Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa rex năm 2024

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (TCNXX) là một cơ chế chứng nhận xuất xứ phổ biến được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Đồng thời, nhiều hiệp định thương mại tự do lần lượt được ký kết kèm theo các điều khoảng và quy chế riêng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu lưu thông trong khu vực mậu dịch tự do, không chỉ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các quốc gia. Tuy nhiên, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn tương đối mới mẻ tại Việt Nam do nhiều doanh nghiệp chỉ mới biết đến cơ chế này trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Trên thực tế, việc thực hiện làm “hộ chiếu” cho hàng hóa xuất ngoại vừa khó, vừa chứa nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro trong quá trình hậu kiểm; đã khiến nhiều doanh nghiệp tỏ ra lo sợ, e ngại và thiếu mặn mà trong việc tự chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp mình. Để phá vỡ rào cản đó, TACA gửi đến bạn bức tranh toàn cảnh về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cũng như các giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động tuân thủ quy định hải quan và tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan từ FTA thông qua bài viết dưới đây:

Thay vì cần đến cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá để nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho phép doanh nghiệp được chủ động về thời gian, địa điểm và được tự chứng nhận đối với xuất xứ của hàng hoá. Từ đó, giúp giảm thời gian giao dịch và chi phí xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại tối đa cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời, đơn vị này cũng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa trước cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu:

– Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự khai báo, tự cam kết và tự phát hành để chứng minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ do doanh nghiệp phát hành là văn bản thay thế cho Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

– Thông thường, cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ có 3 cấp độ: (Các Cam kết quốc tế khác nhau có thể quy định áp dụng các cấp độ khác nhau của cơ chế này).

  • Cấp độ thứ nhất: Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bởi doanh nghiệp đủ điều kiện. Trong trường hợp này, để được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định theo Hiệp định hoặc theo nội luật nước thành viên Hiệp định để được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Cấp độ thứ hai: Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bởi doanh nghiệp đăng ký. Trong trường hợp này, để được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp mã số tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Cấp độ thứ ba: Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bởi bất kỳ thương nhân nào. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải đăng ký hay đáp ứng bất kỳ điều kiện vẫn có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hoá của mình. Theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, trách nhiệm chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để chứng nhận hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của chứng nhận đó.

\>> Như vậy, để có thể thực hiện được cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, bạn cần nắm vững, hiểu rõ và hiểu đúng các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hoá trong nước cũng như tại các Cam kết quốc tế. Đồng thời, doanh nghiệp bạn sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc chứng nhận xuất xứ của mình và trực tiếp thực hiện quá trình xác minh xuất xứ sau này với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa rex năm 2024

Sơ đồ cấp độ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Sơ đồ cấp độ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

\>> Xem thêm:

Tổng hợp chi tiết các mẫu CO phổ biến & những lưu ý quan trọng tương ứng

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – CO – Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam diễn ra như thế nào?

Những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán và ký kết các Hiệp định Thương mại tự do (FTAs). Điều này không chỉ mang đến nhiều cơ hội tiềm năng cho doanh nghiệp Việt mà còn đặt ra nhiều thách thứ về các điều kiện liên quan đến quy tắc xuất xứ cũng như yêu cầu về trình tự, thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong đó:

Xu hướng tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Theo xu hướng tự do hóa thương mại, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã và đang có những bước đi nhanh chóng để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu ở cả cấp độ khu vực và quốc tế, đồng thời thiết lập được các mối quan hệ có ý nghĩa với các đối tác lớn thông qua các hiệp định thương mại tự do FTA tầm cỡ như: ATIGA, EVFTA, CPTPP, RCEP. Trong đó:

– Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hiệp định EVFTA (có hiệu lực 01/01/2017): Doanh nghiệp xuất khẩu được cấp mã số REX, có nghĩa là doanh nghiệp có mã số REX sẽ được tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình trên chứng từ thương mại.

