Tục cưới xin của các dân tộc nào là giống nhau

Để tiến tới hôn nhân, người Nùng phải thực hiện trang trọng các nghi lễ như: “lễ so tuổi”, “dạm hỏi”, “dẫn cưới” và “lễ đón dâu”, “lễ lại mặt” và một số tục lệ khác. Trong đó “lễ cưới” là một nghi lễ đặc biệt đã lưu truyền trong đời sống người Nùng qua nhiều thế hệ. Nghi lễ này có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, cũng như góp phần cho sắc màu vườn hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam thêm rực rỡ.

Tục cưới xin của các dân tộc nào là giống nhau

Lễ rước dâu trong đám cưới của người Nùng.

Đám cưới của người Nùng thường được tổ chức trong 2 ngày và nhiều thủ tục của lễ cưới truyền thống vẫn được duy trì. Theo phong tục, họ nhà trai phải chọn một “ông đón” và họ nhà gái phải chọn“ông đưa”. Ông đón và ông đưa đều phải là người có gia đình hạnh phúc, đủ cả hai vợ chồng, có đầy đủ con trai con gái. Khi tới trước cổng nhà gái, thì người dẫn đầu đoàn nhà trai thường hát một điệu Sli để đánh tiếng cho họ nhà gái biết. Nhà gái cử một người đại diện ra xem đã đầy đủ các lễ vật theo yêu cầu của của nhà gái  chưa rồi mới mời vào. Nhà gái nhận lễ xong thì tiến hành lễ trình báo tổ tiên. Ông thầy cúng bên nhà gái viết tên tuổi cô dâu, chú rể lên một lá bùa rồi lấy băng giấy hồng buộc lại, tượng trưng cho ông tơ bà nguyệt đã se duyên đôi lứa. Thầy cúng cầu khấn ông bà tổ tiên phù hộ cho đôi bạn trẻ hạnh phúc. Chú rể giữ được gia phong còn cô dâu giữ được nét nết na hiền thục ở nhà chồng.

Lễ cưới của người Nùng đặc sắc hơn bởi những câu hát Sli giữa phù dâu và phù rể. Họ hát những bài hát về cuộc sống hàng ngày, về tình yêu thương, về hạnh phúc của cô dâu chú rể. Cuộc hát thường kéo dài thâu đêm suốt sáng. Những buổi hát tình tứ trong đám cưới cũng là cái duyên, cái cớ để những đôi phù dâu phù rể chưa vợ chưa chồng có cơ hội quen biết, tìm hiểu lẫn nhau và có thể đi đến hôn nhân nếu hai bên cùng ưng thuận.

Phong tục cưới hỏi của người Nùng rất quan trọng. Người Nùng quan niệm chuẩn bị tốt, chu đáo mọi việc trước hôn nhân thì đám cưới của cô dâu, chú rể mới thật sự hạnh phúc. Dân tộc Nùng thường chọn thời điểm cưới vào tháng 8 cho đến tháng 10 âm lịch. Ngày nay, do cuộc sống phát triển, một số bước trong tục cưới hỏi của người Nùng được giảm bớt, và ngày cưới cũng có thể tổ chức bất cứ tháng nào trong năm nhưng về cơ bản vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của dân tộc Nùng.

07:27, 10/01/2016

Người Hrê sinh sống tập trung chủ yếu ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi và huyện Vân Canh của tỉnh Bình Định. Tục lệ cưới xin là một nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc ít người này, mang đậm bản sắc riêng có tính khu biệt, tạo nên dấu ấn độc đáo trong luật tục của người Hrê.

Người Hrê không cho phép hôn nhân nội tộc. Luật tục Hrê quy định con cô, con cậu, con dì, con vợ cả, con vợ hai, con cùng cha khác mẹ không lấy nhau. Loạn luân là một trọng tội, liên lụy đến cả cộng đồng khiến cho thần linh cũng phải nổi giận. Hôn nhân của người Hrê là hôn nhân một vợ một chồng bền vững, không mang tính chất mua bán. Người Hrê đề cao đức tính chăm chỉ, cần cù lao động, xem đó là tài sản quý báu để trai gái đến được với nhau. Nam, nữ tự do yêu đương và chọn lựa bạn đời của mình. Phụ nữ Hrê tuy kín đáo nhưng lại vui tươi và cởi mở trong các lễ hội, nên đây thường là dịp để trai gái tỏ tình yêu đương, hò hẹn. Khi cả hai đồng lòng, họ chỉ còn chờ cha mẹ hai bên ưng thuận là được. Khởi đầu hôn nhân của người Hrê là một bữa tiệc rượu, thường là một ngày ở nhà trai, một ngày ở nhà gái cho công bằng.

