Trò chơi điện tử có doanh thu cao nhất năm 2022 năm 2022

Với việc các thiết bị chơi game (máy tính, điện thoại, tablet, console, ...) đang ngày càng phủ sóng rộng rãi, lượng người chơi game trên thế giới cũng liên tục gia tăng. Theo báo cáo của SafeBettingSites, đã có hơn 3,2 tỷ người chơi game vào năm 2022, chiếm khoảng40% dân số thế giới và dự kiến sẽ sớm tăng lên mốc 50%.

Trò chơi điện tử có doanh thu cao nhất năm 2022 năm 2022

Các giái đấu eSports cũng ngày một phát triển hơn về quy mô, người theo dõi và mức giải thưởng 

Châu Á - Thị trường có tốc độ tăng trưởng vũ bão! 

Châu Á là thị trường game lớn nhất và phát triển nhanh nhất ở thời điểm hiện tại. Theo Statista, doanh thu của ngành công nghiệp game trong năm 2022 sẽ tăng 13% (đạt 156 tỷ USD) và một nửa trong số đó sẽ tới từ thị trường Châu Á..Chuyên trang này cũng rất lạc quan khi cho rằng doanh thu mảng game tại Châu Á sẽ sớm tăng 25% và đạt 108 tỷ USD vào năm 2023, nhiều hơn cả Bắc Mĩ và Châu Âu cộng lại.

Ba quốc gia dẫn đầu thị trường trò chơi Châu Á ở thời điểm hiện tại lần lượt là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc, mặc dù chính phủ đang ngày càng quản lý chặt thị trường trò chơi, nhưng doanh thu mảng game tại đây dự kiến vẫn sẽ tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tới, đạt 49 tỷ USD. Nhật Bản (thị trường game số 2 tại Châu Á) cũng được kỳ vọng sẽ đạt hơn 18 tỷ USD ngay trong năm nay.

Đó là về doanh thu, còn về số lượng, theo một cuộc khảo sát của DFC Intelligence, Châu Á chiếm gần một nửa số game thủ toàn cầu với 1,5 tỷ người. Châu Âu đứng thứ hai với 715 triệu, Mỹ Latinh đứng thứ ba với 419 triệu và Bắc Mỹ xếp thứ tư với 285 triệu người chơi.

Bắc Mĩ và Châu Âu ưa thích Game Console 

Thị trường game console ước đạt 254 triệu người dùng trong năm 2022 và gần một nửa trong số đó tới từ Bắc Mỹ. Theo DFC Intelligence, số lượng game thủ console tại Bắc Mỹ và Canada đạt 107 triệu người vào năm 2021, cao nhất thế giới và nhiều hơn gấp 4 lần Châu Á. Tuy nhiên trong tương lai, game console có thể sẽ hạ nhiệt khi các ông lớn đang chuyển dần những siêu phẩm của mình lên các hệ máy khác như PC và thậm chí là mobile. Hiện tại sức mạnh và độ phổ biến của các thiết bị di động đang ngày một lớn hơn, trở thành một phần không thể thiếu của mọi người. Hiển nhiên, theo sự phát triển vũ bảo của công nghệ thì các thiết bị di động cũng ngày càng mạnh hơn để xử lý được các nội dung phức tạp. Khái niệm game AAA từ PC và Console cũng đã xuất hiện trên Mobile với những cái tên có thẻ kể đến như Genshin Impact trong thời gian qua.

Tương lai trong 10 năm tới chính là Game Mobile

Trong năm 2022, có tới 2,7 người đang chơi các trò chơi trên di động, chiếm khoảng 80% tổng số game thủ trên toàn thế giới và gần một nửa trong số đó tới từ khu vực Châu Á.

Bên cạnh lượng người chơi đông đảo, thị trường game mobile cũng ghi nhận mức doanh thu kỷ lục, tăng 46% chỉ trong vòng 2 năm, đạt mốc 68,1 tỷ USD vào năm 2021.

Ngành game tại Việt Nam có 28,4 triệu người chơi, doanh thu năm 2021 lên đến 665 triệu USD, nhưng chỉ một nửa trong số đó đóng thuế cho nhà nước, còn lại đóng thuế cho nước ngoài, chủ yếu cho Singapore.

Ông Lê Quang Tự Do- Cục trưởng Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử chỉ ra tiềm năng và những hạn chế của ngành game tại Việt Nam. Ảnh: Xuân Hòa.

