Vì sao chứng khoán tụt dốc

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh trong phiên đầu tuần 6-12 khiến không ít nhà đầu tư lo lắng - Ảnh: BÔNG MAI

Tiếp nối đà giảm của phiên cuối tuần trước, ngay khi mở đầu phiên giao dịch tuần này 6-12 thị trường chứng khoán đã chìm trong sắc đỏ, song hầu hết thời gian của phiên sáng mức giảm không quá sâu. 

Tuy nhiên, đến gần cuối phiên sáng, VN-Index đột ngột giảm hơn 10 điểm, sau đó đến phiên chiều lại lao dốc mạnh hơn, có lúc rớt hơn 41 điểm.

Áp lực bán đè nặng các cổ phiếu ngân hàng, điển hình VCB [Vietcombank], CTG [Vietinbank], HDB [HDBank], VIB [VIB], MBB [MBBank]...

Trong đó, nhiều cổ phiếu trụ thuộc các lĩnh vực khác cũng bị nhà đầu tư thoát hàng, bán ra mạnh, gây rớt giá, như GAS [PetroVietnam Gas], HPG [Tập đoàn Hòa Phát], Sabeco [SAB], VHM [Vinhomes]...

Ở chiều ngược lại, dòng tiền vẫn đổ vào mua cổ phiếu POW [Điện lực dầu khí Việt Nam], ITA [Đầu tư và công nghiệp Tân Tạo], Bất động sản Phát Đạt [PRD], SSI [Chứng khoán SSI], VND [Chứng khoán VNDirect]...

Hôm nay chỉ số tất cả các ngành đều lao xuống mức âm, trong đó giảm mạnh rơi vào nhóm nguyên vật liệu, công nghiệp, tài chính, năng lượng, hàng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, bất động sản...

Dù ở phiên chiều có lúc VN-Index giảm hơn 41 điểm, song nhờ lực mua đáng kể nên chỉ số này đã rút ngắn mức giảm về còn 29,74 điểm [-2,0.6%] xuống 1.413,58 điểm, tương đương giảm hơn 87 điểm kể từ khi lập đỉnh 1.500 điểm [25-11]. Thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 31.386 tỉ đồng. 

Riêng rổ VN30 có tới 22/30 thành viên bị rớt giá. Tổng kết ngày, chỉ số rổ này giảm 23,06 điểm [-1,53%] xuống 1.480 điểm.

Trong khi đó, cả sàn HNX và rổ HNX30 cũng lần lượt giảm 13,42 điểm [-2,99%] xuống 435,85 điểm và 26,36 điểm [-3,56%] xuống 714,55 điểm. Riêng thanh khoản sàn HNX đạt hơn 4.070 tỉ đồng. Về phần sàn UPCoM cũng giảm 2,92 điểm [-2,6%] xuống 109,19 điểm.

Tổng giá trị giao dịch trên ba sàn chính đạt hơn 37.755 tỉ đồng, song vẫn thấp hơn 5% so với phiên trước.

Điểm sáng trong ngày là khối ngoại mua ròng hơn 316 tỉ đồng, dù vậy nếu tính từ tháng 10 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng hơn 19.000 tỉ đồng.

Theo sát diễn biến giao dịch, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thế Minh - giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam - nhận định thông tin về biến chủng mới Omicron thực tế không tác động quá nhiều vào thị trường chứng khoán Việt Nam. 

Tuy nhiên, trong hai tuần nay rủi ro tiềm ẩn đã bắt đầu gia tăng, thể hiện qua việc chỉ số VN-Index đi ngang, thanh khoản giảm dần, độ rộng thị trường cũng xấu dần.

"Sau thời gian tăng mạnh, gần đây hàng loạt cổ phiếu đầu cơ quay đầu giảm mạnh, mất thanh khoản, buộc các công ty chứng khoán phải dùng nghiệp vụ margin call [gọi ký quỹ], kích hoạt "bán khống" cổ phiếu của những khách hàng đã chạm ngưỡng nguy hiểm, để quản trị rủi ro tránh thất thoát vốn đã cho vay.

