Vì sao đặt tên nước là vạn xuân

Lý Nam Đế là người lãnh đạo nhân dân đánh đuổi quân Lương thành công, lên ngôi hoàng đế, lập nên nước Vạn Xuân

Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí, sinh năm 503, mất năm 548. Ông là người làng Thái Bình, phủ Long Hưng. Theo một số sử gia, địa danh này nằm giữa Thạch Thất và thị xã Sơn Tây [Hà Nội] ngày nay.

Lý Bí đã từng làm quan cho bộ máy đô hộ nhà Lương. Tuy nhiên, hàng ngày tiếp xúc với chính sách cai trị tàn bạo của bộ máy đô hộ nhà Lương đối với người dân, khiến khắp nơi oán thán, vốn là người yêu cái ngay, ghét điều gian, Lý Bí không chịu khom lưng, quỳ gối, làm ngơ trước sự tàn ác ấy của giặc để hưởng vinh hoa, phú quý riêng mình, ông bèn bỏ quan về quê chiêu binh mãi mã hòng chống lại chính quyền đô hộ.

Lý Nam Đế trên trang bìa tuyển tập “Những vị vua hiền” do NXB Kim Đồng ấn hành

Tên tuổi Lý Bí chẳng mấy chốc vang dội khắp non sông, anh hùng hào kiệt theo về ngày càng đông, trong số đó có cả cha con Triệu Quang Phục [người sau này trở thành Triệu Việt Vương]. Thanh thế của nghĩa quân Lý Bí vì vậy mỗi ngày một lớn mạnh.

Năm 541, Lý Bí chính thức phát lệnh đánh đuổi quân Lương. Quan phương Bắc đô hộ nước ta bấy giờ là Tiêu Tư đánh trận nào thua trận đó, liệu sức đánh không nổi, bèn bỏ chạy về Quảng Châu. Từ đó, Lý Bí làm chủ toàn bộ vùng đất phía Bắc nước ta, dọn vào thành Long Biên ở.

Vẫn còn làm chủ vùng đất phía Nam nước ta, vua nhà Lương bèn liệu kế xua thêm quân tiếp ứng, hai mặt đánh vào vùng đất mà Lý Bí đang làm chủ. Tuy nhiên, liệu việc như thần, Lý Bí đã đoán định được chủ ý của nhà Lương, bèn chủ động giải phóng vùng đất phía Nam trước khi nhà Lương kịp đem quân tiến đánh. Lực lượng nhà Lương ở phía Nam nước ta nhanh chóng bị Lý Bí dẹp tan. Lý Bí làm chủ toàn bộ vùng đất của người Việt từ đó.

Chưa nguôi ngoai với việc để vuột mất mảnh đất của người Việt, vua Lương bèn sai Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng sang đánh Lý Bí. Hai tướng giặc này liệ sức không đánh lại với Lý Bí, nên chùng chình chưa dám đánh. Sau, vì bị thúc ép quá, nên Quýnh, Hùng đành phải tiến quân. Quả nhiên, chưa kịp tiến vào đất Việt, quân của nhà Lương đã bị Lý Bí đánh phủ đầu ngay trên đất Hợp Phố [nay thuộc Quảng Châu – Trung Quốc]. Quân nhà Lương bại trận thê thảm, bị giết quá nửa, hoảng sợ rút chạy tán loạn. Lý Bí làm chủ thêm cả phần đất Hợp Phố.

Sau khi bình định tiếp vùng đất phía Nam, đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. Nước ta có tên là Vạn Xuân từ ngày ấy.

Sau này, nhà Lương tiếp tục cho quân sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế bị thua, phải giao toàn quyền cho Triệu Quang Phục điều hành việc đánh giặc cứu nước, rút chạy và ốm chết ở nơi trú tránh quân Lương.

Tuy chỉ ở ngôi được 5 năm, nhưng Lý Nam Đế đã để lại trên dòng sử Việt Nam một trang chói lọi. Cảm ơn đức lớn của ông, nhân dân đặt đền thờ ông ở nhiều nơi, hậu thế lại dùng tên ông để đặt cho nhiều đường phố ở các đô thị lớn. Ở Hà Nội, tên ông được dùng để đặt cho con phố nối giữa đường Phan Đình Phùng và đường Trần Phú.

Nguyễn Tào

Câu hỏi: Trình bày khởi nghĩa Lý Bí? Tại sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình [Sơn Tây].

-Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ.

-Sau 3 tháng từ khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên [nay là Bắc Ninh] bỏ chạy về Trung Quốc.

-Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu.

-Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. Khởi nghĩa Lý Bí có kết quả tốt đẹp.

Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân vì:

Vạn Xuân có ý nghĩa: Vạn là con số biểu thị cho sự lâu dài, trường tồn, xuân là mùa xuân cũng có thể hiểu là năm.

