Thuyết minh về phương pháp và cách làm bánh chưng

Mỗi dịp Tết đến xuân về,  bánh chưng luôn là món ăn quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam nhưng không phải ai cũng viết cách gói món bánh này. Ở bài viết này, Cunghocvui gửi đến bạn học bài thuyết minh về cách làm bánh chưng ngắn gọn, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn không chỉ hiểu về cách làm mà còn là ý nghĩa của món bánh cổ truyền này.

Thuyết minh về phương pháp và cách làm bánh chưng

A. Đề bài: Anh/ chị hãy thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày tết.

B. Bài làm

I. Dàn ý thuyết minh về cách làm bánh chưng

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về bánh chưng

2. Thân bài

- Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của bánh chưng

  • Vào đời vua Hùng thứ 18, bánh chưng được ra đời khi nhà vua muốn tìm người thích hợp để kế vị ngai vàng
  • Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh chống và giữ nước
  • Là loại bánh truyền thống mỗi khi Tết đến xuân về
  • ...

- Cách gói bánh

  • Chuẩn bị nguyên liệu: lá dong, gạo nếp đã ngâm, đỗ xanh, thịt,...
  • Cách gói:
    • Bánh chưng vuông
    • Bánh chưng dài

- Công đoạn luộc bánh

  • Xếp bánh ngay ngắn vào xoong, đổ nước đầy
  • Đun trong thời gian khoảng 7-10 tiếng
  • Thay nước để bánh được xanh và dền hơn (ngon hơn)
  • ...

- Vai trò của từng loại bánh

  • Bánh chưng vuông: thường để thờ cúng ngày Tết
  • Bánh chưng dài: cắt ra thành từng miếng vừa ăn, đem cúng cùng mâm cỗ Tết lên tổ tiên,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của bánh chưng

- Đánh giá và liên hệ

II. Văn mẫu thuyết minh về cách gói bánh chưng

Từ bao đời nay, bánh chưng luôn là món ăn thân thuộc trong bữa cơm của gia đình Việt mỗi dịp tết đến, xuân về. Đây là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong thực đơn ẩm thực của đất nước ta. Bánh chưng còn được dùng để cúng gia tiên thay cho lời biết ơn sâu sắc của mỗi người con nhớ về nguồn cội, là lời cảm tạ trời đất đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa. Bánh chưng thực sự là món bánh có ý nghĩa và giá trị vô cùng to lớn.

Bánh chưng luôn được biết đến là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với thế hệ cha ông đi trước. Bánh chưng đã có nguồn gốc từ lâu đời. Người ta tương truyền rằng vào đời vua Hùng thứ 6 sau chiến thắng đánh đuổi giặc Ân xâm lược thì nhà vua có ý muốn truyền ngôi lại cho các con. Nhân dịp đón xuân sang, vua Hùng gọi các hoàng tử lại và có ra yêu cầu các hoàng tử đem dâng lên vua cha thứ mà họ cho quý giá nhất dùng để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân dịp đầu xuân, năm mới. Đây như là một thử thách quyết định ai sẽ là người kế nhiệm ngôi vua nên các hoàng tử đua nhau tìm kiếm những của ngon, vật lạ trên trời, dưới biển để dâng lên vua cha. Trong đó có một người con trai thứ 18 của vua Hùng là Lang Liêu, một con người hiền lành, sống gần gũi với người dân lao động nghèo khổ nên lo lắng không biết có thứ gì quý để có thể dâng lên nhà vua. Một đêm, Lang Liêu nằm ngủ thì mộng thấy có vị thần chỉ cho cách làm một loại bánh làm bằng lúa gạo và những thứ có sẵn gần gũi với con người hàng ngày. Tỉnh dậy, ông sai người đi chuẩn bị các nguyên liệu tươi, ngon, chọn lọc kỹ lưỡng để làm món bánh này. Đến ngày như đã hẹn, các hoàng tử nô nức dâng lên bàn thờ mâm cao cỗ đầy, đủ tất cả các sơn hào hải vị nhưng riêng mâm cỗ của Lang Liêu thì chỉ có hai loại bánh nhìn rất đơn giản. Vua thấy lạ nên bèn hỏi và được Lang Liêu giải thích về ý nghĩa món bánh này. Vua nếm thử, thấy bánh ngon, lạ và có ý nghĩa sâu sắc nên đã đặt tên cho món bánh của Lang Liêu là bánh chưng và bánh dày rồi truyền ngôi lại cho hoàng tử Lang Liêu. Kể từ ngày đó, bánh chưng ra đời và hiện diện trong mâm cỗ tết của mỗi gia đình Việt cho đến nay.