Cơ quan Hải quan căn cứ mã số REX của doanh nghiệp, kiểm tra trên trang điện tử của EU và hồ sơ hải quan để xác định xuất xứ hàng hóa.

  • Đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU áp dụng như sau: Đối với các lô hàng từ Việt Nam xuất khẩu vào EU có giá trị không quá 6.000 Euro thì bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ. Sau đó, thương nhân có trách nhiệm báo cáo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu lên trang web: www.ecosys.gov.vn.
  • Đối với các lô hàng xuất khẩu có trị giá trên 6.000 Euro, nhà xuất khẩu phải có C/O mẫu EUR.1 do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Quá trình khai báo và chứng nhận C/O mẫu EUR.1 được thực hiện tương tự như các mẫu C/O hiện hành.

\>>Xem thêm: Hướng dẫn tối ưu cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hiệp định EVFTA

– Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hiệp định CPTPP (có hiệu lực thực hiện từ 14/1/2019): Doanh nghiệp xuất khẩu, có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu đều được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên chứng từ thương mại của mình.

Điểm đặc biệt của hình thức tự chứng nhận xuất xứ dựa trên nhà nhập khẩu khác với 2 hình thức tự chứng nhận xuất xứ phía trên, đó là không có sự tham gia của CQNN có thẩm quyền vào khâu xác minh chủ thể tự chứng nhận xuất xứ, CQNN đóng vai trò quản lý, giám sát và hậu kiểm đối với hàng hóa tự chứng nhận xuất xứ.

\>>Xem thêm: Hướng dẫn tối ưu cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hiệp định CPTPP

– Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hiệp định ATIGA (có hiệu lực 9/2020): Doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, có nghĩa là chỉ các doanh nghiệp được cấp phép mới được tự chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất ra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự chứng nhận đó.

\>>Xem thêm: Hướng dẫn tối ưu cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hiệp định ATIGA

– Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong hiệp định RCEP:

Đây được coi là FTAs mở rộng khi tích hợp nhiều FTAs mà ASEAN là thành viên cho nên RCEP cũng ghi nhận hình thức tự chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, do phạm vi rộng, nên RCEP ghi nhận nhiều hình thức tự chứng nhận xuất xứ gồm:

  • Tự chứng nhận xuất xứ dựa trên nhà xuất khẩu được phê duyệt (tương tự ATIGA);
  • Tự chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khẩu, nhà sản xuất đủ điều kiện (tương tự CPTPP).

\>>Xem thêm: Hướng dẫn tối ưu cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hiệp định RCEP

Trên thực tế, tại thị trường xuất khẩu, Việt Nam mới chỉ áp dụng tự chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định ATIGA. Hai Hiệp định thương mại thế hệ mới là CPTPP và EVFTA, Việt Nam vẫn áp dụng cơ chế cấp C/O thông thường.

+ Với hiệp định ATIGA, Việt Nam mới chỉ cấp phép cho 4 doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các DN có vốn đầu tư nước ngoài – vốn đã quen thuộc với việc tự chứng nhận xuất xứ từ tập đoàn mẹ. Bao gồm: Công ty CP sữa Vinamilk, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Sài Gòn Precision, Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương.

+ Với hiệp định EVFTA, tự chứng nhận xuất xứ đối với những lô hàng xuất khẩu trị giá trên 6.000 Euro chưa được triển khai do chờ hướng dẫn của Bộ Công Thương và áp dụng sau khi Việt Nam thông báo tới Liên minh châu Âu (điểm d khoản 2 Điều 19 Thông tư số 11/2020/TT-BCT), do đó nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn phải quay lại cơ chế xin giấy chứng nhận xuất xứ (mẫu EUR.1) tại cơ quan có thẩm quyền.

+ Với hiệp định CPTPP, Việt Nam được phép bảo lưu tự chứng nhận xuất xứ trong thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và có thể gia hạn thêm 5 năm nữa. Chính bởi lý do trên, Việt Nam hiện nay chưa thiết lập quy định tự chứng nhận xuất xứ cho DN Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP mà vẫn theo hình thức cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ truyền thống.