=> Lý Bí đặt têt nước là Vạn Xuân với mong muốn:

-Đất nước có thể tồn tại, độc lập dài lâu

-Người dân có thể vui vẻ, có hàng vạn mùa xuân - mùa khởi đầu của năm, cây cối đâm chồi nảy lộc, bà con hân hoan.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về khởi nghĩa Lý Bí nhé:

1. Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa

- Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia chia nước ta thành: Giao Châu [đồng bằng và trung du Bắc Bộ], Ái Châu [Thanh Hóa], Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu [Nghệ An - Hà Tĩnh], Hoàng Châu [Quảng Ninh].Chúng thực hiện chính sách phân biệt đối xử với người Việt, nhân dân phải chịu tô thuế nặng nề khiến đời sống dân khổ cực.

-Nhà Lương chia nhỏ nước ta thành các châu để dễ cai trị, các chức vụ quan trọng được những người thuộc tôn thất nhà Lương hoặc những người trong dòng họ lớn nắm giữ, còn người Việt chỉ giữ những chức vụ nhỏ, không được tham gia vào việc cai quản.

- Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư thực hiện những chính sách cai trị hết sứctàn bạo, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

=>Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa của Lý Bí.

2. Kết quả của cuộc khởi nghĩa Lý Bí là gì?

Sau khi đánh bại quân Lương giành được thắng lợi hoàn toàn, năm 544, Lý Bí lên ngôi làm hoàng đến lấy tên là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng kinh đô tại cửa sông Tô Lịch.
Lý Nam Đế xây dựng triều đình mới với 2 ban: ban văn và ban võ. Ban võ do Phạm Tu đứng đầu, ban văn do Tinh Thiều. Đây được coi là 2 cánh tay đắc lực giúp vua cai quản mọi việc.

3. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lý Bí

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí kết thúc thắng lợi và mang lại ý nghĩa vô cùng to lớn:

- Ý nghĩa lớn nhất của cuộc khởi nghĩa Lý Bí là nước Vạn Xuân được thành lập, có nhà nước riêng, chế độ cai trị tự chủ, đưa đất nước thoát khỏi ách thống trị của nhà Lương.

-Cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân.

-Sự chỉ huy tài tình của Lý Bí và các tướng lĩnh, tinh thần anh dũng chiến đấu của nghĩa quân.

-Quân ta luôn trong thế chủ động đánh giặc, có sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc khởi nghĩa.

-Nghĩa quân luôn giành được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân, sự đoàn kết trong toàn quân, giữ quân và dân.

4. Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ?

Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, mùa xuân năm 544,Lý Bílên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửasông Tô Lịch, đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn võ.

Tại sao Lý Bí lại đặt tên nước là Vạn Xuân? Theo em những việc làm của Lý Bí đem lại ý nghĩa gì ?

Đối với các định nghĩa khác, xem Vạn Xuân [định hướng].

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết. [tháng 11/2021]

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây. [tháng 11/2021]

Vạn Xuân [萬春] là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương, sau khi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương, Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên thành, tại làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Tiền Lý triều/Nhà Tiền Lý

Tên bản ngữ

544–602

Lãnh thổ nước Vạn Xuân của nhà Tiền Lý

Thủ đôCửa Sông Tô Lịch [544-548] Long Uyên [550-602]Ngôn ngữ thông dụngTiếng ViệtChính trịChính phủChế độ quân chủHoàng Đế 

• 544–548

Lý Nam Đế [đầu tiên]

• 548-571

Triệu Việt Vương

• 571-602

Lý Phật Tử [cuối cùng] Lịch sử 

• Lý Nam Đế xưng đế

544

• Triệu Việt Vương xưng vương

548

• Lý Phật Tử giành ngôi Triệu Việt Vương

571

• Hậu Lý Nam Đế đầu hàng nhà Tùy

602 Kinh tếĐơn vị tiền tệĐồng
Tiền thân Kế tục
Bắc thuộc lần 3
Chế độ quân chủ
Hiện nay là một phần củaLào
Việt Nam
Trung QuốcTên gọi Việt Nam
Bản mẫu chính
Sinh vật định danh
2879–2524 TCN Xích Quỷ
2524–258 TCN Văn Lang
257–179 TCN Âu Lạc
204–111 TCN Nam Việt
111 TCN–40 CN Giao Chỉ
40–43 Lĩnh Nam
43–203 Giao Chỉ
203–544 Giao Châu
544–602 Vạn Xuân
602–679 Giao Châu
679–757 An Nam
757–766 Trấn Nam
766–866 An Nam
866–967 Tĩnh Hải quân
968–1054 Đại Cồ Việt
1054–1400 Đại Việt
1400–1407 Đại Ngu
1407–1427 Giao Chỉ
1428–1804 Đại Việt
1804–1839 Việt Nam
1839–1945 Đại Nam
1887–1954 Đông Dương
[Bắc/Trung/Nam Kỳ]
từ 1945 Việt Nam
Lịch sử Việt Nam
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vạn Xuân.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vạn_Xuân&oldid=68473137”

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề