Trận đánh của quang trung tại ninh bình năm 2024

Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc Việt Nam, cuộc chiến chống hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789) là một điểm son chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của quân và dân nước ta. Yếu tố quan trọng để lập nên chiến công lẫy lừng ấy là nhờ thiên tài quân sự của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ và nước cờ lui quân trấn giữ Tam Điệp trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tác giả nước cờ chiến lược này là tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, Tả Thị Lang bộ Lại của nhà Tây Sơn.

Cuối năm Mậu Thân (1788), vua Lê Chiêu Thống cầu viện, hơn 20 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị, thống đốc Lưỡng Quảng, cầm đầu kéo sang nước ta với chiêu bài diệt Tây Sơn, dựng lại nhà Lê. Tôn Sĩ Nghị chia quân làm ba đạo. Một đạo do tổng binh tỉnh Vân Nam và Quý Châu kéo sang mạn Tuyên Quang. Một đạo do Sầm Nghi Đống kéo sang mạn Cao Bằng. Một đạo do Tôn Sĩ Nghị cùng Đề đốc Hứa Thế Hanh kéo sang mạn Lạng Sơn. Ba đạo quân của Tôn Sĩ Nghị xuất phát ngày 28 tháng mười năm Mậu Thân (25-11-1788), tiến vào nước ta thế mạnh như nước vỡ bờ!

Trấn thủ Lạng Sơn là Phạm Khải Đức khiếp sợ kéo cờ hàng. Phó tướng là Nguyễn Văn Diễn chạy về Kinh Bắc cùng Nguyễn Văn Hòa cố thủ, rồi sai người về Thăng Long cấp báo. Được tin, Ngô Văn Sở dùng kế hoãn binh, sai Nguyễn Quý Nha, Trần Bá Lãm mang ba tờ bẩm văn ký tên Sùng Nhượng Công và bá quan văn võ, đến quân thự Tôn Sĩ Nghị cầu hòa. Nghị bác khước!

Ngô Văn Sở bèn nhóm các quan văn võ lại, bàn biện pháp đối phó. Nhiều người đề nghị dùng phục binh đánh địch. Ngô Thì Nhậm nói:

- Quân địch mới tới, sức còn mạnh, khí đương hăng, lại khoa trương thanh thế làm kinh động nhân tâm. Nếu ta đem quân ra khỏi thành sẽ bị chúng sát hại. Cựu binh sĩ của Bắc Hà, nhuệ khí vốn đã nhụt, thừa cơ trốn hết. Chừng ấy ta mới đánh thì không hơn, mà muốn giữ cũng không được. Chi bằng rút hết quân thủy bộ vào đóng giữ từ Tam Điệp ra đến biển, để bảo toàn lực lượng, rồi cấp báo về Phú Xuân. Lúc ấy ta sẽ quyết chiến cũng không muộn.

Cuối cùng, mọi người đều thống nhất ý kiến của Ngô Thì Nhậm, rồi thừa đêm tối đem quân ra đi. Từ Thăng Long, Ngô Văn Sở theo đường bộ lui quân về giữ núi Tam Điệp (Ninh Bình). Quân thủy chở lương thực theo đường biển rút về đóng ở Biện Sơn (Thanh Hóa).

Đây chính là "cổ họng" của bắc-nam. Vì thế đèo Tam Điệp là một phòng tuyến, phòng ngự lợi hại, mang vị trí chiến lược trong quân sự như bức tường thành thiên nhiên án ngữ con đường thiên lý ra bắc vào nam của đất nước. Án ngữ đèo Tam Điệp thì địch khó có thể tiến đánh quân Tây Sơn ở kinh đô Phú Xuân.

Thế là trong giai đoạn đầu, quân Thanh mặc dù chiếm được Thăng Long, nhưng chúng không hoàn thành được kế hoạch chiến lược, tức là không tiêu diệt được quân Tây Sơn và không chiếm được tuyến địa hình có lợi cho sự phát triển của chiến tranh. Còn quân Tây Sơn tuy tạm thời rời bỏ kinh thành, vẫn bảo tồn được lực lượng, chiếm được tuyến địa hình quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc phản công chiến lược sau này. Chính vì vậy, khi tới Tam Điệp, vua Quang Trung đã đánh giá cao kế hoạch rút quân của Ngô Thì Nhậm.