Để làm một chiếc bánh chưng ngon thì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng. Nguyên liệu để làm nên bánh rất đơn giản, quen thuộc và dễ tìm bao gồm: gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ, hành và một số gia vị tẩm ướp như muối, hạt tiêu,... Người xưa dùng lá dong để gói, lá để gói bánh không quá non cũng không được quá già. Lá phải có còn lành lặn, không bị rách, không bị héo và có màu xanh đậm. Lá dong sau khi được chọn sẽ đem đi rửa sạch với nước. Khi rửa nên đặt lên cái mâm và dùng giẻ lau sạch hai mặt để tránh làm lá bị rách. Lá rửa xong đem phơi khô cho ráo nước, nên phơi lá nơi râm mát cho hơi héo để khi gói dễ hơn, tránh lá quá giòn dễ gãy lá. Về gạo nếp, để bánh ngon và dẻo thì chúng ta nên chọn loại gạo nếp nương. Gạo nếp mua về sàng qua, nhặt hết sạn đem đi ngâm trước 8 tiếng, khi nào chuẩn bị gói thì vớt gạo ra để ráo nước và xóc cùng với một ít muối. Thịt lợn nên chọn phần ba chỉ vừa có cả mỡ cả nạc, nếu chỉ chắc nạc thì khi ăn bánh sẽ rất khô thiếu vị béo ngậy của mở nhưng nếu mỡ quá nhiều thì khi ăn rất nhanh ngán. Thịt lợn được đem rửa sạch, cắt thành những miếng dài, ướp gia vị gồm muối ăn hoặc mắm, hạt tiêu cùng hành khô băm nhỏ. Đậu xanh lựa những hạt đều, có màu vàng đậm. Đậu đem đi vo sạch, đun nhừ rồi vo lại thành những cục tròn để làm nhân. Bên cạnh đó, lạt buộc bánh chưng cũng là một thứ cần chuẩn bị, lạt thường dùng lạt giang được làm từ ống cây giang. Lạt có thể được ngâm nước muối hay hấp qua cho mềm trước khi gói. Tất cả được chuẩn bị và bày sẵn chờ người gói.

Thuyết minh về phương pháp và cách làm bánh chưng

Sau quá trình chuẩn bị sẽ chuyển sang giai đoạn gói bánh, giai đoạn rất cần sự tính toán và đôi bàn tay khéo léo của người gói để bánh sau khi luộc được mềm, ngon, đẹp và không bị phèo nếp ở các góc. Đầu tiên lá được trải lên mâm đong một bát gạo đầy đổ vào, dàn đều rồi đổ tiếp nửa bát đỗ, xếp thịt vào trong, tiếp đến đổ thêm nửa bát đỗ lên và cho thêm 1 bát gạo nữa. Ta gạt cho gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc cho lá vuông các góc và siết chặt các dây lạt thì đã có một chiếc bánh chưng hoàn thiện. Buộc lạt phải thật chắc tay để khi buộc bánh không bị bung và bánh sẽ để được lâu ngày hơn. Nếu không phải là người quá khéo léo thì nên dùng khuôn để gói thì bánh sẽ đều, đẹp và dễ gói hơn.

Bánh sau khi gói xong được xếp ngay ngắn vào nỗi, đổ ngập nước và nhen lửa cháy vừa đủ để bánh được chín đều. Nếu đun bánh với lửa quá to sẽ khiến cho bánh dễ bị nhão bên ngoài nhưng phần nhân và gạo bên trong thường bị sống, khi ăn sẽ mất đi vị ngon, dẻo của miếng bánh. Bánh thường được nấu thời gian từ 8 đến 10 tiếng tùy thuộc vào lượng bánh trong nồi, cách vài tiếng cần thay nước để bánh có thể xanh ngon hơn và sau đó ta ngồi đợi nồi bánh chưng thơm lừng chín. Đôi lúc nên kiểm tra để tiếp nước kịp thời tránh để nước cạn quá. Những lúc ngồi canh nồi bánh, mọi người thường quây quần rủ rỉ nhau nghe về một năm đã qua và những kế hoạch cho năm mới đến. Cảm giác vun vầy bên nồi bánh thật ấm áp biết bao. Giai đoạn cuối cùng là vớt bánh ra sau khi bánh chín, bánh được thả vào chậu nước lạnh để bánh được săn hơn và mang đi ra ép cho bớt nước với bánh chưng vuông, với bánh chưng dài thì sẽ dùng rơm để lăn bánh tạo thêm độ dền nhất định, chỉnh lại cho đẹp đặt vào đĩa trang trọng dâng lên bàn thờ để thắp hương cho ông bà, tổ tiên.