Nếu xét thấy trong danh mục của nhà đầu tư, những cổ phiếu mình cho vay margin [vay ký quỹ] không thể bán được do mất thanh khoản, công ty chứng khoán sẽ chuyển sang bán cổ phiếu khác, miễn sao bảo toàn vốn đã cho vay, điều này như giọt nước tràn ly, cả cổ phiếu đầu cơ và các cổ phiếu khác cũng bị bán mạnh", ông Minh cho hay.

Dù cho rằng sau hai phiên giảm mạnh, thị trường có thể xuất hiện vài phiên phục hồi "kỹ thuật", ông Minh vẫn khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng vì rủi ro ngắn hạn vẫn còn cao, hiện tượng margin call có thể tiếp tục diễn ra ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ trong các phiên tới, không loại trừ khả năng VN-Index rơi xuống vùng hỗ trợ mạnh 1.363 - 1.380 điểm.

Về tâm lý chung, ông Minh cũng cho rằng ở những ngày cuối năm dương lịch, các công ty chứng khoán cũng giảm lượng cho vay margin, để đưa về đúng quy định cơ quan quản lý, đồng thời "chốt sổ sách cho đẹp". Bên cạnh đó, từ năm 2019 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài cũng thường bán ròng mạnh nhất trong quý cuối năm.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - giám đốc môi giới hội sở Chứng khoán Mirae Asset - cũng cho biết khoảng thời gian ba tháng sát Tết Nguyên đán thường mang tính mùa vụ rất rõ của thị trường chứng khoán, dòng tiền nhiều khả năng suy yếu vì được san sẻ cho những dự định kế hoạch cụ thể như bảo toàn thành quả cho năm tài chính 2021, rút đầu tư bất động sản đón đầu, bổ sung lại vốn cho kế hoạch kinh doanh riêng khi nền kinh tế phục hồi vào năm 2022, chi tiêu mua sắm cho gia đình đón Tết...

BÔNG MAI

Thị trường chứng khoán giảm mạnh trong phiên 24-2, song cổ phiếu ngành dầu khí lại tăng mạnh - Ảnh: BÔNG MAI

Nếu như trong phiên sáng nay VN-Index giảm quanh mốc 15 điểm, thì đến đầu phiên chiều đột ngột giảm hơn 37 điểm - mạnh nhất trong vòng một tháng nay. Áp lực bán chủ động khá lớn xảy ra khi có thông tin Tổng thống Nga Putin tuyên bố bắt đầu "hoạt động quân sự đặc biệt" ở miền đông Ukraine. Dù vậy lực đã giảm dần về cuối phiên.

"Về mặt nội tại kinh tế Việt Nam vẫn ổn và gần như không bị tác động, nhưng chúng ta đang bị tác động về mặt tâm lý trước thông tin chiến sự diễn ra ở đông Ukraine", ông Huỳnh Minh Tuấn - sáng lập Công ty tư vấn quản lý tài sản FIDT - nhận định.

Ở phiên hôm nay, hàng loạt cổ phiếu có vốn hóa lớn như VIC [Vingroup], HPG [Hòa Phát], VHM [Vinhomes], GVR [Công nghiệp cao su Việt Nam], VRE [Vincom Retail]... đều bị áp lực bán đè nặng, rớt giá. Nhiều cổ phiếu ngành ngân hàng như BID [BIDV], VCB [Vietcombank], CTG [VietinBank], TCB [Techcombank], MBB [MBBank]... cũng rơi vào cảnh tương tự.