Ưu nhược điểm khi doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

– Xét về ưu điểm khi doanh nghiệp tự cấp C/O:

Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có nhiều ưu điểm hơn so với cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa truyền thống. Ngoài việc giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại để xin cấp C/O ở cơ quan có thẩm quyền, cơ chế này còn giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc chuẩn bị giấy tờ, thủ tục liên quan đến chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp có thể khai thông tin về xuất xứ ngay trên các chứng từ thương mại cụ thể như hóa đơn, vận đơn, phiếu đóng gói…. Cụ thể:

  • Nhà sản xuất có thể cung cấp các chứng từ về xuất xứ hàng hóa ngay cho nhà nhập khẩu mà không phải mất thời gian chờ đợi cơ quan quản lý có thẩm quyền xét duyệt như trước đây.
  • Đơn giản hóa thủ tục và giảm chi phí cho các giao dịch khác, đồng thời đẩy nhanh thủ tục xuất khẩu và các thủ tục khác.
  • Với hình thức tự chứng nhận xuất xứ, nhà xuất khẩu năm rõ sản phẩm mà họ sản xuất vì vậy sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ sử dụng C/O theo các Hiệp định thương mại tự do để từ đó hưởng ưu đãi về thuế.
  • Đảm bảo minh bạch, ngăn chặn tối đa các hình thức gian lận và cấp chứng nhận xuất xứ không hợp lệ với mục đích nhằm hưởng ưu đãi thuế quan.
  • Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, sẽ tiết kiệm nguồn nhân lực, vật lực và tiết kiệm được chi phí quản lý vận hành… Đồng thời, khi phát hiện gian lận trong xuất xứ hàng hóa thì chỉ cần truy cứu trách nhiệm hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của nhà xuất nhập khẩu theo quy định.

– Xét về nhược điểm khi doanh nghiệp tự cấp C/O:

Tuy nhiên, việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cũng yêu cầu doanh nghiệp phải có trách nhiệm cao hơn đối với các chứng từ chứng nhận xuất xứ của mình, đồng thời phải chịu cơ chế kiểm tra, xác minh chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng (đặc biệt là cơ quan hải quan nước nhập khẩu), phải chịu các chế tài nặng nếu vi phạm… Ngoài ra, một số điều kiện để được phép tự công nhận xuất xứ là rất khó, đòi hỏi doanh nghiệp cần tối ưu nguồn lực và đẩy mạnh chiến lược kinh doanh để đáp ứng yêu cầu. Cụ thể:

  • Cơ chế này quy định chỉ có doanh nghiệp vừa sản xuất xuất khẩu mới được tham gia tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, vì vậy cũng gây không ít khó dễ cho các doanh nghiệp nói chung và thu hẹp lượng doanh nghiệp khi loại trừ đi các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hoặc sản xuất với quy mô nhỏ. Đối với dự án thí điểm thứ 2, chỉ cho phép các doanh nghiệp sản xuất được tự chứng nhận xuất xứ khi xuất khẩu hàng hóa của mình.
  • Cơ chế này vẫn tồn tại rủi ro vì vẫn có khả năng gian lận thương mại xuất xứ hàng hóa, chuyển tài bất hợp pháp qua các quốc gia hay mượn xuất xứ của quốc gia này để hưởng ưu đãi cũng như gian lận thương mại hàng nhập khẩu từ các nước khác vào quốc gia đó. Khi xảy ra những trường hợp như vậy, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, mắt thị trường xuất khẩu, đồng thời bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Còn ở tầm vĩ mô, uy tín ngành hàng cũng sẽ bị soi xét trên thương trường quốc tế dẫn đến mất khả năng cạnh tranh.

Điều kiện để doanh nghiệp được chấp nhận tự chứng nhận xuất xứ

Để thỏa mãn các tiêu chí/ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Trong tình huống doanh nghiệp xuất khẩu không phải là doanh nghiệp sản xuất, quy trình yêu cầu doanh nghiệp có cam kết bằng văn bản từ doanh nghiệp sản xuất về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu. Đồng thời, họ cần sẵn sàng hợp tác trong việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ và thực hiện kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.