Ngày 20 tháng chạp năm Kỷ Dậu (15-1-1789), đại binh Tây Sơn tới Tam Điệp. Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm, Phan Văn Lân ra chịu tội. Vua Quang Trung cười nói:

- Ta biết đây là kế của Ngô Thị Lang. Lui quân để tránh thế giặc, trong khuyến khích sĩ khí, ngoài kích động lòng kiêu ngạo của giặc. Kế dụå địch vào chỗ hiểm yếu như thế là phải. Các khanh không có tội chi cả!

Tại Tam Điệp, vua Quang Trung cho chỉnh đốn quân sĩ 10 ngày. Đến ngày 30 tháng chạp (25-1-1789), nhà vua cho mở tiệc khao quân ăn Tết trước và tuyên bố trước ba quân:

- Nay ta ăn Tết Nguyên đán trước, đợi sang xuân ngày mùng 7, vào Thăng Long, sẽ mở tiệc ăn Tết Khai hạ.

Sự việc diễn ra như vua Quang Trung đã nói. Chỉ trong 5 ngày, ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu (1789) quân Tây Sơn chiến thắng anh dũng ở Ngọc Hồi-Đống Đa (Thăng Long), đập tan hơn 20 vạn quân Thanh xâm lược.

Nước cờ Tam Điệp của Ngô Thì Nhậm đã góp phần vào chiến thắng lẫy lừng đó. Vì vậy năm 1790, vua Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm giữ chức Binh Bộ Thượng Thư. TUẤN KIỆT

Nhận được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, nhà Thanh đem quân sang tiêu diệt phong trào Tây Sơn. Tháng 11/1788, 29 vạn quân Thanh ồ ạt đưa quân tiến vào nước ta với một thái độ rất kiêu ngạo “Giặc còn gầy, ta hãy nuôi cho béo, để chúng tự đến dâng thịt cho ta” (lời Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị, chỉ huy quân xâm lược Mãn Thanh).

Trước tình hình đó, Tướng Ngô Văn Sở ở Thăng Long đã chủ trương tạm rút lui vào đóng giữ phòng tuyến Tam Điệp (Ba Dội - Ninh Bình) - Biện Sơn (Thanh Hóa) để cho quân Thanh vào Thăng Long rồi cho người cấp báo với Nguyễn Huệ đem quân ra tiêu diệt chúng, tựa như “cho chúng ngủ trọ một đêm rồi đuổi đi”.

Trận đánh của quang trung tại ninh bình năm 2024

Hoàng đế Quang Trung (tranh minh họa)

Nguyễn Huệ ở kinh đô Phú Xuân nhận được cấp báo, ngày 22/12/1788 đã cho người lập đàn tế trời, lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung, rồi lập tức hành quân ra Bắc. Trên đường hành quân lại vừa tuyển quân, bồi dưỡng sức chiến đấu, đánh địch trên hệ thống phòng thủ…đến ngày 15/1/1789 đại quân tập trung tại Tam Điệp - Biện Sơn. Sau khi nghe báo cáo tình hình, Quang Trung đã tiến hành tổ chức lực lượng thành 5 đạo quân, chia các hướng tiến công vào đại bản doanh của địch.

Kế hoạch tác chiến đã được chuẩn bị, Quang Trung đã tiến hành tổ chức cho quân sĩ ăn tết cổ truyền vào ngày cuối tháng Chạp năm Mậu Thân, quyết định khao quân và ăn tết trước, chờ “đến ngày mồng 7 tháng Giêng vào Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu mừng chiến thắng”.

Do sự chủ quan của địch cộng với thế tiến công nhanh chóng của quân Tây Sơn, các đồn tiền tiêu của địch như Gián Khẩu, Thanh Quyết, Nhật Tảo, Hà Hồi lần lượt bị hạ.