Đáng chú ý, cổ phiếu ngành dầu khí trở thành tâm điểm được dòng tiền đổ vào mua, hàng loạt mã tăng giá mạnh như PLX [PetroVietnam], GAS [PetroVietnam Gas], PSH [Dầu khí Nam Sông Hậu], PVD [PetroVietnam Drilling], CNG [CNG Việt Nam], PGC [Gas Petrolimex], ASP [Dầu khí An Pha]...

Xét theo lĩnh vực kinh doanh, dầu khí cũng là ngành duy nhất có chỉ số cổ phiếu tăng, trong khi tất cả các ngành còn lại đều giảm. Giảm mạnh rơi vào nhóm công nghiệp, bất động sản, nguyên vật liệu và tài chính.

Theo chuyên gia từ Yuanta Việt Nam, sức mạnh giá của nhóm dịch vụ dầu khí được cải thiện nhờ vào đà tăng của giá dầu Brent trong thời gian qua cho thấy diễn biến nhóm cổ phiếu này vẫn phụ thuộc chính vào giá dầu. Tuy nhiên, đồ thị giá tiến gần mức đỉnh cao nhất trong năm 2018 nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần cẩn trọng.

Hàng loạt mã chứng khoán thuộc lĩnh vực dầu khí tăng mạnh trong phiên 24-2

Càng gần về cuối phiên, dòng tiền đổ vào để "bắt đáy" cổ phiếu bị rớt giá càng lớn, giúp áp lực bán giảm dần.

"Thị trường đã thật sự ổn hơn rất nhiều khi đo về mặt tâm lý và kỳ vọng, đây là một điểm mạnh và lợi thế của thị trường trong bối cảnh hiện tại", ông Huỳnh Minh Tuấn nhận xét.

Chốt phiên, VN-Index giảm 17,45 điểm [-1,15%] lùi về 1.494,85 điểm. Thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 35.020 tỉ đồng - cao nhất trong vòng hơn một tháng nay, với hơn 1,1 tỉ cổ phiếu được "sang tay". Trong khi đó ở sàn HNX và rổ UPCoM cũng lần lượt giảm 7,66 điểm [-1,73%] xuống 434,88 điểm và 1,19 điểm [1,05%] xuống 112,32 điểm.

Tổng ba sàn HoSE, HNX và UPCoM có tới 805 mã chứng khoán bị rớt giá, nhiều hơn gấp 3 lần số mã tăng giá. Thanh khoản toàn thị trường đạt hơn 42.570 tỉ đồng.

Hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng xấp xỉ 230 tỉ đồng.

Chứng khoán SSI cho rằng, để thực sự quay trở lại xu hướng tăng, chỉ số VN-Index cần phải vượt hẳn kháng cự 1.512 điểm đi kèm với khối lượng tăng lên vượt đường trung bình 50 ngày.

Sàn chứng khoán Matxcơva, Nga tạm dừng giao dịch

Sở Giao dịch Matxcơva [Nga] vừa ra thông báo sáng nay 24-2, cho biết tạm dừng mọi hoạt động giao dịch trên các thị trường cho đến khi có thông báo tiếp theo. Trong khi đó, cả sàn giao dịch chứng khoán Saint Petersburg cũng cho biết đang ngừng giao dịch.

Sáng nay Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng thông báo về quyết định mở chiến dịch quân sự để "bảo vệ" vùng Donbass ở Ukraine.

Căng thẳng chính trị chưa hạ nhiệt sau khi Mỹ và EU liên tiếp đưa ra các biện pháp trừng phạt thương mại lên Nga, đặc biệt các biện pháp trừng phạt đã áp dụng trực tiếp vào Công ty ống dẫn khí Nord Stream 2 của Nga, Phố Wall cũng quay đầu giảm. Riêng chỉ số Dow Jones đóng cửa giảm 1,4% và đồ thị giá vẫn giao dịch quanh đáy tháng 1-2022 và tháng 6-2021. Xu hướng ngắn hạn của các chỉ số vẫn duy trì ở mức giảm.

BÔNG MAI

Video liên quan

Chủ Đề