Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực

Trong những năm qua, Đảng ủy - Ban Giám đốc học viện luôn coi trọng công tác huấn luyện thể lực, xác định đào tạo phải đi đôi với rèn luyện sức khỏe, do vậy mỗi học viên học tập tại Học viện Kỹ thuật quân sựkhông chỉ được trang bị kiến thức mà còn phải thường xuyên rèn luyện để có thể lực tốt.

Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Hằng năm mỗi học viên đều được kiểm tra thể lực 4 lần.

Mỗi học viên đào tạo dài hạn kỹ sư quân sự hệ đại học tại Học viện Kỹ thuật quân sự phải đáp ứng đủ 5 chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp, bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên môn; ngoại ngữ B1: tiếng Nga, tiếng Anh; kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản; năng lực chỉ huy và tác phong quân nhân; sức khỏe và rèn luyện thể lực. Trong đó, chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực chuyên môn và chuẩn đầu ra về năng lực chỉ huy và tác phong quân nhân là hai chuẩn đầu ra chính, được rèn luyện xuyên suốt. Với chuẩn đầu ra về sức khỏe và rèn luyện thể lực, để đảm bảo chất lượng chuẩn đầu ra trong điều kiện là một trong số ít các trường quân đội có học viên nữ, Học viện Kỹ thuật quân sự đã xây dựng các nội dung huấn luyện và đặt ra yêu cầu riêng giữa học viên nam và học viên nữ, đảm bảo phù hợp nền tảng thể lực của mỗi nhóm đối tượng.

Trong 5 năm học tập và rèn luyện thể lực tại học viện, hằng năm mỗi học viên đều được kiểm tra thể lực 4 lần (mỗi quý kiểm tra một lần), mỗi lần kiểm tra, học viên thực hiện 5 nội dung: Chạy 100m; co tay xà đơn (chống tay xà kép, nâng tạ 25kg); bật ba bước chụm chân; chạy 3000m và bơi tự do/3 phút, trong 5 nội dung kiểm tra học viên phải đạt tối thiểu 4 nội dung trở lên, trong đó nội dung bơi bắt buộc phải đạt yêu cầu trở lên thì mới đạt.

Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Để rèn luyện thể lực đạt hiệu quả đòi hỏi cần có phương pháp huấn luyện thể lực.

Để việc đánh giá trình độ thể lực của học viên phản ánh đúng thực lực, khắc phục những hạn chế trong huấn luyện thể lực của học viên, Đảng ủy - Ban Giám đốc học viện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo duy trì thực hiện nghiêm công tác huấn luyện thể lực đối với học viên, ban hành một số văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra rèn luyện thể lực. Sau khi các cơ quan, đơn vị đồng bộ vào cuộc, tiêu chí đánh giá chuẩn đầu ra rèn luyện thể lực bắt đầu đối với học viên đào tạo kỹ sư quân sự được triển khai thực hiện từ năm 2017 và áp dụng cho học viên khóa 48.

Theo Thượng tá Phạm Văn Chí, Trưởng ban Quản lý thể thao, văn phòng, Học viện Kỹ thuật quân sự, năm 2017 kiểm tra chuẩn đầu ra rèn luyện thể lực cho học viên K48 lần đầu chỉ đạt khoảng 25 - 27% và đến lần kiểm tra thứ tư mới hoàn thành 100% đạt yêu cầu nhưng sau 5 năm, đến năm 2022, chất lượng thể lực của học viên đã được nâng lên rõ rệt. Năm 2022 lần kiểm tra đầu tiên tỷ lệ đạt yêu cầu đã lên đến hơn 90 %, thậm chí có đơn vị đạt hơn 95%. Đây là kết quả ấn tượng khẳng định những nỗ lực, cố gắng của thầy và trò học viện trong việc đảm bảo chuẩn đầu ra về rèn luyện thể lực”.

Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tổ chức phương pháp huấn luyện the lực
Tập luyện bơi tại Học viện Kỹ thuật quân sự.

Trung tá Nguyễn Văn Như, Khoa Quân sự, Học viện Kỹ thuật quân sự chia sẻ: "Để rèn luyện thể lực đạt hiệu quả thì cán bộ giảng dạy phải có phương pháp tổ chức, phương pháp huấn luyện thể lực cho bộ đội. Đối với các tiêu chí rèn luyện thể lực liên quan đến sức mạnh, sức bền, là yêu cầu khó đối với học viên nữ thì không những đòi hỏi học viên nữ có nền tảng thể lực vững chắc mà còn đòi hỏi ý chí nỗ lực. Vai trò của giáo viên, người hướng dẫn phải ổn định tinh thần".

