên nhẫn chờ đợi đối với web load chậm.

Tạo so sánh và đánh giá của 1 websie năm 2024

Báo cáo của Google Pagespeed Insight về một website

Ngoài ra, Google Pagespeed Insight còn hỗ trợ bạn một số gợi ý để tối ưu SEO cho website. Các yếu tố này giúp tăng trải nghiệm người dùng và giúp website được Google đánh giá tốt hơn. Khi website được lên top, đây là cơ hội tiếp cận đối với nhiều cơ hội bán hàng hơn. Đây là công cụ được sử dụng miễn phí.

Alexa – công cụ đánh giá website chuyên về mảng SEO

Alexa là công cụ đánh giá website thiên về mảng SEO khi chủ yếu giúp người dùng theo dõi thứ hạng của website trên Google. Alexa gần như tương tự với Google Analytic ở tính năng đo lường traffic và thống kê chính xác những yếu tố về người dùng trên website. Và chắc chắn các chỉ số page view hay reach là những điều mà bất cứ SEOer nào cũng cần.

Alexa còn có một điểm nổi bật ở việc phân tích cả các website khác, kể cả website đối thủ. Từ đó cho bạn một cái nhìn tổng quan hơn.

Tạo so sánh và đánh giá của 1 websie năm 2024

Alexa là một công cụ chuyên về SEO

Nhưng bạn cần lưu ý, với các website khác cần so sánh có lượng traffic quá thấp và còn yếu thì kết quả đo lường có thể không được hiển thị trên các công cụ phân tích website.

Dù bạn là Marketers hay chủ doanh nghiệp, các công cụ đánh giá website nêu trên đều là những trợ thủ đắc lực để bạn theo dõi các hoạt động trên website của mình. Khi các dữ liệu này được kết nối với nhau, bạn dễ dàng phân tích được những điều tiếp theo mình cần làm gì để cải thiện hiệu quả về bán hàng.