Trẻ 15 tháng ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

Giấc ngủ điển hình của tuổi này

Lúc này, bé nhà bạn sẽ ngủ 10 - 12 tiếng mỗi đêm và khoảng 2 tiếng ngủ trưa mỗi ngày. Một vài đứa trẻ vẫn tiếp tục duy trì 2 giấc ngủ ngày nhưng ngắn hơn cho đến khi bé sinh nhật lần thứ 2. Vì vậy, nếu bé nhà bạn không thể ngủ dưới 1 giấc vào ban ngày thì cũng đừng cố gắng thay đổi.

Giúp bé thiết lập thói quen ngủ mới

Ở tuổi này, có một số cách tốt nhất mà bạn có thể làm để bé ngủ ngon mỗi tối như sau:

Giúp bé tự ngủ: Nếu bạn muốn bé yêu ngủ ngon cả đêm thì đừng tạo ra một số thói quen trong quá trình bé bắt đầu ngủ. Vì nếu bạn ru bé bằng tiếng nhạc phát ra từ máy nghe thì nửa đêm, khi bé thức giấc, không còn nghe thấy tiếng nhạc nữa, bé sẽ bứt rứt. Nếu bạn kê gối cho bé ngủ, bé sẽ lồm cồm bò dậy để tìm chiếc gối đã tuột ra khỏi đầu từ lúc nào. Khi bé được ngậm bình nước như một cách ru ngủ, bé sẽ thức dậy để tìm nó. Bạn bật đèn ngủ cho tới khi bé ngủ say mới tắt thì đó cũng có thể là nguyên nhân làm bé sợ hãi và thức dậy giữa đêm....

Cho bé lựa chọn giờ ngủ: Vào thời điểm này, bé nhà bạn bắt đầu biết khám phá năng lực bản thân, muốn kiểm soát thế giới quanh mình, muốn thể hiện sự độc lập. Để giảm bớt những cuộc chiến trước giờ đi ngủ, hãy để trẻ lựa chọn những gì bé muốn làm khi tới giờ đi ngủ, ví như nghe kể chuyện, tự mặc pijama. Hãy đưa ra cho bé 2 - 3 lựa chọn mà bạn tin chắc rằng sẽ làm bé vui vẻ. Ví dụ: Đừng hỏi: “Con đã muốn đi ngủ chưa?” vì gần như chắc chắn bé sẽ nói không. Thay vì đó, hãy thử nói: “Ngay bây giờ hay 5 phút nữa mình đi ngủ con nhỉ?”. Khi đưa ra cho bé lựa chọn như vậy, chắc chắn bạn sẽ vừa đạt được mục tiêu của mình mà trẻ thì cảm thấy mình có quyền quyết định.

Đối phó với những vấn đề về giấc ngủ

Độ tuổi này thường có 2 vấn đề phổ biến: đó là khó ngủ và hay thức giấc vào buổi đêm. Những gì bạn có thể làm khi bé thức dậy nhiều lần trong đêm là:

- Tạo thói quen để bé rủ một bạn nào đó (gấu bông, búp bê...) đi ngủ cùng.

- Rút ngắn thời gian ngủ trưa; giảm các loại vận động gây kích thích tinh thần của bé khi chiều tối.

- Nhìn đồng hồ để biết thời điểm bé bắt đầu buồn ngủ và lấy giờ đó làm giờ đi ngủ của bé. Duy trì đều đặn thói quen ngủ vào giờ này và nói cho bé hiểu rằng bé sẽ làm gì, khi nào và tại sao như vậy.

Do tính khí và thể chất của mỗi đứa trẻ khác nhau nên đôi khi những gợi ý trên không thể đem áp dụng với bé nhà bạn. Lúc này, chỉ có sự quan sát và trái tim người mẹ mới mách bảo bạn phải làm điều gì là đúng nhất.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng thực hiện một cuộc khảo sát liên quan và kết quả cho thấy khi trẻ đang chìm trong giấc ngủ sâu, không chỉ tốc độ phát triển của não bộ cao gấp đôi so với trạng thái thức, mà hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng nhiều hơn gấp ba lần tỷ lệ thông thường.

Nơi tiết ra hormone tăng trưởng chủ yếu là tuyến yên của con người, có thể thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tổng hợp protein và ảnh hưởng tích cực đến việc chuyển hóa chất khoáng và chất béo trong cơ thể.

Thời gian ngủ đủ cho trẻ em theo từng độ tuổi

Bởi vì giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em có liên quan mật thiết với thời gian ngủ đủ của các bé, vì vậy, cần phải xác định được con bạn nên ngủ bao nhiêu giờ/ngày. Dưới đây là bảng thời gian ngủ đủ cho trẻ em theo từng độ tuổi mà bạn nên tham khảo:

Độ tuổiThời gian đi ngủTrẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi15-18 giờ Trẻ từ 1-8 tháng tuổi14-15 giờTrẻ từ 8-10 tháng tuổi12-15 giờTrẻ từ 10 tháng tuổi - 3 tuổi12-14 giờTrẻ từ 3-6 tuổi11-13 giờTrẻ từ 7-12 tuổi10-11 giờ

Cụ thể:

- Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Đối với trẻ sơ sinh, các bé chưa có giờ đi ngủ lý tưởng. Lý do là vì trẻ chưa có bất kỳ nhịp sinh học nào và các bé thường ngủ chập chờn với mỗi giấc kéo dài từ 2 – 4 giờ cả ngày lẫn đêm.