Trung sĩ Hoàng Thị Thương, học viên Lớp Khí tài quang-Quang điện tử, Đại đội 255, Tiểu đoàn 2 chia sẻ: “Đối với những nội dung khó như chạy 1.500m thì với những học viên nữ như chúng tôi sẽ luyện tập theo thứ tự tăng dần. Yêu cầu chuẩn đầu ra là 4 vòng tương đương với 1.500m thì chúng tôi sẽ luyện tập từ từ, từ 3 vòng đến 4 vòng lên 5 vòng, 6 vòng, đảm bảo đạt kết quả tốt lúc kiểm tra thật”.

Có thể khẳng định, sau 5 năm triển khai thực hiện đánh giá chuẩn đầu ra rèn luyện thể lực đối với học viên đào tạo kỹ sư quân sự, đã giúp cho cán bộ, học viên tại Học viện Kỹ thuật quân sự có nhận thức đúng đắn, đầy đủ về việc rèn luyện sức khỏe, từng học viên đã tự giác chấp hành chế độ rèn luyện, phong trào hoạt động thể thao, chất lượng thể lực được nâng cao.

BĂNG CHÂU

A. TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN

1. Khái niệm

Tổ chức huấn luyện điều lệnh là xác định đợn vị để huấn luyện và luyện tập một cách khoa học, phù hợp với từng nội dung và đối tượng huấn luyện, bảo đảm cho quân nhân nắm vững nội dung, rèn luyện thành thạo động tác đội ngũ, nâng cao chất lượng huấn luyện.

2. Phân cấp huấn luyện

 a. Tập huấn cán bộ

    Tập huấn cán bộ là để nâng cao kiến thức, thống nhất nội dung và tổ chức phương pháp huấn luyện làm cơ sở để huấn luyện cho cơ quan và đơn vị.

    Tập huấn cán bộ thường được tổ chức vào trước năm hoặc giai đoạn huấn luyện, do chỉ huy trên 1- 2 cấp (so với thành phần tập huấn) trực tiếp chỉ huy điều hành.

    Tổ chức tập huấn thường lấy đơn vị đại đội (lớp) để lên lớp, do tổ giáo viên đảm nhiệm huấn luyện. tiểu đội trưởng trực tiếp duy trì, hướng dẩn luyện tập theo kế hoạch của giáo viên.

   b. Bồi dưỡng các bộ huấn luyện

   Ngoài những đợt tập huấnở các cấp, đối với cấp tiểu đoàn và đại đội phải tiến hành bồi dưỡng cán bộ huấn luyện theo chế độ hằng tuần, tháng và trước mỗi đề mục huấn luyện.

    Bồi dưỡng cán bộ theo nguyên tắc cấp trên bồi dưỡng cho cấp dưới. Cấp nào tổ chức bồi dưỡng thì cấp đó chủ trì điều hành.

 c. Tổ chức huấn luyện cho từng đối tượng

-     Học tập tại chức cho cán bộ: kế hoạch học tập tại chức cho cán bộ ở cơ quan, đơn vị do người chỉ huy trên một cấp quy định. Tổ chức học tập theo từng đơn vị (cơ quan).

-     Huấn luyện cho đơn vị:

+  Huấn luyện một bài lý thuyết: Lấy đơn vị trung đội hoặc đại đội để lên lớp, do trung đội trưởng hoặc cán bộ đại đội trực tiếp giảng. Tổ chức thảo luận, thường lấy đơn vị trung đội, do cán bộ trung đội trưởng duy trì.

+  Huấn luyện một bài động tác đội ngũ từng người: Theo hướng dẩn số 147/QH ngày 8-3-1996 của Cục Quân huấn " Về tổ chức giáo viên huấn luyện điều lệnh đội ngũ" lấy đơn vị trung đội để lên lớp, do tổ giáo viên chuyên trách giới thiệu nội dung và hướng dẩn tổ chức luyện tập; trung đội trưởng là người trực tiếp chỉ huy điều hành luyện tập. Tiểu đội trưởng duy trì hướng dẩn luyện tập và sửa tập cho tiểu đội.

 +  Huấn luyện một bài đội ngũ đơn vị:

Học đội hình tiểu đội, lấy đơn vị trung đội để huấn luyện.

Học đội hình trung đội, đại đội: lấy đơn vị đại đội để huấn luyện.

Học đội hình cấp tiểu đoàn: lấy đơn vị tiểu đoàn để huấn luyện (giới thiệu bằng sơ đồ).