Bánh chưng thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi người con đất Việt, là món ăn quen thuộc hiện diện trong đời sống văn hóa ẩm thực cũng như văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Đặc biệt, bánh chưng được dâng lên mâm cúng của ông bà tổ tiên bày tỏ lòng thành kính của của con cháu đối với ông bà, bề trên. Nếu tết mà thiếu bánh chưng thì đó thật sự là thiếu sót lớn. Trong bữa cơm ngày tết, miếng bánh chưng thơm, dẻo hương vị của gạo nếp, ngọt của đỗ xanh, đậm đà những miếng thịt ba chỉ hòa quyện vào nhau làm cho mâm cơm ngày tết ấm áp, chan hòa không khí vui vầy, đoàn viên.

Những ngày cận tết, khi những nồi bánh sùng sục sôi là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Dù ngày nay khi có sự du nhập của rất nhiều loại bánh ngon, đẹp mắt, lạ hơn thì bánh chưng vẫn khẳng định được vị thế không loại bánh nào thay thế được của nó. Vì đây là truyền thống, văn hóa, nét đẹp của con người Việt Nam, vậy nên chúng ta hãy nâng niu, gìn giữ những chiếc bánh chưng thơm thảo này.

Xem thêm >>> Thuyết minh về chiếc bánh chưng ngày Tết

                        Thuyết minh món bún chả

Trên đây là dàn ý chi tiết cùng bài văn bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng ngày tết mà Cunghocvui muốn gửi đến bạn học, chúc các bạn học tập tốt <3

Bạn đang gặp khó khi làm bài vănThuyết minh về cách làm bánh chưng lớp 8 ngắn nhất? Đừng lo! Hãy tham khảo những bài văn mẫu đã được tuyển chọn và biên soạn với nội dung hay nhất của Top lời giải dưới đây để nắm được cách làm cũng như bổ sung thêm vốn từ ngữ nhé. Chúc các bạn có một tài liệu bổ ích!

Dàn ý Thuyết minh về cách làm bánh chưng lớp 8 ngắn nhất

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về bánh chưng

2. Thân bài

* Nguồn gốc ra đời và sự phát triểncủa bánh chưng

- Vào đời vua Hùng thứ 18, bánh chưng được ra đời khi nhà vua muốn tìm người thích hợp để kế vị ngai vàng

-Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh chống và giữ nước

-Là loại bánh truyền thống mỗi khi Tết đến xuân về

...

* Cách gói bánh

-Chuẩn bị nguyên liệu: lá dong, gạo nếp đã ngâm, đỗ xanh, thịt,...

-Cách gói:

  • Bánh chưng vuông
  • Bánh chưng dài

* Công đoạn luộc bánh

-Xếp bánh ngay ngắn vào xoong, đổ nước đầy

-Đun trong thời gian khoảng 7-10 tiếng

-Thay nước để bánh được xanh và dền hơn (ngon hơn)

-...

* Vai trò của từng loại bánh

-Bánh chưng vuông: thường để thờ cúng ngày Tết

-Bánh chưng dài: cắt ra thành từng miếng vừa ăn, đem cúng cùng mâm cỗ Tết lên tổ tiên,...

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của bánh chưng

- Đánh giá và liên hệ

Thuyết minh về cách làm bánh chưng lớp 8 ngắn nhất - Bài mẫu 1

Nếu như Hàn Quốc có kim chi và canh rong biển, Nhật Bản có cơm sushi thì Việt Nam lại nền nã y như nó vốn có với món bánh chưng truyền thống.

