Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

Hình dạng quả dâu Đà Lạt không đồng đều, trái vừa phải không quá to và mềm. Dâu Trung Quốc rất đều, quả cứng mịn, màu đỏ sậm đẹp.

Kỹ sư Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện Đà Lạt rộ mùa dâu tây nên dâu Trung Quốc tạm lánh. Tuy nhiên, trước đó dâu Trung Quốc có mặt khá nhiều ở Đà Lạt, được dán mác dâu tây Đà Lạt sau đó được đưa đi các tỉnh thành khác bán với giá rất thấp. Chất lượng giữa hai loại dâu này rất cách biệt, nhưng ít người tiêu dùng nhận biết được. "Đây là hình thức đánh lừa xuất xứ và ăn cắp thương hiệu", ông Hưng nhấn mạnh.

Cuối năm 2013, Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu dâu tây Trung Quốc và dâu Mỹ đá Đà Lạt để so sánh, kết quả cho thấy có sự khác biệt rất rõ ràng giữa hai loại. Đây cũng là cơ sở để người tiêu dùng nhận biết, nhận dạng đặc điểm dâu tây Trung Quốc và dâu tây Đà Lạt.

Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

So sánh hình dạng các giống dâu tây Đà Lạt với dâu Trung Quốc. Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng.

Đặc điểm Dâu Đà Lạt Dâu Trung Quốc Hình dạng trái Quả không đồng đều Độ đồng đều cao Kích thước trái Quả vừa phải, không quá to Quả to Độ cứng quả Mềm, không nhẵn mịn Quả có độ cứng, mịn Màu sắc Đỏ không đồng đều, sậm màu ở thân, phần cuống hơi trắng Màu đỏ sậm rất đẹp mắt Phần dài quả (phủ cuống) Mỏng ngắn, phủ một phần trên trái dâu, màu xanh nhạt Màu đỏ đậm hơn, không có màu trắng đan xen Mùi vị Mùi thơm đặc trưng, khi ăn mềm dai, có vị chua thanh Không có mùi thơm, khi ăn có cảm giác bở, không có vị chua thanh

Ngoài ra, người tiêu dùng còn có cách nhận biết khác là dâu Trung Quốc có thể để từ 7 đến 10 ngày trong môi trường nhiệt độ 25-32 độ C mà không hề bị héo hay thối quả, trong khi dâu Đà Lạt chỉ để tối đa 2 ngày.

Các cán bộ kỹ thuật của Chi Cục bảo vệ thực vật cho rằng, việc dâu Trung Quốc có thể để được thời gian dài rất có thể do sử dụng chất bảo quản. Các đặc điểm khác biệt giữa dâu Đà Lạt và dâu Trung Quốc thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống. Đến nay cơ quan chuyên môn chưa lấy mẫu dâu tây Trung Quốc để phân tích độc hại và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Riêng dâu tây Đà Lạt qua đợt lấy mẫu phân tích tại nhà vườn vừa qua có 5% chưa thật sự an toàn về chất lượng thực phẩm, nhưng hoàn toàn không sử dụng hóa chất bảo quản sau thu hoạch.

Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

So sánh hình dạng khi bổ đôi quả dâu Đà Lạt (các giống NewZealand, Pháp, Mỹ đá) và Trung Quốc. Ảnh: Chi Cục bảo vệ thực vật Lâm Đồng.

Cây dâu tây có nguồn gốc từ châu Mỹ. Qua quá trình nghiên cứu, lai tạo của các nhà khoa học châu Âu, loại cây ăn trái này được đưa vào canh tác ở châu Âu vào nửa cuối thế kỷ 18. Đặc tính sinh trưởng của dâu tây thính hợp với khí hậu ôn đới. Trái dâu tây có màu đỏ, quả mềm, vị ngọt chua thanh, mùi thơm đặc trưng nên rất được nhiều người ưa thích.

Thập niên 40 của thế kỷ 20, người Pháp đưa dâu tây tới Đà Lạt. Khí hậu, thổ nhưỡng tại thành phố cao nguyên này cho chất lượng cũng như mùi vị trái dâu rất đặc biệt. Tuy nhiên, diện tích trồng hạn chế nên sản lượng dâu tây Đà Lạt không thể đáp ứng đủ thị trường trong nước vào những tháng nghịch vụ (mùa mưa).

Từ lúc canh tác ở Đà Lạt, loại cây ăn quả này được xem là đặc sản cao cấp của xứ sở ngàn thông. Trước đây diện tích trồng còn ít nên dâu tây chỉ có mặt ở những nhà hàng cao cấp, chủ yếu phục vụ giới thượng lưu. Với trên 60 năm có mặt ở Đà Lạt, giống dâu tây cũng được thay đổi vì quá trình lão hóa và để thích nghi với môi trường phát triển. Hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường, một số diện tích dâu tây của Đà Lạt được chuyển hướng canh tác bằng phương pháp hữu cơ, quy trình công nghệ cao.