– Đảm bảo không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận Tự chứng nhận xuất xứ.

– Xây dựng và duy trì hệ thống lưu trữ hồ sơ đầy đủ, bao gồm cả hồ sơ giấy và điện tử, nhằm chứng minh tính xác thực của chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

– Bảo đảm có cán bộ được đào tạo, cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.

– Đã có kinh nghiệm và được cấp ít nhất 30 bộ Chứng nhận Xuất xứ ưu đãi/năm, thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.

\>>Lưu ý:

  • Trong trường hợp ưu tiên xét duyệt hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tham khảo và ưu tiên xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ của những doanh nghiệp được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hoặc được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan.
  • Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) là cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bản chấp thuận, và doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ quy định để đề nghị cấp Văn bản chấp thuận thông qua Hệ thống www.ecosys.gov.vn.

Quy trình tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam

Thông thường, quy trình tự chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam sẽ được diễn ra trong 5 bước, bao gồm:

Bước 1: Đăng ký tự chứng nhận xuất xứ

Doanh nghiệp xuất khẩu đăng ký xác nhận với cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu để trở thành nhà xuất khẩu đáp ứng đủ điều kiện và sẽ được cấp một mã số duy nhất.

Ở bước này doanh nghiệp sẽ trải qua 3 bước chính:

  • Đăng ký hồ sơ thương nhân
  • Chuẩn bị hồ sơ
  • Nộp hồ sơ

Bước 2: Kiểm tra và ủy quyền là nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ

Các cơ quan có thẩm quyền liên quan sẽ thực hiện đánh giá nhà xuất khẩu dựa trên tiêu chi được đưa ra đối với một nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xử.

Bước 3: Tự chứng nhận xuất xứ

Doanh nghiệp xuất khẩu có đủ điều kiện tự chủng nhận xuất xứ sẽ lập một tờ khai hóa đơn để chứng minh xuất xứ của sản phẩm và gửi cho nhà nhập khẩu. Tờ khai hóa đơn đó bắt buộc phải ký bằng tay và ghi đầy đủ họ tên của người ký.

Bước 4: Xuất trình tờ khai hóa đơn thương mại

Doanh nghiệp nhập khẩu sẽ xuất trình tờ khai hóa đơn thương mại cho cơ quan hải quan tại thời điểm nhập khẩu để được hưởng các đối xử ưu đãi.

Khi nào thì doanh nghiệp sẽ bị thu hồi văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa?

Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị thu hồi trong những trường hợp sau đây:

– Giả mạo chứng từ, gian lận kê khai khi đề nghị cấp Văn bản chấp thuận.

– Giả mạo hồ sơ, chứng từ để tự chứng nhận xuất xứ.

– Không thực hiện trách nhiệm của Nhà xuất khẩu đủ điều kiện quy định theo quy định pháp luật.

Nếu doanh nghiệp rơi vào trường hợp bị thu hồi văn bản chấp thuận tự cấp C/O thì:

  • Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) không xem xét cấp Văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp trong thời hạn 1 năm, kể từ ngày Nhà xuất khẩu đủ điều kiện đó bị thu hồi Văn bản chấp thuận.
  • Thương nhân bị thu hồi Văn bản chấp thuận sẽ được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
  • Ngoài việc thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp có hành vi vi phạm nêu trên sẽ bị áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ theo quy định hiện hành.

