Ví dụ về sự phát triển từ đơn giản đến phức tạp

Lời Tòa soạn: Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại luôn thu hút sự chú ý của của các nhà giáo dục nói riêng và giới khoa học, công chúng nói chung. Nó cũng luôn gây ra không ít tranh cãi, mặc dù công nghệ giáo dục đã được triển khai từ hơn 40 năm qua.

Để rộng đường dư luận VietTimes xin trân trọng giới thiệu loạt bài viết của GS Hồ Ngọc Đại tới bạn đọc.

Kỳ này:

Bài 24: Từ trừu tượng đến cụ thể hơn, từ đơn giản đến phức tạp hơn

Từ trừu tượng đến cụ thể hơn, từ đơn giản đến phức tạp hơn, đó là chiều vận động tự nhiên của Đối tượng (Đối tượng cần chiễm lĩnh, lĩnh hội), cũng là chiều vận động của tư duy trong quan hệ với Đối tượng.

Chú học trò với vốn triết học học trò luôn luôn bị ám ảnh bởi câu “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”, cứ nghĩ rằng cái trông thấy, sờ được là trực quan. Này, nó cũng là một trình độ trừu tượng đối với tư duy đấy!

Chú trông thấy (trực quan sinh động) một cô gái xinh đẹp đi qua. Cô gái ấy còn rất trừu tượng đối với tư duy. Chú có biết cô ấy là sinh viên hay nhân viên? Chú có biết cô ấy con nhà ai, nhà ở đâu, có mấy anh chị em, có người yêu chưa?…

Mẹ chú là người phụ nữ rất cụ thể đối với chú, nhất là đối với ông thân sinh chú (chồng bà ấy).

Trừu tượng / Cụ thể là rất tương đối, tương đối nói chung, hay tại một thời điểm trong quá trình tư duy đang thâm nhập (chiếm lĩnh) Đối tượng, cũng là đang trong quá trình phát triển của chủ thể.

Trẻ 2 tháng tuổi đã nhoẻn cười, khi nhìn thấy cái “trực quan sinh động” của mẹ đang gần miệng nó. Trước đó, vừa thấy mẹ vạch áo ra, nó đã đưa tay đón lấy rồi vội vàng nhét vào miệng. Tư duy của bé lúc ấy “vừa trực quan sinh động, vừa tư duy trừu tượng”.

Các chú học trò khốn khổ vì các định nghĩa trong sách giáo khoa, mà lẽ ra phải biết cách chiếm lĩnh đối tượng có thực trong đời thì mới có năng lượng cấp cho sự phát triển của mình.

Trẻ em từ lọt lòng đã phải làm hai việc, theo từng trình độ phát triển của trừu tượng / cụ thể:

Tự ăn, để trưởng thành.

Tự học, để phát triển.

Đối tượng vốn là trừu tượng đối với tư duy, khi hai bên chưa gặp nhau, hoặc mới gặp nhau lần đầu.

Tư duy ngày càng thâm nhập sâu hơn vào đối tượng, càng thân hơn với đối tượng thì đối tượng ngày càng trở nên cụ thể hơn (đối với tư duy).

Đối tượng – Tư duy về Đối tượng xác lập mối quan hệ cơ bản nhất trong tất cả các quan hệ có thể có của giáo dục.

Em hưởng giáo dục có nghĩa là em ngày càng hiểu sâu hơn Đối tượng, ngày càng chiếm lĩnh Đối tượng cụ thể hơn, thực hiện được bước chuyển từ trừu tượng lúc đầu đến chiếm lĩnh được bản chất (sự sống, lẽ sống) cụ thể của Đối tượng.

Tư duy phát triển nhờ có sức mạnh biến đổi Đối tượng, theo hướng Đối tượng ngày càng cụ thể hơn.

Đối tượng là khái niệm cơ bản nhất của các khái niệm cơ bản của nền giáo dục hiện đại.

Nhầm lẫn Đối tượng là sự nhầm lẫn tệ hại nhất.

Đối tượng của Môn Tiếng Việt lớp Một là Cấu trúc ngữ âm của Tiếng.

Đối tượng đưa đến cho học sinh càng thuần khiết càng tốt. Nghiệp vụ sư phạm hiện đại phải ý thức đầy đủ trách nhiệm đưa đến cho trẻ em những Đối tượng thuần khiết.

Muốn cho Cấu trúc ngữ âm thuần khiết thì tách ra khỏi Nghĩa, đặt nó trong một chân không về Nghĩa.

Nhiều chú học trò thường thắc mắc chữ phải có nghĩa, chữ đi liền với nghĩa. Này chú, đây là chữ Việt, không phải chữ Hán.

Mọi quá trình phát triển đều có ba tính chất chung là: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

-    Tính khách quan của sự phát triển

Mọi quá trình phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều là những quá trình diễn ra theo tính tất yếu quy luật của nó: những quá trình biến đổi dần về lượng tất yếu dẫn đến những quá trình biến đổi về chất, quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong bản thân sự vật, hiện tượng...

Ví dụ, quá trình phát sinh một giống loài mới hoàn toàn diễn ra một cách khách quan theo quy luật tiến hoá của giới tự nhiên. Con người muốn sáng tạo một giống loài mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy luật đó.

-    Tính phổ biến của sự phát triển

Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển không phải là đặc tính riêng có của một lĩnh vực nào đó của thế giới, mà trái lại nó là khuynh hướng vận động được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Tính phổ biến của sự phát triển còn thể hiện ở chỗ: mỗi sự vật, hiện tượng đều có thể bao hàm trong nó khả năng của sự phát triển, phát sinh từ chính sự vận động của nó và chịu sự chi phối của nhiều khuynh hướng phát triển khác.