Mỗi loài hoa sẽ có một hương thơm riêng, mỗi dân tộc sẽ có một bản sắc văn hóa và phong tục tập quán đặc trưng không trộn lẫn. Một trong những yếu tố tạo nên Văn hóa bản sắc dân tộc là văn hóa ẩm thực. Vâng, và chúng ta đang nói đến dân tộc Việt Nam dịu dàng và duyên dáng với chiếc áo dài duyên dáng, dưới chiếc nón lá xinh xinh và du dương trong những câu quan họ ngọt ngào nồng đượm. Chắc có lẽ bởi thế mà bánh chưng- một món ăn giản dị đã trở thành món ăn truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời vua hùng thứ sáu, nhà vua đã già và muốn truyền ngôi cho con nhưng chưa biết chọn ai trong số những người con trai của mình. Bởi thế, vua Hùng bèn gọi các con lại và nói rằng nếu ai tìm được món ăn ngon nhất để cúng Tiên Vương thì sẽ được nối ngôi. Các Lang nghe vua cha nói vậy, bèn kẻ lên rừng, người xuống bể tìm của ngon vật lạ, sơn hào hải vị để mang về cúng Tiên vương. Người con thứ mười tám của nhà vua là Lang Liêu, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh đâm sinh bệnh rồi chết. Từ nhỏ, chàng đã sống ở ngoài cung vua, hòa nhịp với cuộc sống của nhân dân lao động. Chàng vốn tính tình thuần hậu, chí hiếu nhưng lực bất tòng tâm , không biết kiếm của ngon vật lạ ở đâu để dâng lễ Tiên Vương. Vào đêm trước ngày tế lễ, chàng nằm mộng thấy có người chỉ rằng:” Vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo, là thức ăn nuôi sống con người. nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông tượng trưng cho trời đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh giấc, bèn làm theo lời thần dặn làm bánh cúng Tiên Vương và được vua hùng truyền ngôi cho. Từ đó, bánh chưng trở thành một vật không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết trong dân gian Việt Nam.

Bánh chưng hình vuông, được gói bằng lá rong màu xanh rất đẹp mắt. Đó là một món ăn giản dị xuất phát từ một nền văn minh lúa nước. Nguyên liệu chính để làm bánh là gạo nếp, đỗ xanh, hành củ, hạt tiêu và thịt lợn. Gạo càng ngon thì bánh sẽ càng dẻo. Thịt lợn phải là thịt ba chỉ vừa nạc vừa mỡ. Thịt quá nạc bánh sẽ bị khô và ngược lại thịt quá mỡ sẽ khiến cho bánh ăn bị ngấy, mau chán Khi gói bánh, sau một lớp gạo lè đến một lớp đỗ, nhân là thịt lợn và hành được cho ở giữa rồi tiếp tục đến một lớp đỗ, rồi một lớp gạo. Lá dong là lá được dùng để gói bánh chưng vì có màu xanh rất đẹp và dịu, lại không làm mất đi hương vị của bánh. Khi gói phải gói thật kín, để khi luộc nước không thể vào trong, bánh mới ngon. Lạt phải buộc thật chặt, chắc nhưng phải khéo. Gói lỏng tay, bánh không ngon. Song nếu quá chắc, bánh cũng không ngon.

Độc đáo nhất là, bánh chưng được nấu trong thời gian dài, 8-10 tiếng đồng hồ. phải để lửa vừa phải, không to quá và cũng không bé quá. Tuy gọi là luộc bánh chưng nhưng nước không trực tiếp tiếp xúc với nguyên liệu được luộc (gạo nếp, đỗ, thịt lợn,…) nên là hình thức hấp hay chưng giúp giữa nguyên được vị ngon của gạo đỗ và thịt. Chắc có lẽ vì cách chế biến ấy mà người ta mới gọi thứ món ăn bổ dưỡng ấy là bánh chưng. Thời gian luộc bánh lâu nên các hạt gạo mềm ra như quyện vào nhau, không giống như khi đồ xôi. Khi hạt gạo nhừ mà quyện vào nhau như thế người ta gọi là bánh chưng “rề”, tức là bánh chưng đó đã đạt đến độ quyện dẻo như ý, là bánh ngon. Cũng nhờ đặc điểm thời gian làm chín bánh lâu, lại trong nước sôi nên nhân bánh là đỗ hay thịt có đủ thời gian để nhừ ra, hòa quyện đan cài các hương vị vào với nhau tạo nên một món ăn hoàn chỉnh nhất. Đó phải chăng cũng là quan niệm sống hòa đồng, hòa quyện, cởi mở của dân tộc ta?