Học đội hình cấp trung đoàn: lấy đơn vị cấp tiểu đoàn và cơ quan trung đoàn để huấn luyện (giới thiệu bằng sơ đồ).

B. PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

1. Khái niệm

            Phương pháp huấn luyện là cách thức và biện pháp tiến hành của cán bộ huấn luyện, nhằm truyền đạt và tiếp thu những nội của điều lệnh quân đội, giáo dục bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức lỹ luật, rèn luyện năng lực thực hành cho quân nhân và đơn vị, làm cơ sở để rèn luyện và chấp hành.

2. Phương pháp huấn luyện điều lệnh

Huấn luyện theo phương pháp trực quan, kết hợp giữa lý luận với hướng dẫn tổ chức thực hiện, kết hợp giữa giảng lý thuyết với làm mẫu động tác, lấy làm mẫu động tác là chính. Nhằm giúp cho người học nhận thức sâu về nội dung, hành động được thống nhất trong toàn đơn vị.

Muốn có phương pháp huấn luyện tốt, người dạy phải nắm chắc đối tượng huấn luyện, nắm vững lý thuyết, thành thạo về thực hành động tác, biết vận dụng sáng tạo phương pháp huấn luyện cho từng đối tượng, thông qua kinh nghiệm thực tế trong công tác giáo dục, huấn luyện, quản lý, xây dựng đơn vị để truyền thụ đầy đủ những kiến thức, tạo điều kiện cho người học dễ nhớ, dễ hiểu, để chấp hành.

3. Phương pháp huấn luyện của người dạy

-     Giảng một bài lý thuyết: Người dạy giảng từng nội dung, kết hợp dẩn chứng liên hệ thực tế vào đơn vị, để từ đó đề ra biện pháp tổ chức thực hiện.

-     Huấn luyện một động tác đội ngũ, người dạy kết hợp giữa giảng giải và làm động tác, thực hiện qua 3 bước: Làm nhanh – làm chậm phân tích từng cử động – làm tổng hợp phân chia theo cử động của động tác.

-     Huấn luyện đội ngũ đơn vị:

  • Đối với đội hình tiểu đội, trung đội, người huấn luyện giới thiệu lý thuyết và đội mẫu thể hiện bằng hình thức xếp quân cờ: nói đến đâu đội mẫu thể hiện đến đó.
  • Đối với đội hình đội hình đội mẫu trở lên, giới thiệu trên sơ đồ, sau đó xếp vị trí thực tế, không có đội mẫu. Riêng lớp tập huấn cán bộ có thể sử dụng đội mẫu thể hiện.

4. Phương pháp luyện tập (thục luyện) của người học

-     Thảo luận một bài học lý thuyết, người học phải nghiên cứu kỹ nội dung câu hỏi, chuẩn bị những ý chính cần phát biểu. Khi thảo luận đi sâu phân tích nội dung, lấy dẫn chứng thực tế ở đơn vị để minh họa, đồng thời đề ra phương hướng cho bản thân thực hiện. Quá trình thảo luận có thể nêu những vấn đề mà bản thân nhận thức chưa sâu để tổ thảo luận làm rõ thêm.

-      Luyện tập động tác đội ngũ từng người: Người học thực hiện theo 4 bước: Từ nghiên cứu tập từng cử động đến tập hoàn chỉnh động tác và hiệp đồng trong phân đội. Lấy luyện tập cơ bản từng người làm trọng tâm, luyện tập kết hợp với bình tập, thực hiện sai đâu sửa đấy.

-     Luyện tập đội ngũ đơn vị: Thực hiện theo 3 bước: Từ nghiên cứu động tác, tập chậm phân đoạn, tập hoàn chỉnh nội dung.

-     Học đội hình cấp nào thì người chỉ huy cấp đó tổ chức để xếp vị trí từng số, từng phân đội và vị trí chỉ huy cấp dưới.

C. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN

      Tổ chức và phương pháp huấn luyện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất.

      Tổ chức huấn luyện chặt chẽ, phù hợp sẽ tận dụng được thời gian, nâng cao chất lượng buổi học. Có phương pháp huấn luyện đúng, hướng dẫn luyện tập cụ thể, tỷ mỷ, phù hợp với từng đối tượng sẽ làm người học dễ tiếp thu, chất lượng luyện tập đạt tốt hơn.

       Do vậy trong công tác huấn luyện, người chỉ huy và cán bộ huấn luyện phải chú trọng đến tổ chức và phương pháp huấn luyện, để chất lượng huấn luyện ngày càng được nâng cao.