Hiện toàn Đà Lạt có 117 ha đất trồng dâu tây, trong đó 13 ha canh tác trong nhà kính theo hướng công nghệ cao. Dâu tây trồng trong nhà kính đều canh tác bằng phương pháp hữu cơ, sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt hoặc bán thủy canh và tập trung vào một số giống mới, cao cấp như dâu giống Nhật, Newzealand. Giá bán của những loại dâu này cao gấp 5 lần giống dâu Mỹ đá mà đa số nhà vườn đang canh tác.

Dưa lưới vàng, táo đá, lựu, nho, mận… là những loại trái cây Trung Quốc đang vào chính vụ và được bày bán tràn ngập chợ Việt ở thời điểm hiện tại.

Theo thống kê từ Bộ NN-PTNT, 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã chi ra hơn 107 triệu USD để nhập khẩu các loại trái cây từ Trung Quốc (khoảng 2.350 tỷ đồng), tăng 132% so với cùng kỳ năm 2016 (80,7 triệu USD).

Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng cho biết, Trung Quốc là nước láng giềng của Việt Nam, thế nên, mùa nào thức ấy, Trung Quốc có quả gì Việt Nam hầu như đều nhập khẩu quả ấy về. Đáng chú ý, khi vào chính vụ, nhiều loại quả có số lượng nhập về lên đến hàng vài chục cho đến hàng trăm tấn mỗi ngày.

Vậy, ở thời điểm này những loại quả nào của Trung Quốc được nhập khẩu và bày bán tại các chợ nhiều nhất? Dưới đây là danh sách những loại quả đang được bày bán tràn ngập thị trường hoa quả Việt Nam:

Nho Trung Quốc đổ về ngày càng nhiều

Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, năm 2015, chỉ tính riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã có khoảng 11.000 tấn nho Trung Quốc được nhập khẩu về Việt Nam. Thời kỳ cao điểm lượng nho Trung Quốc nhập khẩu qua cửa khẩu này lên đến 100 tấn/ngày.

Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 15.000 tấn nho Trung Quốc các loại

Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 15.000 tấn nho Trung Quốc các loại (nho xanh, nho đen, nho đỏ). Và tính đến đầu tháng 6 năm nay cũng đã nhập 2.000 tấn nho Trung Quốc dù chưa vào mùa cao điểm.

Lãnh đạo Cục này cũng cho biết, nho Trung Quốc được nhập về quanh năm, tuy nhiên, vào chính vụ thì lượng nho đổ về thị trường Việt nhiều hơn.

Thực tế, theo ghi nhận của PV, tại các chợ đầu mối, nho xanh, nho đỏ và đặc biệt là loại nho thâm đen đang được bày bán ngập chợ với bao giấy lót bên ngoài toàn chữ Trung Quốc. Loại nho này từ chợ đầu mối tới chợ dân sinh được bán dưới mác “nho Ninh Thuận” với giá 60.000-70.000 đồng/kg, riêng nho xanh không hạt giá rẻ hơn, dao động từ 35.000-40.000 đồng/kg tùy thời điểm.

Táo đá Trung Quốc đã không còn mạo danh táo Việt Nam

Tương tự, sau khi lừa người tiêu dùng Việt mua về ăn cả thập kỷ qua dưới mác “Táo đá Hà Giang”, vào thời điểm này táo đá Trung Quốc đã “hiện nguyên hình” dưới hộp đựng toàn chữ Trung Quốc, được công khai nguồn gốc xuất xứ và bày bán tràn ngập từ chợ truyền thống cho tới “chợ mạng”. Lý do, năm 2015, các cơ quan chức năng đồng loạt lên tiếng “bóc mẽ” táo đá không phải là táo Việt Nam, chúng là hàng Trung Quốc, bởi Việt Nam không trồng được táo đá.

Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

Táo đá Trung Quốc nay đã "hiện nguyên hình"

Đây là loại táo có hình thức khá xấu, vỏ ngoài không bóng bẩy nhưng khi ăn lại có vị ngọt, táo giòn. Được các đầu mối cũng như tiểu thương ở chợ quảng cáo là loại táo sạch của Trung Quốc. Theo đó, táo đá đang bắt đầu vào mùa thu hoạch rộ, giá bán dao động quanh mức 30.000-35.000 đồng/kg.

Lựu Trung Quốc: Không thật ngon nhưng vẫn bày bán la liệt

Tháng 8 là mùa thu hoạch lựu. Thế nhưng, trên thị trường Việt Nam, ngoài các loại lựu cao cấp có giá vài trăm ngàn đồng 1kg được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Ai Cập, Peru… thì ngoài chợ dân sinh hay các hàng rong trên phố đều bán lựu nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguyên nhân, các loại hoa quả của Việt Nam rất phong phú nhưng đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có vùng trồng lựu thương phẩm.

Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

Không khó nhận ra lựu Trung Quốc

Theo lãnh đạo Chi cục kiểm dịch tại Lào Cai, mùa lựu Trung Quốc bắt đầu từ tháng 7 và kéo dài đến tháng 12. Thời điểm lựu nhập khẩu về Việt Nam rộ nhất là từ tháng 7-10 với ngày cao điểm lên tới hàng 100 tấn lựu Trung Quốc.