Chế biến bánh chưng không khó nhưng cần công phu tỉ mỉ và bàn tay khéo léo. Đó cũng chính là những đức tính cao đẹp của con người Việt Nam.

Thuyết minh về cách làm bánh chưng lớp 8 ngắn nhất - Bài mẫu 2

Bánh chưng là món ăn dân tộc mà ngày Tết gia đình nào cũng có để thờ cúng tổ tiên, sau đó là ăn trong dịp Tết. Với nhiều người dân, bánh chưng là biểu tượng của sự sum vầy, đầy đủ trong năm mới. Đây cũng là món ăn có bề dày lịch sử lâu đời trong ẩm thực nước nhà.

Theo lịch sử ghi chép lại bánh chưng ra đời thời vua Hùng thứ 6. Sau khi đánh dẹp giặc ngoại xâm nhà vua yêu cầu các hoàng tử, quan lại hãy dâng lên vua cha thứ quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên. Lang Liêu trăn trở chưa tìm được thứ gì quý giá dâng lên vua, khi nằm mơ chàng thấy vị thần đến chỉ cho cách làm một loại bánh từ lúa gạo và những nguyên liệu có sẵn gần gũi với người nông dân, quả thực thứ bánh đó làm vua cha rất hài lòng. Bánh chưng bánh dày ra đời từ đó và được lưu truyền đến ngày nay.

Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng cách làm bánh chưng truyền thống vẫn không có nhiều sự thay đổi. Nguyên liệu chủ yếu là nếp, lá dong, thịt, đậu xanh đã được giã nhỏ. Nếp khi mua phải chọn những hạt tròn, không bị mốc khi nấu lên sẽ có mùi thơm. Đậu xanh phải là loại đậu có màu vàng, đậu xanh sẽ được sử dụng làm nhân bánh. Phần thịt cũng làm nhân nên cần phải chọn thật tỉ mỉ, thông thường sẽ mua thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Phần cuối cùng đó là mua lá dong gói bên ngoài tạo nên sự thẩm mỹ cho chiếc bánh chưng. Lá dong phải còn tươi, có gân, màu xanh đậm. Khi mua lá dong về phải rửa bằng nước, cắt phần cuống.

Khi mua xong các nguyên liệu cần thiết, bắt tay vào gói bánh chưng. Công đoạn này yêu cầu người làm phải khéo léo, cẩn thận mới tạo nên chiếc bánh chưng đẹp. Thông thường gấp 4 góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh là phần nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Người làm phải chuẩn bị dây để gói, cố định phần ruột bên trọng được chắc chắn khi đó nấu bánh sẽ thuận lợi.

Sau quá trình gói bánh người thực hiện chuyển sang nấu bánh, nấu bánh chưng với ngọn lửa từ củi khô, cho bánh vào trong một nồi lớn, đổ đầy nước và nấu liên tục trong thời gian từ 8-12 tiếng. Khi nấu đủ thời gian trên bánh sẽ dẻo, ngon hơn.

Bánh chưng không chỉ là món ăn dân tộc mà còn mang biểu tượng may mắn, sum vầy trong năm mới. Dịp Tết có những chiếc bánh chưng trên bàn thờ tổ tiên là cách để tỏ lòng tôn kính, biết ơn với thế hệ trước. Bánh chưng còn dùng làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Thuyết minh về cách làm bánh chưng lớp 8 ngắn nhất - Bài mẫu 3

Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vị đất nước. Khi ấy Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba đồ sử dụng trong ngày tết?.

Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang đến những lễ vật. Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng trưng cho trái đất hình vuông.

Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt lợn, lạt. Tất cả những vật liệu ấy đều không thể thiếu được.

Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đã đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đỗ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. Khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tư nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau mà thôi.

Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy. Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.

Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thơ ông bà với những món hoa quả bánh kẹo trên đó.

Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không. Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.

Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mở thì cũng có thể ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mỡ không còn ngáy như khi luộc bình thường nữa mà nó rất dễ ăn.

Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt nam ngày Tết.

---/---

Như vậyTop lời giải đã trình bày xong bài văn mẫuThuyết minh về cách làm bánh chưng lớp 8 ngắn nhất. Hy vọng sẽ giúp ích các em trong quá trình làm bài và ôn luyện cùng tác phẩm. Chúc các em học tốt mônVăn!