- Trẻ từ 1 - 4 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 20 - 23h. Những bé trong độ tuổi này vẫn đang phát triển và bú đêm.

- Trẻ từ 4 - 8 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là khoảng 19h30. Việc ngủ trưa thường xuyên và đi ngủ sớm hơn giúp các bé có được giấc ngủ cần thiết để phát triển thể chất và tinh thần đáng kể.

- Trẻ từ 8 - 10 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17h30 – 19h. Trẻ ở độ tuổi này có thể chỉ ngủ ngắn 2 giấc (vào khoảng 9 giờ sáng, 1 giờ chiều). Giờ đi ngủ đêm không kéo dài hơn 3,5 giờ sau khi giấc ngủ ngắn thứ 2 kết thúc. Giờ đi ngủ đêm có thể sớm hơn để bù đắp cho việc thiếu giấc ngủ trưa thứ 3.

- Trẻ từ 10 - 15 tháng: 19h30 là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. Các bé tuổi này có thể chuyển sang chỉ ngủ trưa 1 giấc vào buổi chiều, vì vậy giờ đi ngủ có thể cần sớm hơn một chút. Giờ đi ngủ đêm không muộn hơn 4 giờ kể từ lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn.

- Trẻ từ 15 tháng - 3 tuổi: 19h30 cũng là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. Việc ngủ các giấc ngủ ngắn có thể kết thúc ở độ tuổi này hoặc diễn ra không nhất quán. Giờ đi ngủ sớm hơn vào ban đêm sẽ giúp điều chỉnh cơ thể bé để không ngủ trưa.

- Trẻ từ 3 - 6 tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 20h. Con bạn có thể sẽ bỏ ngủ trưa. Khi con bạn không còn ngủ trưa nữa, trẻ sẽ cần ngủ thêm một giờ vào ban đêm, vì vậy hãy điều chỉnh giờ đi ngủ của trẻ sao cho phù hợp.

- Trẻ từ 7 - 12 tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 19h30 – 21h. Trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, rất hiếu động và cần ngủ nhiều. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện hiệu suất học tập, hành vi, sự chú ý, khả năng ghi nhớ...

Trẻ 15 tháng ngủ bao nhiêu là đủ năm 2024

2 khung thời gian quan trọng tác động trực tiếp đến sự phát triển chiều cao của trẻ

Khung thứ 1: Từ 4 giờ đến 7 giờ sáng

Trong cuộc sống hằng ngày, hầu hết những đứa trẻ đều ngủ say vào khung giờ từ 4 giờ sáng đến 7 giờ sáng. Tuy nhiên, sẽ có một số trẻ em phải dậy trước 7 giờ vì phải đi học sớm, hoặc thậm chí sớm hơn. Các chuyên gia cho biết, đây là khung giờ hoàn hảo cho sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Nếu như trẻ có thể ngủ sâu và trọn vẹn khung giờ này sẽ mang lại nhiều lợi ích tích cực lâu dài cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, nếu như có sự lựa chọn khác thì bố mẹ hãy cố gắng đừng đánh thức trẻ dậy trong khung giờ này. Hãy để chúng tận hưởng trọn vẹn những lợi ích tuyệt vời mà khung giờ này mang lại. Nếu đứa trẻ luôn trong tình trạng ngủ không đủ giấc một thời gian dài thì chiều cao và não bộ sẽ không phát triển toàn diện như các bạn bè cùng trang lứa.

Khung thứ 2: Từ 11h giờ khuya đến 2 giờ sáng

Ngày nay khi thời buổi công nghệ hiện đại phát triển thì những đứa trẻ cũng được tiếp cận nhiều phương tiện giải trí như máy tính hay điện thoại di động. Chính vì vậy mà thời gian ngủ vào ban đêm của chúng cũng có nhiều sự thay đổi so với trước đây. Các bậc phụ huynh nên biết rằng, những đứa trẻ trong độ tuổi trưởng thành đều cần phải có một chế độ ngủ nghỉ hợp lý. Không ít gia đình cho con không gian riêng nhưng không thể kiểm soát được giấc ngủ của chúng.

Có những đứa bé thức qua 11h giờ, thậm chí 12 giờ mới đi ngủ thì sẽ khiến đồng hồ sinh học của chúng bị đảo lộn. Việc những đứa trẻ không ngủ trước 11 giờ sẽ trì hoãn thời gian thức dậy của chúng. Theo các chuyên gia, khoảng thời gian từ 11 giờ khuya đến 2 giờ sáng là khung giờ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây là khung giờ mà nhiều cơ quan của cơ thể đi vào trạng thái ngủ và hormone tăng trưởng bên trong sẽ thực hiện vai trò của chính nó. Nếu trẻ không ngủ vào thời điểm này, chức năng hormone sẽ kém hơn và cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ cũng như chiều cao thể chất.