Trận đánh của quang trung tại ninh bình năm 2024

Vua Quang Trung chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt đồn Ngọc Hồi (ảnh minh họa)

Tiêu diệt đồn Ngọc Hồi - đồn giữ vị trí then chốt ở nam Thăng Long là mục tiêu tiếp theo. Mở đầu trận đánh, đội tượng binh gồm hơn một trăm voi chiến của quân Tây Sơn xông vào tiến công. Đội kỵ binh thiện chiến của quân Thanh ra nghênh chiến bị tan vỡ nhanh chóng. Quân địch dựa vào chiến lũy, hết sức cố thủ. Chúng từ trên chiến lũy, bắn đại bác và cung tên ra dữ dội để cản đường quân ta. Một đội xung kích đã chuẩn bị trước gồm những chiến sĩ cảm tử, dùng những lá chắn lớn (ván gỗ quấn rơm ướt) che mình xông thẳng vào chiến lũy của địch. Quân ta đột nhập vào chiến lũy, giáp chiến với quân thù. Đại quân Tây Sơn ào ạt xung phong vào trận địa với dũng khí áp đảo kẻ thù. Chính quân địch cũng phải thừa nhận rằng: "Quân Tây Sơn, hợp lại đông như kiến cỏ, thế lực ồ ạt như triều dâng".

Trước sức công phá như vũ bão đồn Ngọc Hồi bị san phẳng, số sống sót bỏ chạy về Thăng Long, Quang Trung đã bố trí một lực lượng nghi binh chặn đường. Đạo quân của đô đốc Bảo được lệnh, lợi dụng địa hình bố trí sẵn một trận địa buộc chúng phải dấn thân vào cánh Đầm Mực (Thanh Trì, Hà Nội), hàng vạn xác quân thù giặc bị vùi tại đây. Chiến thắng này đã đập tan hệ thống phòng ngự của địch mở cửa cho quân Tây Sơn vào giải phóng Thăng Long.

Trận đánh của quang trung tại ninh bình năm 2024

Gò Đống Đa, nơi ghi lại chiến công giải phóng Thăng Long của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ

Mờ sáng ngày 30 tháng 1, đạo quân của đô đốc Long bất ngờ bao vây, tiêu diệt đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) ở phía Tây Nam thành Thăng Long. Quân Tây Sơn bí mật bao vây vào lúc trời còn tối, rồi tiến công dữ dội vào đồn giặc. Nhân dân nổi dậy cùng trực tiếp tham gia chiến đấu. Họ dùng rơm rạ bện thành con cúi, tẩm dầu đốt lửa, tạo thành một vòng vây lửa uy hiếp quân địch. Đồn Khương Thượng bị tiêu diệt nhanh chóng. Tướng chỉ huy là đề đốc Sầm Nghi Đống khiếp sợ phải thắt cổ tự tử. Hàng vạn xác giặc nằm ngổn ngang khắp chiến trường.

Tại đại bản doanh, Tôn Sĩ Nghị đang lo lắng theo dõi mặt trận phía Nam để sẵn sàng điều quân đi cứu viện. Thì được tin cấp báo đồn Khương Thượng bị tiêu diệt. Trong khi hốt hoảng, chưa kịp đối phó thì đạo quân của Đô đốc Long đã tràn vào thành Thăng Long, không kịp mặc áo giáp và đóng yên ngựa, vội vàng cùng với tàn quân vượt cầu phao tháo chạy trước hết. Quân Thanh tan vỡ tranh nhau tìm đường trốn chạy. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh cắt cầu phao để cản đường truy kích của quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh bị bỏ xác dưới sông Hồng.

Trận đánh của quang trung tại ninh bình năm 2024

Tượng vua Quang Trung- Nguyễn Huệ tại Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn, Bình Định.

Trưa ngày 30 tháng 1, vua Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào xạm đen vì khói súng, đi đầu đại quân tiên vào Thăng Long. Lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc được nối dài bởi những chiến công hiển hách của các bậc cha ông đi trước. Trong chuỗi những chiến công đó không thể không nói tới thắng lợi của Hoàng đế Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh vào mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789). Thắng lợi này đã đánh đuổi hết bè lũ cướp nước và bán nước, đưa tên tuổi của Hoàng đế Quang Trung lên tầm anh hùng dân tộc.