Thế nên, vào thời điểm này, đi ra chợ hay trên những xe hoa quả bán rong, lựu Trung Quốc được bày bán la liệt với giá bán từ 40.000-45.000 đồng/kg lựu loại 1, loại 2 giá 30.000 đồng/kg.

Đã nhập trên 7000 tấn mận

Mùa mận của Việt Nam đã hết, thời điểm hiện tại trên thị trường chủ yếu là mận Trung Quốc. Và theo số liệu thống kê của Cục Bảo vệ thực vật, tính từ đầu mùa mận đến đầu tháng 7 năm nay, Việt Nam đã nhập trên 7.000 tấn mận các loại qua hai cửa khẩu chính ở Lạng Sơn và Lào Cai.

Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

Mận Trung Quốc đang được phủ kín các sạp chợ

Thực tế, trên thị trường hiện các loại mận Trung Quốc đang được phủ kín các sạp chợ. Giá tùy thuộc vào từng loại, đơn cử như: mận cơm đường với giá 50.000 đồng/kg, mận đen khủng với giá 40.000 đồng/kg và mận đen róc hạt giá 45.000 đồng/kg.

Theo đó, thời điểm này ra chợ mua mận với giá vài chục ngàn đồng 1kg thì chắc chắn là mận Trung Quốc. Bởi mận nhập khẩu cao cấp từ Mỹ, Úc, Chile, Nhật Bản… đang được bán với giá dao động từ 200.000-900.000 đồng/kg tùy loại.

Nhận diện dưa lưới vàng Trung Quốc

Giống như lựu, trên thị trường Việt hiện có 2 loại dưa lưới vàng đó là loại quả tròn và loại dài. Với loại tròn thì là dưa lưới được trồng tại Việt Nam. Nhưng với dưa lưới quả dài hình bầu dục thì đích thị là hàng Trung Quốc.

Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

Dưa lưới vàng Trung Quốc có vỏ màu vàng với những vết như đường kẻ trắng đan xen vắt chéo nhau.

Vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10 là thời điểm chính vụ dưa lưới bên Trung Quốc nên dưa được nhập ồ tạ về Việt Nam. Thậm chí, trong 3 tháng cao điểm, trung bình mỗi ngày có tới 70-90 tấn dưa lưới vàng được nhập qua cửa khẩu về bày bán khắp các chợ.

Loại dưa này có đặc điểm vỏ màu vàng với những vết như đường kẻ trắng đan xen vắt chéo nhau. Dưa nặng khoảng 3-4kg/quả. Vào mùa dưa ăn ngọt sắc. Hiện dưa này được bán tại chợ với mức giá 30.000 đồng/kg, thời điểm dội chợ giá giảm chỉ còn 25.000 đồng/kg.

Hồng táo

Hồng táo hay còn gọi là táo tàu mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam 2 năm gần đây nhưng số lượng nhập về Việt Nam cực lớn. Vào mùa này chúng cũng được bày bán la liệt khắp các ngõ chợ, thậm chí tràn ngập trên “chợ mạng”.

Trái dâu da việt nam trung quốc gọi là gì năm 2024

Táo được bày bán ở chợ và trên các trang mạng xã hội với giá bán 90.000 đồng/kg chính là táo Trung Quốc.

Đây là loại táo khá nhỏ, chỉ tương tương như quả nhót của Việt Nam. Bên ngoài vỏ có màu xanh vàng và có những đốm thâm nâu nhìn như táo thối. Song ăn lại rất giòn ngọt, được rất nhiều các chị em phụ nữ ưa chuộng vì là loại quả mới lạ, lại được quảng cáo có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Táo được bày bán ở chợ và trên các trang mạng xã hội với giá bán 90.000 đồng/kg chính là táo Trung Quốc. Còn táo tàu của Hàn Quốc đang được bán trong những cửa hàng hoa quả nhập khẩu với giá 850.000-900.000 đồng/kg.

Ngoài 6 loại quả trên, tại chợ còn có các loại đào trơn, xoài mút của Trung Quốc. Tuy nhiên số lượng không nhiều bởi hai loại quả này đang vào cuối vụ, lượng quả thu hoạch và xuất sang Việt Nam bắt đầu giảm dần.

Theo Cục Bảo vệ thực vật thì hiện Trung Quốc vẫn là một trong số nhóm nước có nguy cơ cao về vệ sinh an toàn thực phẩm nên các loại rau củ, hoa quả khi nhập khẩu vào Việt Nam thường được lấy mẫu với tần suất cao hơn để kiểm tra. Tuy trong quá trình kiểm tra, lấy mẫu, cơ quan kiểm tra cũng phát hiện ra một số mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhất định nhưng đa số vẫn chưa vượt ngưỡng quy định nên các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong nước vẫn được nhập vào bán tại thị trường với số lượng lớn.