Vi dụ về phương pháp thống kê hình sự

Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường để đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu định lượng thông qua bài viết Ví dụ về nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng là gì?

Nghiên cứu định lượng là một khái niệm khá lạ lẫm đối với nhiều người, nhưng đối với những người làm các công việc liên quan đến nghiên cứu thì khái niệm này rất quen thuộc.

Nghiên cứu định lượng được hiểu là việc điều tra thực nghiệm có hệ thống về các hiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê, toán học hoặc số hoặc kỹ thuật vi tính.

Nội dung của phân tích đinh lượng là thu thập số liệu từ thị trường, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông thường, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận chính xác.

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng là phát triển và sử dụng mô hình toán học, lý thuyết hoặc các giả thuyết liên quan tới các hiện tượng. Quá trình đo lường là trung tâm của nghiên cứu định lượng bởi vì nó cung cấp các kết nối cơ bản giữa quan sát thực nghiệm và biểu thức toán học của các mối quan hệ định lượng. Số liệu định lượng là bất kỳ dữ liệu ở dạng số như số liệu thống kê, tỷ lệ phần trăm…

Nghiên cứu định lượng thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học, trong đó có thể bao gồm:

+ Thế hệ của các mô hình, lý thuyết và các giả thuyết

+ Sự phát triển của các công cụ và phương pháp đo lường

+ Kiểm nghiệm và thao tác của các biến

+ Thu thập số liệu thực nghiệm

+ Mô hình hóa và phân tích các dữ liệu

Bên cạnh nghiên cứu định lượng ta thường gặp khái niệm nghiên cứu định tính, nghiên cứu định tính là đặt câu hỏi rộng và thu thập dữ liệu từ hiện tượng hoặc người tham gia. Các nhà nghiên cứu tìm kiếm các chủ đề và mô tả các thông tin trong các chủ đề và các xu hướng đặc thù của tập hợp các thành viên tham gia.

Đặc điểm của nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng có các đặc điểm như sau:

+ Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo lường, kiểm tra sự liên quan giữa các biến số dưới dạng thống kê. Đây là phương pháp dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua phân phối mẫu đại diện. Đôi khi các biến số cơ bản có tính chất định tính, chúng ta cần lượng hóa biến số để thực hiện nghiên cứu định lượng.

+ Các phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng có thể là cân, đo, sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để phỏng vấn, ghi chép, tập hợp dữ liệu.

Vi dụ về phương pháp thống kê hình sự

Ví dụ về nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu mẫu thiết kế chiếc điện thoại A và chiếc điện thoại B, chúng ta có thể đưa ra khảo sát bằng cách xếp hạng các tiêu chí cho người dùng lựa chọn. Kết quả đem lại có thể kết luật đến 90% sự thẩm mỹ về mẫu mã của chiếc điện thoại và có những sự thay đổi, cải tiến phù hợp hơn.

Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu định lượng

– Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu định lượng

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng có tính khái quát cao, độ tin cậy và tính đại diện của kết quả nghiên cứu định lượng khá cao.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng: Mất ít thời gian hơn để quản lý quá trình khảo sát. Thông thường bằng việc tận dụng công nghệ để thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng mang tính khách quan vì các dữ liệu định lượng có thể được giải thích bằng phân tích thống kê dựa trên các nguyên tắc toán học nên phương pháp định lượng được coi là khá khoa học và hợp lý.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp cho quá trình phân tích nhanh hơn: Có thể tận dụng các phần mềm phân tích để giúp phân tích, xử lý lượng lớn dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời giảm khả năng bị lỗi kỹ thuật.

– Những hạn chế của phương pháp nghiên cứu định lượng

+ Chi phí nghiên cứu định lượng cao vì nhu cầu tổng quát hóa lượng mẫu nghiên cứu lớn, nên chi phí thực hiện một đề tài nghiên cứu với phương pháp định lượng sẽ rất cao.

+ Có nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động đến đối tượng được nghiên cứu, nên đôi khi câu trả lời sẽ không chính xác

Sự khác nhau giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính

– Khái niệm

+ Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học.

+ Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường để đưa ra các kết luận về nghiên cứu thị trường thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu.

– Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp nghiên cứu định tính

 Phỏng vấn sâu: phỏng vấn không cấu trúc; phỏng vấn bán cấu trúc; phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.

Thảo luận nhóm: thảo luận tập trung; thảo luận không chính thức.

Quan sát tham dự:

+ Nghiên cứu định lượng thường được thực hiện bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học, trong đó có thể bao gồm: Thế hệ của các mô hình, lý thuyết và các giả thuyết; Sự phát triển của các công cụ và phương pháp đo lường; Kiểm nghiệm và thao tác của các biến; Thu thập số liệu thực nghiệm; Mô hình hóa và phân tích các dữ liệu

– Cách thức lập bảng hỏi

+ Nghiên cứu định tính: không theo thứ tự; câu hỏi mở; câu hỏi dài; câu hỏi gây tranh luận.