Đám cưới của người Hrê gần giống với đám cưới người Kinh, thường diễn ra vào cuối năm cũng là lúc thời gian rảnh rỗi và kinh tế no đủ. Bên nào định đón người (cô dâu hoặc chú rể) về nhà mình thì bên đó làm lễ lớn hơn. Lễ cưới của người Hrê (pa sang) được mời đông đủ thông gia và bà con họ hàng thân thiết đến dự. Nghi lễ trong cưới hỏi thường mang nét tượng trưng thể hiện sự gắn bó, thủy chung suốt đời của cô dâu và chú rể: hai người trao nhau miếng trầu, bát rượu, quàng chung một vòng chỉ... Gia đình cả hai bên đều ăn mặc đẹp nhưng cô dâu và phụ dâu lại ăn mặc giản dị, đầu trùm khăn che kín mặt để không ai nhận ra, người Hrê cho rằng làm như vậy để ma quỷ không phát hiện mà cướp cô dâu đi. Thời gian diễn ra nghi lễ của người Hrê cũng thật đặc biệt, thường tổ chức vào lúc nửa đêm về sáng. Họ cho rằng đây là giờ phút giao hòa của đất trời, các thần linh mới chứng kiến toàn bộ nghi lễ, ban hạnh phúc và ấm no cho đôi lứa suốt đời.

Trong nghi lễ đón dâu về nhà chồng, nhà trai sẽ cử một cô gái sang nhà để đón, còn nhà gái cũng cử một cô gái đưa cô dâu về nhà chồng. Ngược lại, nếu đón chú rể về ở bên nhà vợ thì nhà gái cử một chàng trai đi đón rể, nhà trai cũng cử một chàng trai đi đưa rể. Đêm đầu tiên, người đi đưa cô dâu (chú rể) ngủ lại cùng họ, sáng hôm sau mới quay về ra mắt cha mẹ của gia đình kia, sau đó trở lại nơi cùng sống như đã giao ước.

Ngày nay, lễ tục hôn nhân của người Hrê cũng đã được cải biến ít nhiều cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội hiện đại.

Phương Thảo

Lễ cưới là một nghi lễ của đồng bào dân tộc Lự. Không có trường hợp ép duyên. Theo tục ở rể 3 năm sau đó về làm dâu 2 năm thì đôi vợ chồng được phép ra ở riêng để thành đơn vị gia đình hạt nhân sống trong nếp nhà sàn riêng của mình. Con lấy họ theo cha, tên con trai có chữ đệm Bạ, tên con gái con gái có chữ đệm Ý. Người Lự sống tình nghĩa, thuỷ chung. Vợ chồng rất ít ly dị nhau, nếu trai bỏ vợ, gái bỏ chồng đều bị phạt nặng theo tập tục.

Lễ cưới của trai gái dân tộc Lự thường diễn ra khi tiết trời đang độ xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mạ, hoa pon... đua nở. Đêm hôm nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái, chú rể không được đến nhà cô dâu. Đêm ấy, cô dâu và bạn bè tổ chức hát giao duyên tại sân khuống, tạm biệt bạn bè cùng trang lứa để đi lấy chồng.

Tục cưới xin của các dân tộc nào là giống nhau
Các chàng trai người Lự thường mang sáo đi tìm người yêu. Ảnh daibieunhandan.vn