Theo Newzoo, tổng doanh thu ngành công nghiệp game toàn cầu trong năm 2022 đạt gần 184 tỉ USD (giảm 4,3% so với năm ngoái), trong đó 50% là game mobile. Dự đoán doanh thu thị trường game toàn cầu sẽ bình ổn và phục hồi trở lại trong thời gian tới, lên đến trên 200 tỉ USD vào năm 2024.

Theo thống kê của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, ngành game tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, 50% tựa game mobile được chơi nhiều nhất có nguồn gốc từ Việt Nam; 5/10 game studio hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương và Australia là của Việt Nam; 1/25 game tải trên các kho ứng dụng là của Việt Nam.

Ước tính, Việt Nam có 28,4 triệu người chơi và doanh thu các game sản xuất tại Việt Nam phát hành ở thị trường toàn cầu lên đến 200 triệu USD/năm.

Về doanh thu, ngành game tại Việt Nam thu được số tiền rất lớn, nhưng hàng năm cũng thất thu thuế lên đến hàng trăm triệu USD.

“Doanh thu game của Việt Nam năm 2018 đạt 365 triệu USD, năm 2021 đạt 665 triệu USD và dự báo khả quan trong năm 2022. Tuy nhiên, số tiền đóng thuế cho Nhà nước chỉ chiếm 50%, còn lại là các cá nhân, tổ chức đóng thuế cho nước ngoài, chủ yếu ở Singapore.

Nghịch lý này rất cần được các cơ quan có liên quan nghiên cứu, giải quyết dứt điểm sớm để không tiếp tục thất thoát thuế”, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử chia sẻ tại: "Hội nghị Kết nối Mở rộng thị trường ngành Game Việt Nam: Vươn tầm thế giới", diễn ra hôm 10.12.

Trò chơi điện tử có doanh thu cao nhất năm 2022 năm 2022
Các đại biểu, khách mời tham dự hội nghị lắng nghe những ý kiến, thông tin về tiềm năng phát triển của ngành game Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đăng

Về vấn đề thất thu thuế từ ngành game, ông Don Phan - Trưởng phòng Phát triển kinh doanh tại Amazon Web Services, chỉ ra việc nhiều công ty khởi nghiệp do người Việt sáng lập, kinh doanh tại Việt Nam nhưng lập công ty tại Singapore nên dẫn đến việc truy thu thuế khó khăn.

Năm 2022, các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã nhận được số vốn khoảng 416 triệu USD,  nhưng chỉ khoảng 20% trong số đó có trụ sở ở Việt Nam, 80% còn lại ở Singapore.

Ngoài vấn đề thất thu thuế, ông Tự Do cũng chỉ ra một số điểm hạn chế của ngành game Việt như chỉ có khoảng 15% game hardcore (game có độ khó rất cao) phát hành tại Việt Nam có nguồn gốc trong nước, phần còn lại chủ yếu từ Trung Quốc.

Doanh thu game mua từ nước ngoài về phân phối trong nước đang giảm dần. Nhiều studio game tại Việt Nam đang làm thuê cho dự án nước ngoài, đặc biệt dù thị trường trong nước phát triển song nhân lực ngành game lại hạn chế.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp game tại Việt Nam vẫn đang sản xuất, phát hành trò chơi điện tử trên cơ sở hoạt động độc lập, chưa có sự gắn kết với nhau, để cùng thúc đẩy ngành công nghiệp game phát triển trong bối cảnh bùng nổ công nghệ blockchain và các loại hình trò chơi điện tử NFT.

Từ những thực tế đó, ông Lê Quang Tự Do mong muốn các doanh nghiệp game nên hợp tác với nhau, cùng nhau phát triển và ưu tiên game Việt, đồng thời hạn chế các tựa game lậu với sự hỗ trợ của nhà mạng.

Trong khi đó, ông Lã Xuân Thắng, Giám đốc khu vực mảng phát hành game của VNG nhấn mạnh việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng trong sự bứt phá, phát triển của ngành game Việt Nam.

Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm, sự kiện còn có vai trò kết nối và thu hút các nhà đầu tư quốc tế các quỹ đầu tư, cũng như các tổ chức tài chính liên quan có quan tâm tới thị trường ngành game tìm hiểu và đầu tư vào thị trường Việt Nam. Từ đó làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của thị trường game Việt Nam trong tương lai.