+ Nghiên cứu định lượng:  theo thứ tự; câu hỏi đóng – mở; câu hỏi được soạn sẵn; câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích; câu hỏi không gây tranh luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Ví dụ về nghiên cứu định lượng. Chúng tôi hi vọng rằng những chia sẻ từ bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ được nội dung này. Nếu có thắc mắc về vấn đề này xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp. Xin cảm ơn!

Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định.

Thống kê được sử dụng nhiều trong các bài báo cáo tổng hợp hay các văn bản liên quan nhằm mục đích tóm lược các nội dung cần truyền tải. Để hiểu thêm về thống kê là gì? chúng tôi xin chia sẻ với Quý vị các thông tin hữu ích về vấn đề này.

Thống kê là gì?

Thống kê là một dạng phân tích toán học sử dụng các mô hình, sự biểu diễn và tóm tắt định lượng cho một tập hợp dữ liệu thực nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế nhất định nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và quyết định.

Thống kê được chia làm hai lĩnh vực: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Đối với mỗi lĩnh vực sẽ có chức năng riêng. Xác định được mục đích thống kê là gì giúp chủ thể lựa chọn được cho mình phương pháp thực hiện, qua đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác nhất khi thực hiện thống kê.

Phương pháp thống kê

Để thống kê được mang lại những kết quả như mong muốn, cần hiểu rõ các phương pháp thống kê là gì?, qua đó có thể thực hiện nghiên cứu đối tượng tốt nhất. Thống kê sử dụng 4 phương pháp cơ bản: thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng và dự đoán, cụ thể như sau:

– Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. Đây là phương pháp được sử dụng trong trường hợp số liệu có sự hỗn độn, dữ liệu chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Chính vì thế cần tiến hành xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán. Từ đó kết quả sẽ giúp khái khoát đặc trưng tổng thể.

– Điều tra chọn mẫu là sử dụng phương pháp chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể mà có thể suy luận cho hiện tượng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.

– Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: phương pháp thống kê này hướng tới những mối liên hệ của các hiện tượng với nhau.

– Dự đoán. Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng trong hoạt động thống kê. Từ các phương pháp trên thu thập được các đặc trưng, số liệu,… có thể đưa ra những dự đoán.

Vi dụ về phương pháp thống kê hình sự

Các bước cơ bản để nghiên cứu thống kê

Việc nắm bắt được các bước nghiên cứu thống kê là gì? giúp các chủ thể thực hiện thực hiện và mang lại kết quả chính xác nhất. Về cơ bản cần có 5 bước khi thực hiện nghiên cứu thống kê, bao gồm:

– Bước 1: Lập kế hoạch nghiên cứu thống kê. Bao gồm việc tìm hiểu các số liệu để trả lời nghiên cứu bằng việc sử dụng các thông tin như: ước tính sơ lược của kết quả điều tra, các thuyết,…;

– Bước 2: Thiết kế nghiên cứu thống kê. Nhằm ngăn sự ảnh hưởng của các biến gây nhiễu và phân bố mẫu ngẫu nhiên của hệ số đáng tin cậy cho các đối tượng;

– Bước 3: Kiểm tra các nghiên cứu sau các giao thức thử nghiệm và phân tích;

– Bước 4: Kiểm tra thêm các dữ liệu thiết lập trong phân tích thứ cấp, đề xuất giả thuyết mới cho nghiên cứu;

– Bước 5: Tìm kiếm tài liệu và trình bày kết quả nghiên cứu.

Ý nghĩa của thống kê trong đời sống

– Thống kê có vai trò rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu để có thể đưa ra những con số có ý nghĩa phân tích giúp cho các nhà phân tích thống kế có được những kết quả xác thực nhất để cải thiện các vấn đề liên quan đến đời sống xã hội.

– Từ những hiện tượng trong đời sống thông quá việc thống kê các nhà phân tích, nghiên cứu có thể tạo ra các bảng biểu bao gồm số lượng, dữ liệu, biểu đồ thể hiện những thông tin quan trọng một cách ngắn gọn và dễ hiểu đối với mọi người.

– Kết quả của việc thống kê chính là căn cứ, là cơ sở cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo nhà nước có thể đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến tình hình chung đời sống xã hội của con người.

Tư vấn thống kê bởi Luật Hoàng Phi

Hi vọng với những chia sẻ trên, Quý vị phần nào hiểu được thống kê là gì?, qua đó có thể tiến hành đánh giá một đối tượng tốt nhất. Việc nghiên cứu thống kê một đối tượng cần phải thực hiện đúng phương pháp và đầy đủ các bước khi thực hiện.