Tóm tắt phim Tân Kinh hoa yên vân

Tóm tắt phim Tân Kinh hoa yên vân

Tử vi lá số

Trả lời 14 năm trước

Tớ chỉ nói qua về kết thúc thôi nhé! Vì thực sự nó rất dài và có thể làm nhiều người xem không thích biết trước. Cuối cùng Mộc Lan và Tôn Á rất hạnh phúc, một kết cục có hậu không đơn thuần khiến người xem cảm thấy mát lòng mát dạ, mà còn để lại cho khán giả một sự suy ngẫm "Hạnh Phúc, của mình, chỉ có mình mới có thể tìm đc". Đó phải chăng chính là tư tưởng "tự lực cánh sinh" của cách mạng vô sản ? Kết cục của Mộc Lan-Tôn Á phải chăng là tương lai tươi sáng cho một Trung Quốc đang chuyển mình? Kết thúc có rất nhiều cái chết. Cái chết của 2 ông bà Tăng, cái chết của ông Diêu, cái chết của đại gia đình họ Ngưu, và cái chết của Mạc Sầu. Mỗi cái chết đều có một ý nghĩ đặc biệt. Nhưng hầu như họ đại diện cho những cái sẽ mất đi trong xã hội Trung Quốc tốt đẹp cần hướng tới. Những người thế hệ cũ ra đi sẽ đem theo mọi tàn dư của phong kiến TQ, những con người lệch lạc bởi tư tưởng học đòi Phương Tây một cách quá trớn cũng không thể tồn tại. ĐÓ chính là sự SÀNG LỌC . Cuối cùng, Mộc Lan đã hạnh phúc , đã có được thứ mà cô xứng đáng có được , mặc dù "Lệ có tuôn trào từ khóe mi" (lời bài Phát Hiện - sountrack phim) . Và cô cùng chồng con hòa vào cuộc kháng chiến chống Nhật vỹ đại !

Tóm tắt phim Tân Kinh hoa yên vân

VTV3 chiếu KHYV là lần thứ 4 mình xem lại bộ phim này , nhưng cũng có thể nói là lần đầu tiên. 3 lần trước mình xem rải rác từ năm 2005 đến bi h, nhưng đều là xem bằng tiếng Trung nên không hiểu lắm. Có lẽ từ trước đến giờ suy nghĩ, xem một bộ phim đã biết hết nội dung cốt truyện như thế thì khoái cảm sẽ giảm rất nhiều. Nhưng bây giờ mình đã biết hoàn toàn sai lầm. Có những bộ phim càng xem lại càng chán, nhưng cũng có những bộ phim càng xem lại càng hay. Và Kinh Hoa Yên Vân ... là một bộ phim như thế ! Diêu Mộc Lan , hình tượng được nhà văn Lâm Ngữ Đường dựng lên là một nhân vật hoàn mỹ , từ nhỏ đã được cha nuôi dạy theo một phương pháp khác người và không bị trói buộc bởi các hủ tục và quan niệm cho các cô gái Trung Hoa thời bấy giờ (bó chân, học ít mới là phúc...) , cô rất thông minh, đa tài, hiểu lễ nghĩa , độ lượng , luôn nhìn đời với con mắt lạc quan nhưng vẫn làm chủ được mọi tình thế. Thật không may, cô lại sống trong một xã hội xáo trộn bởi sự giao thoa của hai nền văn hóa, 2 tư tưởng hoàn toàn khác nhau . Tất cả đã đưa đẩy cô đến một hoàn cảnh không thể trớ trêu hơn - CHẤP NHẬN (chứ không phải "PHẢI") lấy người mình không yêu . Cho đến giờ mình vẫn chưa hết bàng hoàng cách mà Lâm Ngữ Đường xây dựng tình tiết như vậy, và trên hết, đây là lần đầu tiên mình gặp một cái mở đầu khác lạ đến như thế. Mình đã từng hỏi, phải chăng chính cái quái dị đó đã làm nên chữ "kinh điển " cho tác phẩm KHYV (đã từng được đề cử giải Nobel) Nhưng hóa ra không hẳn. Mọi thứ đều có lí do và ý nghĩa sâu xa của nó ... Câu chuyện lấy bối cảnh những năm 30 , khi xã hội phong kiến TQ vừa sụp đổ nhưng những tàn dư của nó để lại không ít, trong khi tư tưởng phương Tây du nhập vào ngày càng nhiều. Điều này đã gần như nhào nặn đất nước Trung Hoa thành hai thế cực . Xem KHYV, bạn sẽ cảm nhận rõ điều này khi ông Tăng ở cục điện báo liên tục nhận được những thông tin về các cuộc phiến loạn và những manh động của quân Bắc Phạt. Ban đầu mình không hề để ý nhiều đến những tình tiết tưởng như nhỏ nhặt này , chỉ nghĩ nó đơn giản để nói về tình hình Mạn Ni nhưng không phải. Hoàn toàn là có dụng ý . Mà khi đã hiểu ra rồi thì bạn sẽ Euréka , mọi thứ dường như sáng trưng trước mắt bạn. Ý đồ của Lâm Ngữ Đường càng ngày càng rõ ràng khi dựng lên sự việc hai nhà Diêu - Ngưu cùng 1 lúc trở thành thông gia của nhà họ Tăng. Họ Diêu không điển hình cho gia đình của tàn dư cũ, nhưng điển hình cho tư tưởng , đạo lý của người Trung Quốc. Ngược lại họ Ngưu đại diện cho những người bị Tây hóa và mất bản sắc dân tộc. Điều thú vị là hai nhà này có cách thích nghi với xã hội một cách hoàn toàn đối lập. Đơn cử như đêm Trung Thu, ông Diêu cùng cả nhà xum vầy quanh bàn ăn thậm chí mời cả nô tì vào ăn cùng rồi vừa ăn vừa ngắm trăng. Còn tại Dinh thự nhà ông Ngưu bữa tiệc lại chỉ có 2 ông thông gia ngồi đàm đạo chuyện quốc sự , vợ con phải đi ăn chỗ khác . Xem phim, ban đầu thấy quay nhiều cảnh rất thiếu nội dung của 2 nhà , cứ nghĩ là thừa thãi . Đến khi phát hiện ra cảm thấy thật ngỡ ngàng và thích thú. Tư tưởng phân luồng trong xã hội và ngay cả trong nội bộ một gia đình cũng có sự khác biệt giữa các thế hệ . Họ Diêu có chị cả Mộc Lan luôn sống với những đạo lý xưa nhưng không cũ của người Trung Quốc . Quan điểm tư tưởng của cô là : cuộc sống đáng quý nhất ,đáng trân trọng nhất chính là 2 chữ TÌNH NGHĨA. Cô em út Mạc Sầu lại thấm nhuần tư tưởng của các cô gái phương Tây, dám yêu , dám hận giống như hình ảnh của cô búp bê Nora dưới ngòi bút của nhà văn Nga Henrik Ibsen . Họ Tăng với 3 người con trai - mỗi người một tính cách và cũng có sự khác biệt sâu sắc. Đặc biệt so sánh giữa cậu 2 Khâm Á và cậu ba Tôn Á. Một người nhu nhược, cha mẹ đặt đâu thì ngồi đấy, không hề có chính kiến một người sống theo chủ nghĩa cá nhân, bất mãn với cảnh bị trói buộc bởi những giáo điều và luôn tìm kiếm sự tự do. Đưa con mắt xem phim lại gần hơn chút nữa, ta lại bắt gặp điều Lâm tiên sinh muốn khẳng định ngày càng sâu sắc khi cố tình gán 2 chiếc đũa lệch Mộc Lan và Tôn Á thành một đôi. Ngay cả giữa hai vợ chồng cũng có sự đối lập . Đến đây dụng ý của Lâm Ngữ Đường quá rõ rồi . Nhưng thâm thúy hơn, sâu thẳm hơn, đó chính là sự đấu tranh giữa những cái cũ và cái mới trong con người của chính Mộc Lan, cô gái không hề bị bó buộc bởi những phong tục lạc hậu và luôn tìm muốn đến một tình yêu tự do của xã hội hiện đại. Nhưng chính bởi cô vẫn còn có những đạo lý lâu đời lại sống trong xã hội mà 2 chữ Danh dự được đặt lên hàng đầu khiến cô không thể thoát khỏi số phận trớ trêu . Cả một xã hội, từ trên xuống dưới, từ lớn đến nhỏ đều như vậy, phải chăng , đó chính là cái khuôn mà Lâm Ngữ Đường muốn nhấn mạnh ? Một con người, một gia đình cũng có thể hiện thân cho cả xã hội . Vậy phải chăng Lâm tiên sinh muốn tìm ra con đường giải thoát cho con người và chính đất nước Trung Quốc hỗn loạn bẫy giờ . Diêu Mộc Lan - tượng đài bất khuất mà Lâm tiên sinh dựng lên để đại diện cho toàn thể dân tộc Trung Hoa sẽ làm j? Nỗi đau của Mộc Lan, nỗi đau của Trung Quốc liệu có được hóa giải? Kiếp nạn này liệu có trở thành Hạnh Phúc? Đó chính là tầm vĩ mô của Kiệt Tác Kinh Hoa Yên Vân đã đi vào lịch sử văn học Trung Quốc . Nãy giờ hình như nói đến kịch bản và nguyên tác nhiều hơn là phim . Không thể phủ nhận ban đầu mình để ý phim này hoàn toàn là vì có Vy Vy. Nhưng bây giờ mình sẵn sàng kể ra cả núi lí do cho cái sự tuyệt vời của nó. Vy Vy- Triệu Vy diễn viên duy nhất có thể lột tả được hình tượng Mộc Lan , đây không phải lời nhận xét, mà là lời khẳng định, của chính đạo diễn và nhà sản xuất phim. Vai diễn Mộc Lan của Triệu Vy đánh dấu sự trở lại với màn ảnh nhỏ sau 4 năm nói không với phim truyền hình. Và tạo hình , diễn xuất của chị trong phim này đã không làm cho khán giả thất vọng. Mộc Lan của Triệu Vy thật đáng mến và gần gũi ,so với Mộc Lan của Triệu Nhã Chi ngày xưa thì thật và gần hơn nhiều . Nội tâm của Mộc Lan khá phức tạp cũng đã được Triệu Vy thể hiện hoàn hảo. Đặc biệt lối diễn suất bằng ánh mắt của VyVy ngày càng thành thục , hầu như nhiều lúc chỉ cần nhìn vào mắt chị cũng có thể chạm vào được cảm xúc của Mộc Lan. Hãy xem clip Phát Hiện để kiểm nghiệm điều tớ vừa nói nhé Phan Quảng Minh- Tăng Tôn Á , tớ phải nói là tớ rất thích Tôn Á của Quảng Minh. Thích lắm ấy, anh ý thể hiện cái NGÔNG của Tôn Á quá xuất sắc. Quá hay ! Cũng có thể một phần là do tớ thích mẫu người có chút ngông nghênh như Tôn Á chăng ? Nhưng phải nói mặc dù Tôn Á làm cho Mộc Lan khổ nhiều vậy mà tớ vẫn thích , thích hình tượng của Tôn Á thậm chí còn hơn Mộc Lan , hehe. Trần Bảo Quốc - Diêu Tư An , với Trần Bảo Quốc, tớ luôn cần hai chữ "ẤN TƯỢNG" , lỗi diễn xuất của bác thu hút kì lạ và để lại dấu ấn rất sâu đậm trong lòng khán giả. Với nhân vật ông Diêu, bác Trần diễn đạt rất rất hay hai chữ Tình Cha trong những tập đầu của bộ phim. Đến những tập cuối, hình ảnh ông hét trong biển lửa của căn nhà cũ khiến mình cảm thấy ấn tượng nhất. Cái cách ông ngước lên nhìn trời không làm cho ta có cảm giác ông cam chịu và bất lực trước số phận một chút nào, ngược lại, ông đang thách thức , ông đã già rồi nhưng nhưng sẵn sàng đấu tranh và hi sinh tất cả để giành lại Trung Quốc từ tay ng Nhật . Phan Hồng- Tăng Phu Nhân , chẳng muốn nói j hơn ngoài 1 câu "ĐÓ CHÍNH LÀ BẢN LĨNH CỦA Bác PHAN HỒNG". 4 nhân vật trên mình ấn tượng nhất phim, ngoài ra mình cũng thích Mạc Sầu của Kì Văn (cô bé này cá tính đấy chứ ), Lập Phu của Vĩ Đức (anh này diễn cũng bt , nhưng đc cái đẹp trai, hé hé) và ông Tăng của bác Khấu Chấn Hải nữa (vai nì hơi mờ nhạt nhưng mừ tóm lại tớ vẫn thích bác Khấu nên không hề j lắm Hì, thôi không viết nữa, dài quá chả ai thèm đọc . Tớ muốn kết lại một câu thôi , HÃY XEM Kinh Hoa Yên Vân NHÉ , 12 h trên VTV3