Thành lập ngân hàng cần bao nhiêu vốn năm 2024

Những thay đổi về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định chi tiết tại Nghị định 86/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/11/2019 vừa qua.

Thành lập ngân hàng cần bao nhiêu vốn năm 2024

Yêu cầu mới về vốn pháp định của ngân hàng từ năm 2020 (Ảnh minh họa)

Cụ thể mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Nghị định này như sau:

- Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

- Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

- Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn 01 xã/thị trấn: 0,5 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn 01 phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

Với những tổ chức tín dụng (trừ quỹ tín dụng nhân dân), chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp phép thành lập và hoạt động trước ngày 15/01/2020 thì phải bảo đảm có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định nêu trên từ ngày 15/01/2020.

Riêng quỹ tín dụng nhân dân được cấp phép thành lập và hoạt động trước ngày 15/01/2020 thì phải bảo đảm vốn điều lệ, giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định nêu trên chậm nhất vào ngày 30/6/2021.

(HNMO) - Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, cần có một số tiêu chí liên quan đến điều kiện.

(HNMO) - Để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần, cần có một số tiêu chí liên quan đến điều kiện.

Thứ nhất, vốn điều lệ: Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật tại thời điểm thành lập; vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam; nguồn vốn góp thành lập ngân hàng phải tuân thủ những điều kiện cụ thể.

Thứ hai, cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng: Cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Đó là: Phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn thành lập ngân hàng, trong đó có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức có tư cách pháp nhân; các cổ đông phải có khả năng về tài chính để góp vốn thành lập ngân hàng; cá nhân hoặc tổ chức và người có liên quan của cá nhân hoặc tổ chức đó chỉ được tham gia góp vốn thành lập 1 ngân hàng, không được tham gia góp vốn thành lập ngân hàng nếu cá nhân hoặc cá nhân đó cùng với người có liên quan đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu của một ngân hàng, tổ chức hoặc tổ chức đó cùng với người có liên quan đang sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên của một ngân hàng; cổ đông là tổ chức phải đáp ứng một số điều kiện theo quy định như thời gian hoạt động tối thiểu là 3 năm, kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề năm đề nghị thành lập ngân hàng.

Thành lập ngân hàng cần bao nhiêu vốn năm 2024

Phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn mới được thành lập ngân hàng. Ảnh minh họa

Đối với cổ đông là doanh nghiệp Nhà nước phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn thành lập ngân hàng.

Thứ ba, cổ động sáng lập: Thông tư cũng quy định điều kiện bắt buộc đối với cổ đông sáng lập là cá nhân, là tổ chức. Trong đó các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng, đồng thời các cổ đông sáng lập là tổ chức phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% tổng số cổ phần của các cổ đông sáng lập.

Thứ tư, điều lệ: Một trong những điều kiện để được xem xem cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần là phải có điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Thứ năm, đề án thành lập ngân hàng: Đề án thành lập ngân hàng phải bao gồm các nội dung cơ bản và được quy định cụ thể tại Thông tư.

Đây là một phần nội dung của Thông tư số 9/2010 quy định về việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng TMCP, do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành.

Cũng theo thông tư trên, để tiến hành hoạt động, ngân hàng được cấp giấy phép phải có đầy đủ các điều kiện liên quan: Có điều lệ tổ chức và hoạt động được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y; có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; có đủ vốn điều lệ theo quy định và số vốn điều lệ này phải gửi vào tài khoản phong tỏa không được hưởng lãi mở tại ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi ngân hàng đặt trụ sở chính sau khi được cấp giấy phép và trước khi khai trương hoạt động tối thiểu 30 ngày. Số vốn này chỉ được giải tỏa sau khi ngân hàng khai trương hoạt động.

Ngoài các điều kiện trên, ngân hàng cũng phải có trụ sở chính bảo đảm điều kiện theo quy định; đăng báo theo quy định của pháp luật về những nội dung quy định trong giấy phép; bảo bảo đảm tối thiểu các điều kiện khai trương hoạt động khác theo đúng đề án thành lập ngân hàng đã trình Ngân hàng Nhà nước liên quan đến vốn điều lệ, nhân sự chủ chốt, công nghệ thông tin.

Vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng là bao nhiêu?

Như vậy: Căn cứ các quy định dẫn chứng nêu trên thì có thể xác định vốn điều lệ của ngân hàng thương mại tối thiểu phải bằng 3.000 tỷ đồng.

Mở ngân hàng tư nhân cần bao nhiêu vốn?

Thông tư 40/2011/TT-NHNN. Để đủ điều kiện thành lập ngân hàng thương mại, trước tiên cần đáp ứng quy định về vốn pháp định của ngân hàng thương mại tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP, theo đó 3000 tỷ đồng là số vốn pháp định để thành lập.

Theo hệ thống ngân hàng Việt Nam một ngân hàng thương mại phải có thời gian đăng ký hoạt động tối thiểu là bao nhiêu năm?

(ii) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 05 năm; (iii) Là doanh nghiệp (không phải là ngân hàng thương mại) phải đảm bảo: - Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp đơn đề nghị thành lập ngân hàng; - Kinh doanh có lãi trong 05 năm liền kề năm nộp đơn đề nghị thành lập ngân hàng.

Vốn pháp định của ngân hàng thương mại NHTM do ai quy định?

Mức vốn pháp định đối với ngân hàng thương mại được quy định là 3.000 tỷ đồng... Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2019/NĐ-CP quy định mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.