\>>Lưu ý: Khi doanh nghiệp đã được pháp tự cấp C/O thì điều tối quan trọng cần đảm bảo đó là duy trì tính minh bạch, chân thực trong hoạt động kinh doanh để tránh rơi vào tình trạng bị thu hồi Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần có các phương án dự phòng như: Kê khai, lưu trữ hồ sơ chứng từ chứng minh tính minh bạch, tuân thủ của cơ quan hải quan và các chứng từ chứng mình liên quan. Đảm bảo rằng cán bộ thực thi tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có đủ kiến thức đặc biệt và chứng chỉ chuyên ngành để thực thi và xử lý mọi vấn đề phát sinh

\>>Xem thêm: Khắc phục sai sót thường gặp trong chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp chủ động tuân thủ & tận dụng tối đa các ưu đãi thuế quan từ FTA

Như đã nêu ở trên, công tác tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa không chỉ là yếu tố tự nguyện mà còn là yếu tố bắt buộc và là xu thế trên thế giới. Do đó, mỗi doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần chủ động trang bị những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cần thiết cho việc tối ưu công tác tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

– Trước tiên để có thể thực hiện tốt cơ chế này, doanh nghiệp cần trả lời tốt các câu hỏi sau:

  • Hàng hoá mà tôi đang xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng hoá gì?
  • Những quy định liên quan đến hàng hoá đó tại Hiệp định thương mại tự do doanh nghiệp đang áp dụng là gì?
  • Hàng hoá của tôi được sản xuất ở đâu (hàng hoá đó có phải là hàng hoá có xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định doanh nghiệp tôi đang áp dụng hay không)?
  • Chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá của tôi được thực hiện như thế nào?

– Cách thức xây dựng hệ thống tự chứng nhận xuất xứ đảm bảo tính tuân thủ & tối đa hóa ưu đãi thuế

Doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đảm bảo tuân thủ và tận dụng tối đa các ưu đãi thuế để cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao lợi thế cạnh tranh là doanh nghiệp sở hữu hệ thống xác minh xuất xứ – chuẩn hóa quy trình tự cấp C/O – lưu trữ hồ sơ, chứng từ minh bạch, rõ ràng, bám sát quy định pháp luật. Trong đó:

+ Xây dựng hệ thống xác minh xuất xứ: Thông qua công tác chủ động nghiên cứu thị trường (thuế, hạn ngạch, quy định, quy trình…); Phối hợp với cơ quan có thẩm quyến để được hỗ trợ trong trường hợp cần thiết; Tuyển nhân sự có chuyên môn cao và đào tạo họ định kỳ để đảm bảo sở hữu bộ nhân sự/ bộ phận chuyên trách về việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để đảm bảo tuân thủ pháp luật, kê khai trung thực và đề cao chữ tín, thương hiệu của doanh nghiệp.

+ Xây dựng hệ thống chuẩn hóa quy trình tự cấp chứng nhận xuất xứ:

  • Bước 1: Xác định phân loại thuế quan cho hàng hoá (mã HS code)
  • Bước 2: Hiểu rõ quy định tại hiệp định FTA tương ứng đối với hàng hoá của mình.
  • Bước 3: Xác định xem liệu rằng hàng hoá có đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ tại hiệp định FTA hay không?
  • Bước 4: Chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá của mình
    Xem thêm:
  • Dịch vụ đánh giá và đề xuất mã HS Code
  • Lộ trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu – Định hướng cải tiến đúng đắn cho doanh nghiệp Việt Nam

+ Xây dựng hệ thống lưu trữ hồ sơ, chứng từ:

Trong bối cảnh này, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá không thực sự là bằng chứng mà giống như một cam kết báo hiệu cho cơ quan hải quan rằng “Tôi khai báo rằng những hàng hóa này có xuất xứ và tôi có bằng chứng để hỗ trợ cho yêu cầu này trở lại văn phòng”. >> Đây là lý do tại sao việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hoá ngày càng được xác minh theo hình thức kiểm tra sau thông quan, đặc biệt khi thế giới đang chuyển sang xu hướng tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá.