Ở dân tộc Lự, hồi môn bên họ hàng nhà trai cho ngoài những váy áo, tiền bạc có một điều hết sức thú vị là: đám cưới xong, ngày hôm sau cô dâu đến gánh nước cho họ hàng nhà trai mỗi nhà một gánh; nhà trai trả công cho cô dâu là những con giống như đôi gà, con lợn con hoặc bát đĩa, đồ đan lát... để đôi vợ chồng trẻ làm giống và phát triển sau này. Trong đám cưới không mang nặng tính thách cưới. Khi nhà có đám cưới, những người trong họ cùng chung gánh vác, nếu trường hợp kinh tế khó khăn chưa đủ điều kiện để làm bữa cơm mời họ hàng thì người ta cho nhau nợ, khi nào có điều kiện thì làm được thì trả. Đến ngày chính lễ, từ sáng sớm ông mối bên nhà trai đến thông báo xin giờ để chàng trai đến ở rể. Nhà gái chuẩn bị một bàn rượu, một bát thịt và một đôi đũa tiếp ông mối. Ông mối quỳ trước họ nhà gái và hát những lời có tính chất thông báo, xin cho chàng trai ở rể. Sau đó nhà gái cho ông mối uống một hớp rượu, ăn một miếng thịt nhằm trả ơn người đã mai mối cho đôi trẻ thành vợ thành chồng. Sau đó đoàn nhà trai đến, dẫn đầu là ông mối. Khi đến chân cầu thang, nhà gái đón tiếp bằng những chén rượu nồng. Mỗi bên đều uống một chén để tỏ lòng thân thiện và đồng ý sự kết duyên của đôi nam nữ. Chủ nhà sắm một lễ gồm đầu, bốn chân và đuôi lợn, gà luộc sẵn trình báo với tổ tiên hôm nay nhà ta có “Kin khéc” (đám cưới con cháu trong nhà). Đoàn nhà trai lên nhà, nhà gái bầy một mâm rượu, đem các lễ vật (của hồi môn cho con gái) trình trước nhà trai như váy, áo, vòng cổ, vòng tay... Trên lễ vật được cắm những bông hoa sặc sỡ (hoa dâm bụt). Cô dâu chú rể lạy trước ông, bà, chú, bác hai bên gia đình. Ông mối hát lời chúc phúc cho hai người thành đôi lứa, sống có ích cho gia đình. Trong thời gian ông mối hát, đôi vợ chồng trẻ vẫn quỳ lạy, đầu chúi xuống chiếu.

Tục cưới xin của các dân tộc nào là giống nhau
Lễ cưới của người Lự (Ảnh: TL)

Ông mối hát chúc phúc xong, hai bên gia đình mỗi người một tay bám vào các lễ vật ý nói chúc cho hai vợ chồng trẻ hạnh phúc, làm ăn phát đạt, sống có ích cho hai bên gia đình nương nhờ. Mỗi người đến dự cưới buộc chỉ cổ tay cho cô dâu chú rể như muốn buộc chặt tình cảm yêu thương của mình, buộc chặt tình yêu của đôi trẻ với gia đình hai bên. Sau đó họ nhà gái phát cho mỗi người một que sáp ong như sự tạ ơn của gia đình đôi trẻ và tình đoàn kết họ hàng thân tộc như mật ong, sáp ong quyện chặt. Thủ tục hôn lễ đã xong, ông mối mời họ hàng nhà gái và dân bản cùng vui chén rượu chúc cho hai vợ chồng trẻ hạnh phúc, làm ăn phát đạt. Cuộc rượu có thể kéo dài đến đêm. Trong thời gian tổ chức “Kin khéc” chú rể luôn đóng vai trò là người tần tảo tháo vát, lúc chạy vào chỗ này, lúc đến chỗ kia để xem bàn tiệc vơi thứ gì thì kịp thời bổ sung. Một điều thú vị nữa trong 3 ngày tính từ đám cưới chính thức chú rể không được ngồi ghế, chỉ ngồi xổm để tiếp khách. Điều này hàm ý cho bố mẹ nhà gái biết tính chịu khó, siêng năng của chàng rể.

Tục cưới xin của các dân tộc nào là giống nhau
Vẻ đẹp của thiếu nữ người Lự (Ảnh: TL)


Trong đám cưới dân tộc Lự hầu như hát giao duyên, ngay cả lời bàn bạc với nhau cũng là những câu vần điệu. Ngày nay, trong đám cưới người Lự cũng đã bớt đi nhiều thủ tục rườm rà, một số địa phương trai gái yêu nhau khi đã tìm hiểu chín muồi thì tự về ở với nhau (tuy nhiên cha mẹ hai bên đã ngầm đồng ý). Còn lại hầu hết đôi trẻ tự giác đến UBND xã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Bố, mẹ người con trai đến báo với cha, mẹ cô gái rồi tổ chức lễ cưới cho đôi trẻ, tuyệt nhiên không có chuyện thách cưới.