Ví dụ, trong giới tự nhiên: đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vô cơ đến hữu cơ; từ vật chât chưa có năng lực sự sống đến sự phát sinh các cơ thể sống và tiến hoá dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống phức tạp hơn - sự tiến hoá của các giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật mới đến mức có thể làm phát sinh loài người với các hình thức tổ chức xã hội từ đơn giản đến trình độ tổ chức cao hơn; cùng với quá trình đó cũng là quá trình không ngừng phát triển nhận thức của con người từ thấp đến cao...

- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển

Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: các lĩnh vực khác nhau, sự vật khác nhau, điều kiện khác nhau,... thì cũng có sự khác nhau ít hay nhiều về tính chất, con đường, mô thức, phương thức... của sự phát triển.

Ví dụ, không thể đồng nhất tính chất, phương thức phát triển của giới tự nhiên với sự phát triển của xã hội loài người. Sự phát triển của giới tự nhiên thuần tuý tuân theo tính tự phát, còn sự phát triển của xã hội loài người lại có thể diễn ra một cách tự giác do có sự tham gia của nhân tố ý thức.

Loigiaihay.com

Trong cuộc sống, mọi sự vật hiện tượng luôn vận động, phát triển và tồn tại theo một quy luật nhất định. Sự phát triển gắn liền với tính phổ thông của mọi sự vật, sự việc, hiện tượng. Trong phép biện chứng duy vật, nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý quan trọng, là cơ sở hình thành quan điểm toàn diện. Phát triển là đặc trưng phổ biến, phát triển là một tất yếu khách quan. Vậy phát triển là gì? Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác – Lenin được hiểu và có ý nghĩa như thế nào?

1. Phát triển là gì?

Có nhiều quan điểm về “phát triển”, theo đó:

– Theo quan niệm biện chứng sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn. Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật.

– Theo quan điểm siêu hình phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuần túy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặc nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, không có bước quanh có, phức tạp.

 Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.

Phát triển tên tiếng Anh là: “Development“.

2. Nguyên lý về sự phát triển theo Triết học Mác – Lenin:

2.1. Tính chất của phương pháp luận:

Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.

–  Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính chất này là thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức con người.

Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người nhưng nó vẫn phát triển.

– Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan.

Xem thêm: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong triết học

 + Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường

Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.

+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.

Ví dụ:  Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.

+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và xã hội.
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.

– Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời.

Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.

Chẳng hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi mà xã hội mang lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.

Xem thêm: Phân tích mối quan hệ giữa Triết học và Khoa học tự nhiên

Để khái quát nên tính chất biến hóa của sự vật, hiện tượng, Ăng-ghen đã viết rằng:” Tư duy của nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung nhau được, họ nói có là có, không là không. Đối với họ, một sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, một hiện tượng không thể vừa là chính nó lại là vừa cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ nhau…. Ngược lại tư duy biện chứng là một tư duy mềm dẻo linh hoạt, không còn biết đến những đường ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt, đến những cái “hoặc là”…. “hoặc là”… “vô điều kiện” nữa (kiểu như: “hoặc là có, hoặc là không”, hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại”). Tư duy biện chứng thừa nhận trong những trường hợp cần thiết bên cạnh cái “hoặc là”… hoặc là” còn có cả cái “vừa là…. Vừa là” nữa. Chẳng hạn, theo quan điểm biện chứng, một vật hữu hình trong mỗi lúc vừa là nó, vừa không phải là nó, một cái tên đang bay trong mỗi lúc vừa ở vị trí A lại vừa không ở vị trí A, cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa không thể lìa nhau được

Theo Lênin: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó và ông cũng cho rằng: Phép biện chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đên tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể của những mối quan hệ đó.

2.2. Ý nghĩa phương pháp luận:

Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm phát triển. Theo V.I.Lênin, “… Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động”…, trong sự biển đổi của nó”. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.

–  Nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

Theo như nguyên lý này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan điểm về sự phát triển. Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển.

– Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển. Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cần phải đặt chúng ở trạng thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.

– Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt cần phải đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong quá trình phát triển (tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó).

– Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cải tạo chính bản thân của con người.

Xem thêm: Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

– Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này tìm ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người.

– Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển. Phải khắc phục từ tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ,.. Phải đặt sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên.

Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử – cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người. Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình.

Từ đó có  thể rút ra được những bài học về sự phát triển như sau:

– Thứ nhất, cần tích cực, chủ động nghiên cứu tìm ra được những mâu thuẫn trong mỗi sự vật, sự việc, hiện tượng để từ đó xác định được định hướng phát triển và những biện pháp giải quyết phù hợp.

– Thứ hai, khi xem xét các sự vật, hiện tượng thì cần đặt sự vật hiện tượng đó trong sự vận động và phát triển. Bởi sự vật không chỉ như là cái mà nó đang có, đang hiện hữu trước mắt mà còn cần phải nắm được và hiểu rõ được khuynh hướng phát triển, khả năng chuyển hóa của nó.

– Thứ ba, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với sự vật hiện tượng, không được dao động trước những quanh co, những phức tạp của sự phát triển ở trong thực tiễn.

– Kế thừa những thuộc tính, những bộ phận còn hợp lý của cái cũ nhưng đồng thời cũng phải kiên quyết loại quả những cái đã quá lạc hậu cản tở và gây ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì trong phát triển có sự kế thừa do đó cần phải chủ động phát hiện, cổ vũ những cái mới, cái phù hợp từ đó có thể tìm cách thúc đẩy để phát triển cái mới, để cái mới chiếm đóng vai trò chủ đạo.