Doanh nghiệp thực hiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải lưu trữ hồ sơ, chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Hiệp định thương mại mà doanh nghiệp có thể áp dụng: Thông thường là trong thời hạn ít nhất 5 năm kể từ ngày cấp dưới bất kỳ hình thức nào để truy xuất nhanh chóng, bao gồm điện tử, quang học, từ tính, hoặc bằng văn bản theo quy định của nước nhập khẩu để phục vụ công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

\>>Xem thêm: Giải pháp tối ưu cơ chế tự chứng nhận xuất xứ – Đảm bảo tuân thủ & tối đa hóa ưu đãi thuế quan

Thấu hiểu sâu sắc những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải, đặc biệt là công tác rà soát giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực chiến của TACA gửi đến doanh nghiệp “Giải pháp rà soát chứng nhân xuất xứ hàng hóa” tối ưu được gói gọn trong 3 giai đoạn xuyên suốt:

– Giai đoạn 1: Đánh giá khả năng xin cấp C/O

Với giai đoạn này, TACA sẽ cùng doanh nghiệp rà soát hàng hóa, chứng từ xem đơn vị đã đủ tiêu chí để được cấp C/O và được hưởng ưu đãi thuế từ FTA không?

  • Nếu doanh nghiệp chưa đủ điều kiện >> Chuyên gia của chúng tôi sẽ “xắn tay” cùng bạn lên kế hoạch để tối ưu nguồn lực và chuẩn chỉnh hóa chứng từ để đảm bảo được chấp thuận C/O ngay từ lần xin cấp đầu tiên.
  • Nếu doanh nghiệp đã đủ điều kiện xin cấp >> Chuyên gia sẽ cùng bạn nghiên cứu đặc thù ngành hàng, thị trường, hiệp định FTA để từ đó đưa ra giải pháp tiết kiệm thuế tối đa.

– Giai đoạn 2: Hỗ trợ doanh nghiệp xin cấp C/O

  • Thành công ngay từ lần xin đầu tiên
  • Đảm bảo tối đa số thuế được giảm

– Giai đoạn 3: Rà soát hệ thống C/O trong vòng 5 năm gần nhất

  • Để đảm bảo công tác kiểm tra sau thông quan được diễn ra thuận lợi
  • Kịp thời khắc phục các sai sót, giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn và phát hiện cơ hội tiết kiệm thuế từ các hiệp đinh FTA
  • Nâng cao năng lực kiểm soát nội bộ, kiểm soát chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong doanh nghiệp

Tất cả sẽ có trong Dịch vụ rà soát C/O với cam kết đảm bảo tuân thủ 100% theo đúng quy chuẩn của Tổng Cục Hải quan nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn & tối đa hóa mức thuế ưu đãi cho doanh nghiệp bạn!

Chúng tự tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì?

Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật. 8. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do thương nhân tự phát hành theo quy định tại Khoản 7 Điều này.nullTự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? - Thư Viện Pháp Luậtthuvienphapluat.vn › phap-luat › tu-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-la-gi-t...null

Mã số tự chứng nhận xuất xứ là gì?

Tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX) là một cơ chế chứng nhận xuất xứ phổ biến và được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới trong những năm trở lại đây.nullGiới thiệu về cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định ...vntr.moit.gov.vn › news › gioi-thieu-ve-co-che-tu-chung-nhan-xuat-xu-ha...null

Rex áp dụng khi nào?

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, hệ thống REX được áp dụng bởi các Quốc gia và Vùng lãnh thổ hải ngoại (OCT) trong bối cảnh Quyết định của Hiệp hội hải ngoại (“OAD”), Quyết định của Hội đồng (EU) 2021/1764.nullMã Số Rex Là Gì? Vai Trò Của Mã REX Trong Xuất Nhập Khẩuhptoancau.com › ma-so-rex-la-gi-vai-tro-cua-ma-rex-trong-xuat-nhap-khaunull

Evfta đừng có form gì?

CO form EUR. 1 là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) được quy định theo thông tư 11/2020/TT-BCT.nullCÁCH KÊ KHAI CO FORM EUR.1 HIỆP ĐỊNH EVFTAdichvuthutuchaiquan.vn › cach-ke-khai-co-form-eur1-hiep-dinh-evftanull